Để tránh xảy ra lây nhiễm hàng nghìn người tại các nhà máy, IFC khuyến cáo doanh nghiệp phải rà soát chính sách quản lý nhân sự

24/03/2020 09:03
Các nhà máy cần rà soát các chính sách quản lý nhân sự, bao gồm quy trình nghỉ phép, nghỉ ốm và khuyến khích nhân viên báo cáo tình trạng sức khỏe của mình ngay khi có dấu hiệu ốm/sốt để có những biện pháp y tế can thiệp kịp thời.

Đối với các nhà máy sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, chỉ cần lơ là cảnh giác trong đại dịch cúm Covid-19 có thể chỉ 1 người sẽ làm hàng nghìn người phải cách ly. Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần khẩn trương lên kế hoạch đảm bảo sản xuất và bảo vệ sức khoẻ người lao động.

Tài liệu hướng dẫn phòng, tránh dịch Covid-19 dành cho các nhà máy được phát triển bởi Chương trình Better Work Vietnam do Công ty tài chính quốc tế IFC và tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức đã đưa ra một số lời khuyên nhằm đảm bảo các nhà máy tuân thủ các tiêu chuẩn lao động.

Để tránh xảy ra lây nhiễm hàng nghìn người tại các nhà máy, IFC khuyến cáo doanh nghiệp phải rà soát chính sách quản lý nhân sự - Ảnh 1.

Báo cáo của IFC và ILO

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi cung cấp ăn trưa hoặc ăn tối cho người lao động tại nơi làm việc?

Doanh nghiệp cần tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo chất lượng và vệ sinh đồ ăn để giảm thiểu rủi ro. Đối với nhân viên làm việc tại nhà ăn, phải sử dụng dao và thớt riêng cho thức ăn sống và chín, rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi nấu, không sử dụng thịt từ động vật bị bệnh hoặc chết vì dịch bệnh. Đặc biệt, tại các vùng có các ca nhiễm virus được phát hiện, phải đảm bảo thức ăn được chuẩn bị và nấu kỹ trước khi cung cấp cho cán bộ công nhân viên.

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi tổ chức đưa đón công nhân bằng xe buýt ?

Môi trường trên xe buýt công cộng tiềm ẩn nhiều rủi ro tiếp xúc gần. Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo với người điều khiển xe công cộng. Doanh nghiệp khi tổ chức đưa đón công nhân bằng xe buýt hoặc thuê đơn vị dịch vụ đưa đón công nhân bằng xe buýt cần thực hiện theo khuyến cáo này.

Theo đó, doanh nghiệp cần theo dõi sức khỏe của người lái xe buýt, cung cấp trang thiết bị cần thiết trong thời gian làm việc, đưa ra các quy định về thực hành vệ sinh trên xe.

Theo dõi chặt chẽ người đến từ vùng dịch

Trong trường hợp doanh nghiệp có người lao động hoặc quản lý nhà máy đến từ hoặc đi qua các vùng dịch hoặc nước ngoài trong vòng 14 ngày trước khi nhập cảnh vào Việt Nam mà chưa được cách ly thì phải thông báo ngay với cơ quan y tế địa phương để cách ly và theo dõi những người có tiếp xúc gần với những người này.

Sử dụng khẩu trang để hạn chế lây nhiễm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng khẩu trang có thể hạn thế việc lây các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng khẩu trang không thể giúp ngăn chặn hoàn toàn việc lây nhiễm virus Covid-19 mà phải kết hợp với các biện pháp vệ sinh khác như rửa tay bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc gần (khoảng cách tối thiểu 1 mét) giữa bản thân và người xung quanh.

Theo khuyến nghị của IFC, Doanh nghiệp ngành dệt may và da giầy thường trang bị cho người lao động khẩu trang vải trong quá trình làm việc tại nhà máy. Tuy nhiên, khẩu trang cần phải được giặt và phơi khô thường xuyên. Nếu đeo khẩu trang không vệ sinh sẽ phản tác dụng bởi hơi ẩm và bụi bẩn tích tụ lâu ngày ở mặt trong của khẩu trang sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn và virus phát triển.

