Để Việt Nam có nhiều tỷ phú USD: Tỷ phú từ lĩnh vực nông nghiệp, tại sao không? (Bài 5)

15/05/2024 08:56
Việt Nam đã có 6 tỷ phú USD trong danh sách tỷ phú thế giới, song nếu so với các nước trong khu vực châu Á, cụ thể là Ấn Độ thì số lượng tỷ phú còn quá khiêm tốn. Đặc biệt, Việt Nam đứng top đầu thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, tiêu, thuỷ sản..., nhưng đến nay chưa có tỷ phú nào từ nông nghiệp.

Nghị quyết 66 /NQ-CP của Chính phủ mới đây về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới đã đặt mục tiêu, Việt Nam sẽ có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú USD thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn. 

Là một nước xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng năm đạt 50-55 tỷ USD, trong đó nhiều mặt hàng như lúa gạo, rau củ, cà phê, tôm, cá tra, đồ gỗ... có kim ngạch đạt từ 3-5 tỷ USD. Vậy tới đây, liệu sẽ xuất hiện những tỷ phú USD trong lĩnh vực nông nghiệp?

Thế giới đã có nhiều doanh nghiệp nông nghiệp vốn hóa tới hàng trăm tỷ USD

Với nhiều người Việt Nam, thường hay có quan niệm làm nông nghiệp là nghèo hoặc nghèo mới phải đi làm nông nghiệp, song câu chuyện này trên thế giới lại khác. Trên thế giới, hiện có nhiều doanh nghiệp nông nghiệp vươn tới tầm đa quốc gia với số vốn thực tế, chứ không phải vốn hóa lên tới cả trăm tỷ USD. Đơn cử như Tập đoàn Syngenta có trụ sở tại Basel (Thụy Sỹ) năm 2017 đã được Tập đoàn Hóa chất Trung Quốc (ChemChina) mua lại với số tiền lên tới 43 tỷ USD. Tập đoàn này hiện hoạt động ở hơn 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Việt Nam với nền tảng cốt lõi là công nghệ hạt giống và cung cấp các giải pháp canh tác nông nghiệp. 

Thống kê cho thấy mỗi năm, khoảng 10 triệu hécta cây trồng được bảo vệ bằng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật của Syngenta và khoảng 300.000 hécta ngô, lúa và rau được trồng bằng hạt giống của công ty và hàng triệu người được bảo vệ khỏi các dịch bệnh thông qua các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Một năm sau- năm 2018, Tập đoàn Bayer của Đức cũng thực hiện một thương vụ gây choáng váng trên thế giới khi mua lại Tập đoàn Monsanto của Mỹ với giá trị lên tới 63 tỷ USD để trở thành công ty cung cấp hạt giống, thuốc trừ sâu và cây trồng biến đổi gen lớn nhất thế giới. Thương vụ này cũng đã nâng tầm cho Tập đoàn Bayer trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, từ đó hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả và bền vững hơn vì quyền lợi của hành tinh xanh và khách hàng.

Đánh giá về tiềm năng phát triển nông nghiệp của Việt Nam, ông ĐặngVăn Bảo - Chủ tịch CropLifeViệt Nam nhận định: Việt Nam đang nổi lên như một địa điểm quan trọng trong bức tranh toàn cầu về lương thực và thực phẩm. Rất nhiều chủ trương và chiến lược quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững đã được Chính phú Việt Nam đưa ra và áp dụng trong thời gian qua, trong đó sự đổi mới trong nông nghiệp được xác định là yếu tố cốt lõi, với sự chuyển đổi từ việc tập trung chỉ vào năng suất sang việc ưu tiên chất lượng, gia tăng giá trị, hiệu quả, và sự thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là những động lực và nền tảng quan trọng đối với sự tham gia và đóng góp của các đối tác trong chuỗi giá trị, trong đó có CropLife.

