Ðằng sau việc đại gia Thái Lan thâu tóm doanh nghiệp Việt

17/08/2018 08:19
Hàng loạt thương vụ rót vốn khủng của nhiều ông chủ các tập đoàn lớn nhất Thái Lan vào các doanh nghiệp (DN) Việt thời gian gần đây cho thấy hệ thống phân phối quy mô lớn của Việt Nam có nguy cơ rơi vào tay các DN Thái Lan. Chuyên gia cảnh báo, DN trong nước sẽ khó phát triển khi bị khống chế kênh phân phối.

Năm 2016 đáng nhớ với thị trường bán lẻ Việt Nam. Chỉ trong vài tháng, tập đoàn TCC Holding của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi, một trong 3 người giàu nhất Thái Lan, tuyên bố hoàn tất việc thâu tóm toàn bộ Metro Việt Nam và sau đó là Big C đánh dấu việc đặt chân sâu hơn của người Thái trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ của Việt Nam.

Ngày 7/1/2016, Tập đoàn bán lẻ Metro AG của Đức phát đi thông báo về việc hoàn tất bán công ty chuyên bán buôn Metro Cash & Carry Việt Nam cho tập đoàn TCC Holdings của Thái Lan sau 14 năm gia nhập thị trường Việt Nam. Để sở hữu 19 siêu thị và nhiều bất động sản có liên quan của Metro Việt Nam, tỷ phú người Thái Lan đã chi tổng cộng 655 triệu euro (tương đương 16.000 tỷ đồng thời điểm đó). Sau một năm về tay ông chủ người Thái, hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam chính thức đổi tên thành MM Mega Market.

Điều đáng nói, trước khi mua Metro Việt Nam, một công ty con của tập đoàn TCC là Berli Jucker (BJC) cũng đã gián tiếp sở hữu 64,55% lợi ích của Phú Thái Group, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng của Việt Nam, thông qua việc sở hữu 65% cổ phần của Công ty CP Thái An Việt Nam, đơn vị trực tiếp sở hữu hơn 99% cổ phần của Phú Thái Group. Cùng với việc thâu tóm Phú Thái, Metro, mua lại cổ phần của đối tác Nhật Bản trong chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart và sau đó đổi tên thành B’smart, BJC không giấu tham vọng thúc đẩy ngày càng nhiều hơn trong việc gia tăng kiểm soát thị phần trong lĩnh vực phân phối - bán lẻ tại Việt Nam.

Chỉ hơn ba tháng sau khi Metro Việt Nam về tay người Thái, cuối tháng 4/2016, tập đoàn bán lẻ của Thái Lan Central Group công bố hoàn tất mua chuỗi bán lẻ siêu thị Big C Việt Nam với 33 siêu thị cùng 10 cửa hàng thực phẩm tiện lợi và trang thương mại điện tử Cdiscount.vn từ tập đoàn Casino (Pháp) với giá 1,1 tỷ USD.

Thâu tóm từ phân phốiđến sản xuất

Cuối năm 2017, tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi “rút ví” gần 5 tỷ USD để mua lại 53,59% vốn tại Tổng Công ty Bia, Rượu, Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), doanh nghiệp có hệ thống phân phối và hiệu quả kinh doanh cao nhất ngành bia rượu Việt Nam. Đây là một cú sốc với không ít doanh nghiệp trong ngành bia rượu.

Đến đầu năm 2018, The Nawaplastic Industries (thuộc Tập đoàn SCG của Thái Lan), cổ đông đang sở hữu trên 50% vốn tại Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP), thông báo đã mua thêm để nâng tỷ lệ sở hữu tại Nhựa Bình Minh lên trên 54%.

Tổng tiền đầu tư của Tập đoàn SCG vào các DN Việt hiện lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Số lượng DN Việt thuộc sở hữu và nắm quyền chi phối của SCG lên tới trên 20 đơn vị. Đặc biệt, các DN mà SCG sở hữu đều là các DN có máu mặt trong ngành sản xuất nhựa gia dụng, bao bì như Liên doanh Việt - Thái Plastchem, Công ty Nhựa và Hóa chất TPC Vina, Công ty Chemtech và Công ty Vật liệu nhựa Minh Thái... Cuối tháng 5 vừa qua, Tập đoàn SCG cũng hoàn tất ký hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), để mua nốt 29% cổ phần còn lại tại Nhà máy lọc Hóa dầu Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) với giá trị 2.052 tỷ đồng. Đợt ký kết mới đây chính thức đánh dấu việc thâu tóm hoàn toàn 100% dự án.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, hiện các doanh nghiệp FDI bán lẻ đã chiếm lĩnh 70% thị phần các cửa hàng tiện lợi, 17% các siêu thị và trung tâm thương mại, 15% đối với các siêu thị mini, 50% qua các hình thức bán hàng trực tuyến như qua điện thoại, truyền hình.


Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
26 phút trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
23 phút trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
6 phút trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng thứ hai liên tiếp
2 giờ trước
Giá vàng thế giới hướng đến tuần tăng giá thứ hai liên tiếp nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kích thích của Trung Quốc và hy vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất. Bên cạnh đó, giá bạc cũng vượt mốc 30 USD/ounce chạm mức cao nhất trong 11 năm.
Sầu riêng mini giá rẻ bèo đổ bộ chợ Việt
3 giờ trước
Loại sầu riêng mini chỉ khoảng 3 lạng/quả đang được rao bán nhiều với giá chỉ từ 50.000 đồng/quả.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.