Rà soát các chính sách quản lý nhân sự

Theo khuyến nghị, Ban lãnh đạo Doanh nghiệp cần trao đổi với Ban chấp hành Công đoàn, từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp trong việc truyền thông về dịch virus 2019-nCoV đến toàn bộ công nhân viên để giảm thiểu rủi ro gián đoạn các hoạt động sản xuất. Các khuyến nghị được đưa ra như sau:

Ban lãnh đạo cử Cán bộ phụ trách hoặc thành lập Nhóm phụ trách y tế để triển khai và điều phối các hoạt động phòng, chống dịch virus Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, bao gồm việc nâng cao vệ sinh nơi làm việc, cung cấp sản phẩm và dung dịch rửa tay, tăng cường vệ sinh các khu vực công cộng, đẩy mạnh truyền thông tới cán bộ công nhân viên về việc ngăn ngừa lây nhiễm virus, thực hành các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, nâng cao vệ sinh cá nhân tại công sở, và kiểm tra sức khỏe đối với cán bộ công nhân viên và khách làm việc tại nhà máy.

Rà soát các chính sách quản lý nhân sự, bao gồm quy trình nghỉ phép, nghỉ ốm và khuyến khích nhân viên báo cáo tình trạng sức khỏe của mình ngay khi có dấu hiệu ốm/sốt để có những biện pháp y tế can thiệp kịp thời.

Đảm bảo toàn bộ nhân viên được hưởng chế độ chăm sóc y tế tại nơi làm việc và chi phí do bảo hiểm y tế chi trả, bao gồm cả trường hợp nhân viên làm thêm giờ.

Lập kế hoạch bổ nhiệm người phụ trách tạm thời trong trường hợp Cán bộ lãnh đạo hoặc Quản lý cấp cao vắng mặt.

Để công tác truyền thông hiểu quả, Ban lãnh đạo Doanh nghiệp nên trao đổi với công đoàn và đại diện của người lao động để xây dựng quy trình truyền thông các biện pháp phòng tránh dịch tại nhà máy, bao gồm việc xử lý bệnh viêm đường hô hấp, kiểm tra sức khỏe tại cổng ra vào đối với công nhân viên và khách làm việc tại nhà máy.

Để tránh xảy ra lây nhiễm hàng nghìn người tại các nhà máy, IFC khuyến cáo doanh nghiệp phải rà soát chính sách quản lý nhân sự - Ảnh 3.

Tin mới

Mẫu SUV nhỏ gọn của Honda sắp có thêm phiên bản "tiết kiệm xăng", giá bao nhiêu?
7 giờ trước
Honda HR-V chuẩn bị bổ sung thêm một biến thể hybrid giá rẻ.
Giá vé máy bay tăng cao, thuế phí đang được tính ra sao?
6 giờ trước
Trong cơ cấu giá vé máy bay chỉ có 2 mục là các hãng hàng không thu hộ Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là Phục vụ hành khách và Bảo đảm an ninh hành khách, hành lý
IVIE - Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến toàn dân
6 giờ trước
Ngày 13/4/2024 vừa qua, IVIE – Bác sĩ ơi: Ứng dụng chăm sóc sức khỏe trực tuyến toàn dân được Hội đồng Bình chọn chung tuyển trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 với lĩnh vực: Y tế, chăm sóc sức khỏe. Giải thưởng này là sự ghi nhận của hội đồng chuyên môn cho ứng dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Giá rẻ bậc nhất thị trường, phân khúc xe này đang ngày càng được lòng khách Việt: Đều đặn có model mới chào sân mỗi năm, các ‘ông lớn’ đều coi là chủ lực
5 giờ trước
Từ chỗ chỉ có 1,2 model với doanh số khiêm tốn, SUV đô thị phân khúc A đang chứng kiến ngày càng nhiều model cạnh tranh quyết liệt.
Xe điện Trung Quốc 'đánh sập' thị trường Thái Lan: Bài học cảnh tỉnh trước dòng lũ ô tô điện giá rẻ
5 giờ trước
Thị trường xe điện Thái Lan bất ngờ suy giảm và trở nên khó dự đoán sau khi hàng loạt thương hiệu Trung Quốc tiếp cận và kích động cuộc chiến dìm giá.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.