Hay tập đoàn Nestle' hiện cũng trở thành gã khổng lồ trong lĩnh vực nông nghiệp với giá trị cốt lõi là chế biến cà phê, phát triển vùng trồng cà phê và cung cấp các giải pháp canh tác cà phê cho bà con nông dân. Không chỉ có những gã "siêu" khổng lồ như Syngenta, Bayer, Nestle' nhìn sang ngay khu vực châu Á hiện nay cũng có khá nhiều doanh nghiệp nông nghiệp đạt giá trị tới cả hàng chục tỷ USD như Tập đoàn chăn nuôi C.P của Thái Lan hay mới đây nhất, Tập đoàn CJ của Hàn Quốc bên cạnh việc kinh doanh điện ảnh cũng "nhảy" sang lĩnh vực chăn nuôi. Tương tự, rất nhiều Tập đoàn lớn cũng "trưởng thành" từ lĩnh vực nông nghiệp như NewHope, SunVina, GreenFeed....

Bức tranh các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam ngày càng sáng sủa

Trong nước hiện nay, cũng đã xuất hiện khá nhiều càng doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp với tốc độ phát triển khá tốt và bền vững. Mặc dù chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, nhưng Tập đoàn TH với thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK đã phát triển tới hơn 200 dòng sản phẩm đồ uống khác nhau. Tập đoàn này đã đầu tư 1,2 tỷ USD vào khu chăn nuôi bò sữa công nghiệp tập trung tại Nghệ An và hiện cũng đang đầu tư hàng tỷ USD tại các dự án chăn nuôi khác trên cả nước. Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đạt doanh số kinh doanh mỗi năm từ 36.000-40.000 tỷ USD (xấp xỉ 2 tỷ USD) và là công ty có vốn hóa lớn trên thị trường chứng khoán, lọt vào tốp cổ phiếu Bulue chip.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng xuất hiện hàng loạt tên tuổi lớn như Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Biển Đông, Seefood... Các doanh nghiệp ở mức dưới tỷ USD cũng không ít như PAN, Vinaseed, Intermex, Doveco... đều đã vượt tầm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam khi hàng năm xuất khẩu tới hàng trăm triệu USD.  Hay các doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa như Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Thủy sản Việt Nam... đều đạt giá trị vốn hóa lớn trên sàn chứng khoán.

Gần đây nhất, cũng xuất hiện các doanh nghiệp "lai" nông nghiệp có giá trị lớn như Hòa Phát, Thagri, HAGL... với nền tảng kinh doanh là chăn nuôi, trồng cây ăn quả.

Theo nhận định của một số chuyên gia, tiềm năng để gia tăng giá trị nông nghiệp Việt Nam vẫn còn khá lớn và chúng ta nên tập trung vào đầu tư cho chuỗi công nghiệp chế biến sâu để tạo ra giá trị cao hơn nữa. Bên cạnh đó, là việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, nên việc xuất hiện những doanh nghiệp tỷ USD, những tỷ phú USD trong nông nghiệp không phải là điều quá khó khăn.

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: "Nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện chịu giá thấp so với mức bình quân của thế giới, nông sản xuất khẩu chủ yếu chưa qua chế biến, doanh nghiệp trong nước chưa có sự kết nối trong khi doanh nghiệp nước ngoài lấn sân thị trường nội địa. Điều đó cho thấy, tiềm năng của ngành này sẽ tiếp tục được khai phá và phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới khi được sự quan tâm đúng mức của chính phủ và sự đồng hành, gắn kết của các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị nông nghiệp".

Không nên quá quan trọng câu chuyện tỷ phú

Trao đổi với PV Dân Việt về vấn đề trên, ông Gabor Fluit, Tổng Giám đốc châu Á Tập đoàn De Heus (Hà Lan), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam nhận định, nếu nhìn vào danh sách tỷ phú toàn cầu, thì lĩnh vực nông nghiệp không có nhiều. Có thể ban đầu, các doanh nhân có đầu tư vào nông nghiệp, sau đó dần dần mở rộng lĩnh vực đầu tư. 

