Đề xuất miễn 1.400 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho 4.000 doanh nghiệp

15/09/2020 11:28
Chính phủ dự kiến trình Quốc hội miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho 4.000 doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh có thêm 1.400 tỷ đồng để vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19.

Theo Luật Tài nguyên nước năm 2012 và Nghị định 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì kể từ 1/9/2017, hoạt động khai thác tài nguyên nước, ngoài phải nộp các loại thuế, phí theo các luật thuế hiện hành còn phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Đề xuất miễn 1.400 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho 4.000 doanh nghiệp - Ảnh 1.

Nếu được thông qua, có 4.000 doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể sẽ được miễn khoản tiền này từ 150.000 đồng đến 116,334 tỷ đồng.

Miễn tiền cấp quyền cho doanh nghiệp - người dân hưởng lợi

Theo số liệu của Bộ Tài chính, sau gần 3 năm thực hiện Nghị định 82, Bộ TN&MT và các địa phương đã phê duyệt khoảng 4.000 quyết định cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền đã vào nộp ngân sách nhà nước (tính đến tháng 6/2020) ước vào khoảng 10.600 tỷ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm đã nộp vào ngân sách nhà nước nước 600 tỷ đồng và cả năm 2020 dự kiến sẽ nộp vào ngân sách nhà nước 1.400 tỷ đồng.

Theo quy định của Luật Tài nguyên nước, việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước mới chỉ áp dụng đối với một số mục đích sử dụng nước có lợi thế như: Thủy điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ,... không thu tiền đối với mục đích sử dụng nước lớn như sản xuất nông nghiệp (chiếm trên 70%), sinh hoạt, hành chính sự nghiệp. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước được tính toán, xác định cụ thể đối với từng công trình, mục đích, thời điểm bắt đầu khai thác,...


Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh, Bộ TN&MT đề xuất miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước giai đoạn từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2020 đối với các tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước đã được phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước có quy định số tiền phải nộp tiền trong năm 2020.

Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, mọi đối tượng chịu tác động của dịch COVID-19 đều được hỗ trợ, cần phải miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với doanh nghiệp khai thác nước để sản xuất, kinh doanh trong năm 2020.

Nếu đề xuất này được Quốc hội thông qua, theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, có 4.000 doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh cá thể sẽ được miễn khoản tiền này từ 150.000 đồng như Công ty TNHH Thái Việt Agri Group (Quảng Nam) đến 116,334 tỷ đồng như trường hợp của Công ty Thủy điện Sơn La.

"Như vậy, việc miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân trong năm 2020 có tác động trực tiếp đến tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn do tác động của dịch COVID-19 và gián tiếp tác động đến đời sống xã hội như giảm nguy cơ mất việc làm đối với trường hợp doanh nghiệp đình trệ sản xuất. Duy trì lao động, việc làm cho người dân đối với trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ổn định được sản xuất", Bộ trưởng Bộ TN&MT nhấn mạnh.

Trên thực tế, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước là loại tiền gián thu, người sử dụng sau cùng phải trả tiền, theo đó toàn bộ tổ chức, cá nhân sinh sống và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam là đối tượng phải chi trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Với đối tượng tác động là toàn xã hội, việc miễn tiền cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong năm 2020 sẽ hỗ trợ phần nào cho việc phục hồi kinh tế sau thời gian giãn cách xã hội chống dịch COVID-19.

Mặt khác, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, bản chất là khoản thu gián tiếp. Theo quy định thì số tiền này được tính vào giá thành sản xuất của các nhà máy điện, nhà máy nước và được hạch toán vào giá bán điện của các nhà máy điện, giá cung cấp nước sạch của các nhà máy nước. Thực chất các nhà máy điện, nhà máy nước chỉ là người thu hộ từ những người sử dụng điện, sử dụng nước để nộp cho nhà nước.

Đề xuất miễn 1.400 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho 4.000 doanh nghiệp - Ảnh 3.

Công ty Thủy điện Sơn La sẽ được miễn 116,334 tỷ đồng tiền cấp quyền khai thác nước nếu đề xuất được thông qua.

Do đó, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với sản lượng nước đã khai thác nếu được miễn, không thu khoản tiền này thì thực chất người sử dụng điện, sử dụng nước sẽ không phải nộp chứ không phải các doanh nghiệp sản xuất điện, nước được miễn. Trường hợp nếu tiếp tục thu thì sẽ phải tính toán vào giá điện, giá nước trong năm 2020 và người dùng điện, dùng nước sẽ phải tiếp tục chi trả khoản tiền nêu trên, đồng thời sẽ tạo áp lực lên giá điện, giá nước, tăng chỉ số CPI trong thời gian tới.

Không tác động tiêu cực tới hệ thống pháp luật

Tổng số tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước dự kiến sẽ miễn năm 2020 ước vào khoảng 1.400 tỷ đồng cũng đồng nghĩa với ngân sách nhà nước năm nay sẽ giảm thu tương ứng, trong đó, địa phương bị giảm thu ít nhất là Thừa Thiên - Huế (42 triệu đồng) và nhiều nhất là Sơn La (150 tỷ đồng).

