ĐBQH lấy văn hóa đọc của người Nhật, Hàn, Thái nói chuyện đọc của học sinh Việt

05/11/2019 15:47
Thảo luận tại hội trường xung quanh Dự thảo Luật Thư viện, Đại biểu Quốc hội Lâm Đình Thắng đoàn TP Hồ Chí Minh dẫn chuyện đọc sách của người Hàn, người Nhật, người Thái để nói về những khó khăn của học sinh Việt Nam trong việc đọc.

Theo ông Thắng, thư viện tại các cơ sở giáo dục có tầm quan trọng bậc nhất, có thể tạo nên văn hóa đọc, góp phần xây dựng nhân cách cho thanh thiếu nhi và con người Việt Nam.

"Nhiều nước trên thế giới đầu tư rất mạnh cho thanh thiếu niên trong cơ sở giáo dục. Nhật Bản ban hành luật Thư viện từ năm 1953. Hàn Quốc ban hành luật thư viện trường học năm 1963, bắt buộc mọi trường học phải có thư viện. Một nghiên cứu chỉ ra rằng luật thư viện của Nhật Bản, Hàn Quốc tác động lớn đến thành tích hoạt động của học sinh các nước này", Đại biểu Thắng chia sẻ.

Trong khi đó, tại Đông Nam Á, Malaysia mỗi năm chi 300 triệu USD để mua sách, trong đó có 1/3 số tiền này là kinh phí đầu tư sách cho trường học. Tại Thái Lan, đầu tư sách cho trường học rất cao giúp cho ngành xuất bản nước này đạt doanh số 650 triệu USD, gấp hơn 3,6 lần Việt Nam trong khi dân số của họ chỉ bằng 2/3.

Theo ông Thắng, các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển, từ nhiều năm trước, đều đã có tầm nhìn chiến lược rất chú trọng và đầu tư cho việc đọc, hình thành văn hóa học cho người dân và thanh thiếu nhi. Trong khi đó, thư viện ở cơ sở giáo dục Việt Nam chưa được đầu tư tương xứng.

"Nhiều đơn vị xem thư viện là trái tim của trường học nhưng nhiều đơn vị lại không quan tâm tới phát triển thư viện trong trường học. Có trường bố trí thư viện ở lầu cao nhất hoặc cạnh nhà vệ sinh, không thể phù hợp cho trẻ em đọc sách và tìm thấy sự hứng thú với hoạt động thư viện" vị đại biểu đoàn TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Nói về chuyện đọc ở Việt Nam, ông Thắng cho rằng kinh phí đầu tư ngân sách hàng năm chưa phục vụ nhu cầu. Trung bình, thư viện tiểu học được cấp 8 triệu đồng/năm, không thể đáp ứng được nhu cầu của các em.

Ở nhiều trường học Việt Nam, thư viện chủ yếu được dùng để bán sách giáo khoa, bán dụng cụ học tập. Cán bộ thư viện cơ sở giáo dục hiện nay không có chính sách đảm bảo cuộc sống, tạo động lực nghề nghiệp như không có chế độ thâm niên, phụ cấp đứng lớp. Rất nhiều trường bố trí cán bộ thư viện là giáo viên kiêm nhiệm, giáo viên đứng tuổi, không còn đảm bảo điều kiện đứng lớp.

"Xin đưa ra ví dụ để so sánh. Luật thư viện trường học tại Nhật Bản và Hàn Quốc được ban hành trước đây nửa thập kỷ đều gọi cán bộ thư viện là giáo viên thủ thư và khẳng định vai trò thư viện và giáo viên thủ thư là cực kỳ quan trọng đối với nên giáo dục. Dự thảo luật thư viện hiện hành là bước tiến lớn về đầu tư và tư duy trong phát triển văn hóa đọc của nước ta", ông Thắng chia sẻ và kỳ vọng luật Thư viện được ban hành không chỉ phát triển các cơ sở giáo dục hữu hình mà còn tạo văn hóa đọc của người Việt Nam, từ đó nâng cao dân trí, phát triển nhân cách cho học sinh Việt.

Đưa ra 4 đề suất, ông Thắng cho rằng luật cần bổ sung quy định đưa tiết đọc sách gắn với thư viện vào chương trình học chính; cần yêu cầu tổ chức đọc sách thư viện, đảm bảo tất cả học sinh đều phải đọc; kiến nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội giám sát nguồn chi cho thư viện và kiến nghị nghiên cứu xây dựng Luật Thư viện trường học trên nền tảng của Luật Thư viện.

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thư viện.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 7, dự thảo luật mới được đánh giá là có nhiều những thay đổi để phù hợp hơn với đòi hỏi của cuộc sống và nâng cao văn hóa đọc của người Việt. Việc phân biệt thư viện và các phòng độc cơ sở và các dạng tương tự cũng đã được tiếp thu để sửa đổi.

Bên cạnh thư viện công cộng và thư viện trong trường học, luật cũng đã điều chỉnh các quy định với thư viện tư nhân - bao gồm cả thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam. Thư viện tư nhân cũng được nhà nước hỗ trợ nếu đáp ứng tiêu chí "phục vụ cộng đồng không vì mục tiêu lợi nhuận".

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
57 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
42 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
10 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
6 phút trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
17 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
18 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
19 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.