Ví dụ Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc, khởi đầu vào năm 1938 là từ nông nghiệp, họ kinh doanh rau và mì do họ tự sản xuất. Sau đó họ mở nhà máy lọc đường, rồi mở rộng sang dệt may, xây dựng và nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm, bất động sản, công nghiệp điện tử… Nhờ mở rộng nhiều lĩnh vực khác nhau, Samsung trở thành tập đoàn toàn cầu, cơ hội trở thành tỷ phú USD trở nên dễ dàng.

"Nhưng theo tôi, chuyện trở thành tỷ phú hay không thực sự không quan trọng, bởi vì tỷ phú thì cũng chỉ là trên giấy, hiếm tỷ phú nào có tiền mặt ở trong ngân hàng mà chủ yếu là giá trị cổ phiếu của họ. Đặc biệt, đối với Việt Nam – một nền kinh tế nông nghiệp thì cần nhiều doanh nghiệp phát triển đúng hướng, bền vững" - ông Gabor nói.

Theo ông Gabor, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong nhóm này có thể có những doanh nghiệp lớn hơn – họ là "đầu tàu", đem lại giá trị khác biệt nhờ áp dụng công nghệ cao, cung cấp những dịch vụ đa dạng mà doanh nghiệp khác không có và hình thành được những chuỗi liên kết. Từ chuỗi liên kết này, kéo theo nhiều doanh nghiệp khác thành công. Thực tế là hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp thành công.

"Đối với tôi, việc có 100, hay 1.000 doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực nông nghiệp quan trọng hơn so với việc có 1-2 tỷ phú nông nghiệp. Điều cần làm hiện nay là người đứng đầu các doanh nghiệp nông nghiệp cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy liên kết chuỗi, áp dụng công nghệ thông tin… Việt Nam hiện đang sở hữu nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và có khát vọng, nguồn nhân lực này sẽ có đóng góp lớn cho nông nghiệp thời gian tới" - ông Gabor nhận định.

Hiện nay, Tập đoàn De Heus đang phối hợp với các doanh nghiệp chăn nuôi, đối tác lớn xây dựng chuỗi liên kết DHN, tập trung phát triển các dự án chăn nuôi công nghệ cao, nhà máy giết mổ, nhà máy sản xuất con giống gia cầm, giống lợn, nhà máy thức ăn chăn nuôi... Dự kiến đến năm 2030, chuỗi liên kết này sẽ tạo ra giá trị doanh thu hơn 2 tỷ USD. 

Ông Gabor cho biết, việc phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi của DHN đang có sự tham gia của rất nhiều trang trại chăn nuôi lớn. Từ việc tăng giá trị sản phẩm của chuỗi liên kết, sẽ thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia, đáp ứng được nhu cầu phát triển trong tương lai như phục vụ xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc, phát triển bền vững… "Các doanh nghiệp thành viên chuỗi cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về giảm phát thải khí nhà kính. Đây là thử thách lớn nhưng khi tham gia chuỗi, chúng tôi sẽ giúp đỡ nhau, cùng nhau phát triển, thành công" - ông Gabor khẳng định.

Điểm yếu nhất của doanh nghiệp nông nghiệp là khả năng quản trị 

Là một doanh nghiệp tư nhân trong nước chuyên sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực cà phê, hạt tiêu, gia vị, đến hết năm 2023 Công ty Cổ phần Phúc Sinh ghi nhận doanh thu hợp nhất hơn 300 triệu USD (khoảng 6.500 tỷ đồng). Phúc Sinh cũng đã được một quỹ đầu tư từ châu Âu định giá 320 triệu USD vào năm 2023.

Ông Phan Minh Thông - Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh tự tin với hơn 100 thị trường xuất khẩu, cộng với công ty đã có thế mạnh về đường hướng kinh doanh thì việc mở rộng quy mô thời gian tới là điều nằm trong tầm tay. 

"Bên cạnh việc rót vốn đầu tư vào Phúc Sinh để xây dựng 2 nhà máy cà phê lớn, quỹ ngoại đến từ Đức còn hỗ trợ Phúc Sinh về định hướng nông nghiệp phát triển bền vững, xây dựng danh tiếng cho thương hiệu, từ đó tạo tiền đề để IPO ở nước ngoài. Chúng tôi dự kiến sẽ IPO khoảng 2-3 năm nữa thôi. Khi đó quy mô vốn sẽ có thể tăng lên 500 – 600 triệu USD", ông Thông nói. 