Tuy nhiên, vị Tư lệnh ngành Tài nguyên và Môi trường khẳng định thực hiện chính sách này không có tác động tiêu cực đối với hệ thống pháp luật và không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Khi chính sách được ban hành, việc tính, thẩm định, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định 82/2017/NĐ-CP và việc miễn tiền cấp quyền không ảnh hưởng đến các quy định này.

"Đối với tổ chức, cá nhân, đây là chính sách có lợi, vì vậy, các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước sẽ tuân thủ và tích cực thi hành. Đồng thời, chính sách này chỉ miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong thời hạn từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020 nên cũng không tác động đến hệ thống pháp luật trong trường hợp có sửa đổi trong tương lai", Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết.

Để chính sách có thể đi ngay vào cuộc sống sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về miễn tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong năm 2020, Chính phủ đề xuất, đối với trường hợp đã phê duyệt tiền cấp quyền trước thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh sách doanh nghiệp và số tiền được miễn gửi cơ quan thuế địa phương nơi có công trình khai thác nước để thực hiện hoàn hoặc khấu trừ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2020.

Đối với trường hợp phê duyệt tiền cấp quyền sau thời điểm Nghị quyết có hiệu lực, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong đó xác định rõ số tiền của doanh nghiệp được miễn và gửi cơ quan thuế địa phương nơi có công trình khai thác nước để thực hiện.

Tin mới

5 chiếc VinFast VF 9 xuyên 5 nước Đông Nam Á: ‘Khởi đầu dù vỡ lốp, vướng thủ tục nhưng không nản lòng’
7 giờ trước
Hành trình xuyên 5 nước Đông Nam Á của 5 chiếc VinFast VF 9 bắt đầu từ Hà Nội, qua Lào, Thái Lan, Malaysia, Singapore trước khi về Việt Nam có độ dài khoảng 10.000km, dự kiến diễn ra trong 30 ngày.
Sầu riêng Việt đón chuyên gia Trung Quốc: Cú hích xuất khẩu, "mở khóa" thị trường tỷ đô
7 giờ trước
Từ ngày 12 - 17/7, đoàn chuyên gia Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ sang Việt Nam kiểm tra thực địa chuỗi sản xuất sầu riêng. Đây được xem là bước đi quan trọng giúp gỡ rào cản kỹ thuật, mở đường cho trái sầu riêng Việt Nam tăng tốc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc.
Sầu riêng giống cổ Chuồng Bò, Sáu Hữu bất ngờ được chuộng
6 giờ trước
Sầu riêng giống cổ như Sáu Hữu, Chuồng Bò từng bị chặt bỏ hàng loạt do hạt to, năng suất thấp, nay bất ngờ được người tiêu dùng săn lùng
Giá vé đường sắt đô thị Hà Nội tăng 30 - 40%
5 giờ trước
Đầu giờ chiều 5/7, Công ty Hanoi Metro cho biết, giá vé hành khách đi trên hai tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Cầu Giấy sẽ được điều chỉnh tăng 40% với vé lượt và tăng 2,5 lần với giá vé tháng.
Vì sao máy điều hòa vẫn 'vắng bóng' giữa mùa hè nắng nóng kỷ lục ở châu Âu?
5 giờ trước
Điều hòa nhiệt độ vẫn không phải lựa chọn để giảm nhiệt của người dân châu Âu giữa đợt nắng nóng khắc nghiệt.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.787.675 VNĐ / thùng

68.28 USD / bbl

0.52 %

- 0.36

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.740.708 VNĐ / thùng

66.49 USD / bbl

0.76 %

- 0.51

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.402.080 VNĐ / m3

3.39 USD / mmbtu

1.74 %

- 0.06

Than đá

COAL

2.878.491 VNĐ / tấn

109.95 USD / mt

1.17 %

- 1.30

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Từng coi là ‘chân ái’, dầu Nga bất ngờ trở nên kém hấp dẫn đối với quốc gia BRICS: Mỹ, UAE sắp thay thế, chiết khấu thấp nhất kể từ 2022
16 giờ trước
Mức chiết khấu của dầu Nga đang trở nên kém hấp dẫn đối với vị cứu tinh quan trọng này.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
17 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Bỏ lại xe điện, Elon Musk bán giấc mơ robot cho cả thế giới: Sẽ nâng giá trị Tesla lên tới 10.000 tỷ USD, hàng nghìn xe không vô lăng, không bàn đạp sắp lăn bánh
19 giờ trước
Sau cuộc cách mạng xe điện, Elon Musk đang hướng cả thế giới nhìn lên "thành phố sáng chói trên đỉnh đồi" theo tưởng tượng của ông.
Người dân nhìn hóa đơn tiền điện tháng 6 mà "sốc": Đã có lời giải thích
22 giờ trước
“Xem hóa đơn tiền điện tháng này tôi ngỡ như trước đây khi ở phòng trọ sinh viên bị chủ nhà trọ thu tiền điện 4.000 đồng/số”, chị Duyên ở Hà Nội ví von.