"Nhưng đó là vốn của công ty. Cá nhân tôi không dám nghĩ tới chuyện mình sẽ trở thành tỷ phú USD, nhưng chúng tôi vẫn đang nỗ lực hàng ngày. Nhìn rộng ra các lĩnh vực khác, tôi cũng thấy các doanh nghiệp nông nghiệp của chúng ta gặp một vấn đề hạn chế, đó là lúc còn nhỏ bé vươn lên vài chục, vài trăm triệu USD thì OK, nhưng khi vươn lên tới hàng tỷ USD thì thường gặp rất nhiều thách thức về thị trường biến động, quản trị con người, quản trị dòng tiền…" - ông Thông cho biết. 

Theo ông Thông, điểm yếu nhất của người Việt Nam là khả năng quản trị. Trong vòng 20 năm qua Việt Nam thay đổi rất nhanh, rất nhiều người giàu lên và giàu nhanh, nhưng khả năng quản trị dòng tiền thì còn hạn chế nên không bền vững.

Từ năm 2007-2009, Phúc Sinh đã đạt được doanh số 200-300 triệu USD. Ông Thông cho biết đó là một con số rất lớn vào thời điểm đó, cảm giác thắng lớn như khi chúng ta bán một miếng đất. Nhưng bây giờ, có thể cũng vẫn là con số doanh thu đó nhưng Phúc Sinh đạt được nhiều giá trị về văn hoá, tư duy, về con người…

"Việc chúng ta đặt ra mục tiêu tới năm 2030 có 10 tỷ phú USD là hoàn toàn có thể. Đơn cử như với Phúc Sinh, chúng tôi vẫn hàng ngày tìm cách leo lên một "level" mới. Mục tiêu của chúng tôi là đạt tới quy mô lớn gấp đôi hiện tại, và như thế thì con người phải cần nhiều hơn, bộ máy trơn tru hơn, quản trị giỏi hơn, tầm nhìn xa hơn để đáp ứng quy mô đó" - Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh nói. 

Trong khi đó, ông Gabor nhấn mạnh thêm, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vươn lên, Việt Nam cần phải tiếp tục cải thiện thủ tục chính sách đơn giản hơn và đồng bộ hơn nữa. 

"Có những lúc, chính sách của Bộ, ngành với địa phương "vênh" nhau, khiến doanh nghiệp không biết xoay sở thế nào cho đúng. Về phía doanh nghiệp, chúng tôi luôn mong muốn chính sách, quy định hành chính càng đơn giản càng tốt, càng nhanh gọn càng tốt, đặc biệt là thực thi chính quyền số nhiều hơn để góp phần xây dựng môi trường đầu tư minh bạch" - ông Gabor bày tỏ. 

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco), một tỷ phú đang sở hữu khoảng 1,2 tỷ USD đã đầu tư mạnh tay mua lại các công ty con của Bầu Đức, trong đó có HAGL Agrico. Trước đó Thaco chỉ bán xe, sau đó dần lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài, như Kia, Mazda và Peugeot và sản xuất xe bus, xe tải thương hiệu Việt... 

Lý giải về việc đầu tư vào mảng nông nghiệp, ông Trần Bá Dương khẳng định, Thaco sẽ tham gia xây dựng ngành nông nghiệp quy mô lớn với quản trị theo phương pháp công nghiệp có chuỗi giá trị khép kín, phù hợp với loại cây trồng, vật nuôi trong tương lai cùng với mô hình giao khoán, chuyển giao công nghệ, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Thaco mong muốn từng bước xây dựng một nền nông nghiệp Việt Nam có tính tổ chức, theo một cấu trúc bền vững, chuyên môn cao, gắn với thị trường tạo ra và chia sẻ thu nhập cho nông dân.

"Tôi vẫn xem nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, nếu làm tốt trên nền tảng hữu cơ thì nông nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh quốc tế, đồng thời có tính ảnh hưởng lan tỏa rộng và nhanh đến đời sống nhân dân Việt Nam" - ông Dương nói thêm. 

Tin mới

3 cường quốc của thế giới liên tục săn lùng mỏ vàng ngoài khơi của Việt Nam: Thu hơn 1,6 tỷ USD trong nửa đầu năm, nước ta là Á quân xuất khẩu toàn cầu
8 giờ trước
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản đều đang mạnh tay gom mặt hàng này của Việt Nam.
Bán chạy nhất thế giới năm 2023, sang 2024 vẫn "đả bại" cả S24 Ultra: Mẫu iPhone này giá chỉ còn 15 triệu
5 giờ trước
Mẫu iPhone này vẫn đang là một trong số những mẫu smartphone bán chạy nhất thị trường hiện nay.
Hyundai ‘nuôi’ Ấn Độ thành trung tâm xuất khẩu toàn cầu: Bán gần 4 triệu xe cho 150 quốc gia suốt 20 năm, IPO thành công sẽ đẩy vốn hoá công ty con lên 17 tỷ USD
5 giờ trước
Ấn Độ hiện là thị trường lớn thứ hai của Hyundai.
Bộ Công Thương rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt
6 giờ trước
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1947⁄QĐ-BCT về việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt xuất xứ từ Indonesia, Trung Quốc theo mã HS 2922.42.20 (Mã vụ việc: ER01.AD09).
Ô tô điện dễ rẻ hơn hẳn trong thời gian tới nhờ giá thành pin giảm 50%
6 giờ trước
Chi phí mua nguyên vật liệu thô thấp hơn cùng việc pin LFP thay thế lithium-ion được sử dụng rộng rãi hứa hẹn sẽ khiến giá xe điện cực kỳ cạnh tranh trong giai đoạn tới.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.123.820 VNĐ / tấn

160.50 JPY / kg

-0.93 %

- -1.50

Đường

SUGAR

10.314.857 VNĐ / tấn

18.47 UScents / lb

-1.02 %

- -0.19

Cacao

COCOA

204.096.445 VNĐ / tấn

8,057.00 USD / mt

3.23 %

+ 252.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.664.863 VNĐ / tấn

230.39 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

9.973.260 VNĐ / tấn

1,071.50 UScents / bu

-3.71 %

- -41.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.047.141 VNĐ / tấn

324.00 USD / ust

-1.58 %

- -5.20

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

23.399.704 VNĐ / tấn

41.90 UScents / lb

-5.14 %

- -2.27

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị trường ngày 27/7: Giá dầu giảm khoảng 1,5%, ngũ cốc giảm trong khi vàng, quặng sắt tăng
9 giờ trước
Phiên 26/7 giá dầu giảm khoảng 1,5% do nhu cầu yếu từ Trung Quốc, trong khi vàng tăng khi lạc quan về thời điểm cắt giảm lãi suất của Fed, cao su, quặng sắt tăng.
Một loại quả của Việt Nam sắp xuất khẩu sang Trung Quốc, ngành hàng tỷ USD của nước láng giềng ĐNÁ lo ngại
1 ngày trước
Khi xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, loại quả này của Việt Nam có cơ hội vượt mốc tỷ USD trong thời gian tới, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và bà con nông dân.
Thị trường ngày 26/7: Giá dầu tăng trong khi vàng giảm xuống thấp nhất hai tuần, gạo Việt Nam thấp nhất một năm
1 ngày trước
Phiên 25/7 lạc quan về số liệu kinh tế Mỹ giá dầu tăng, vàng xuống thấp nhất trong hai tuần, đồng có lúc xuống dưới 9.000 USD/tấn, gạo Việt Nam thấp nhất một năm.
Người chăn nuôi có lãi nhờ giá thịt gia cầm tăng
1 ngày trước
Từ đầu tháng 7/2024 đến nay, người chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Trà Vinh đã thu được lãi khá nhờ giá thịt hơi gà, vịt đều tăng thêm từ 5.000 - 10.000 đồng/kg so với trong tháng 6/2024.