Dịch Covid-19 bùng trở lại, 'đại chiến' livestream của hàng quán khởi tranhicon

Để phòng chống dịch Covid-19, không ít cửa hàng tạm thời đóng cửa, dừng hoạt động, chuyển sang bán hàng online với hình thức chủ đạo là livestream (phát trực tiếp trên mạng).

Để phòng chống dịch Covid-19, không ít cửa hàng tạm thời đóng cửa, dừng hoạt động, chuyển sang bán hàng online với hình thức chủ đạo là livestream (phát trực tiếp trên mạng).

 

Hai ngày nay, chị N.L (Khương Trung, Hà Nội) tất bật livestream (quay, phát video trực tiếp trên mạng) các mẫu quần áo mới, giới thiệu cho khách. Chị cho biết, ngay khi nhận được thông báo về Chỉ thị 15 của thành phố, trong đó lưu ý việc người dân hạn chế ra đường nếu không cần thiết, đóng cửa những dịch vụ không thiết yếu, chị đã đóng cửa hàng.

"Hiện tại, tôi chỉ bán hàng online thông qua các nền tảng mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử. Khách chỉ cần chọn mẫu, gửi số đo và chuyển khoản là 3 - 5 ngày sau sẽ nhận được hàng" - chị nói.

Dịch Covid-19 bùng trở lại, đại chiến livestream của hàng quán khởi tranh - 1

Các cửa hàng thời trang trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) đóng cửa để phòng dịch Covid-19.

Chị N.L cho biết, livestream mang lại hiệu quả tốt, cao hơn các hình thức bán hàng trên mạng thông thường. Bởi người tiêu dùng có thể nhìn thấy được dáng hình, chất liệu và màu sắc thực tế của quần áo.

"Cái lo nhất của khách khi mua hàng online là sợ nhận đồ về không giống như quảng cáo. Nếu chỉ chụp ảnh, giới thiệu đơn thuần, mọi người khó hình dung về sản phẩm nên việc livestream sẽ khắc phục gần như được hết khó khăn trên" - chị nói.

Ngoài ra, chị N.L còn cho biết, việc livestream có thể diễn ra rất linh hoạt, từ sáng cho tới tối. Thông thường, mỗi ca livestream bán hàng của chị diễn ra trong khoảng 45 - 60 phút. Một ngày, chị cho nhân viên livestream khoảng 6 ca, sáng 2 ca, chiều 2 ca, tối 2 ca. Hôm nào đông khách, cuối tuần, chị có thể nâng lên 8 ca.

Dịch Covid-19 bùng trở lại, đại chiến livestream của hàng quán khởi tranh - 2

Các cửa hàng đua nhau livestream.

Không chỉ với các cửa hàng quần áo, hình thức livestream được nhiều cửa hàng hoa quả, thực phẩm, đồ gia dụng sử dụng như một kênh tiếp thị hiệu quả trong mùa dịch. Thông qua các thiết bị, chủ cửa hàng có thể chốt đơn ngay trên sóng mà không cần nhắn tin trả lời.

Anh V.D, chủ một cửa hàng bán hoa quả ở Hà Nội cho biết, một năm nay, anh luôn sử dụng hình thức bán hàng mới này. Đặc biệt, mỗi khi có chỉ thị giãn cách, anh lại tăng cường tần suất, mật độ livestream.

"Tuy nhiên, không phải khung giờ nào bán hàng cũng hiệu quả nên mỗi ngày tôi chỉ livestream 3 lần vào 3 khung giờ vàng ở quán. Buổi sáng từ 9h đến 10h, chiều 15 - 16h, tối 20 - 21h. Nếu thấy khách đông hay sụt giảm bất thường, tôi sẽ điều chỉnh lại thời gian cho hợp lý" - anh nói.

Anh V.D cho biết, bán hàng qua livestream trên mạng không hề đơn giản. Bởi người bán đầu tiên phải rõ về sản phẩm, thứ hai là phải truyền đạt cho người nghe hiểu, thứ ba là phải biết chốt đơn, đây là điều quan trọng nhất trong một buổi bán hàng.

Dịch Covid-19 bùng trở lại, đại chiến livestream của hàng quán khởi tranh - 3

Một sàn thương mại điện tử không nằm ngoài cuộc đua livetream.

Đầu tư hơn, chị Ngọc Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) còn thuê người mẫu chuyên livestream các sản phẩm giầy, dép cho cửa hàng. Người mẫu này phải đáp ứng đủ các tiêu chí như ngoại hình sáng, ăn nói lưu loát, chốt đơn tốt. Ngoài nhận lương cơ bản, người mẫu bán hàng còn được nhận thêm hoa hồng khi bán được sản phẩm.

"Thông thường, một ca ở cửa hàng sẽ có một mẫu, một nhân viên chốt đơn, một nhân viên chuyên treo quần áo, lấy đồ cho mẫu. Kèm theo đó là các máy chốt đơn, in đơn và các thiết bị chiếu sáng nhằm phục vụ cho buổi bán hàng" - chị kể.

Chị Ngọc Anh cho biết, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, chị đẩy mạnh việc bán hàng online. Vì vậy, suốt 2 năm qua, cửa hàng vẫn duy trì được nguồn thu tương đối ổn định.

Chị Nguyễn Ngọc Thúy, một nhân viên văn phòng ở Trung Hòa (Hà Nội) kể, 2 năm nay, chị chủ yếu mua hàng trên mạng. Một phần là do chị sợ đến chỗ đông người khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Thứ hai là các hình thức bán hàng, đặc biệt livestream phát triển nên chị có thể thoải mái mua đồ mà không sợ hàng về tay không đúng chất lượng.

"Ví dụ, tôi xem một buổi livestream bán quần áo trên mạng, tôi có thể yêu cầu nhân viên cho xem chất vải, đường may qua màn hình bằng cách để lại bình luận. Bởi hiện nay, khâu phục vụ khách ở nhiều nơi rất tốt, họ sẽ đáp ứng mọi điều khách mong mỏi"- chị nói.

Tuy nhiên, chị Thúy cũng cho rằng, khi mua hàng trên mạng, người dùng nên chọn nơi uy tín, có bảo hành và chế độ đổi trả tốt thì hiệu quả sẽ cao hơn.

(Theo Dân Trí) 

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
34 phút trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
59 phút trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
14 phút trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
44 phút trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
2 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.317.271.382 VNĐ / tấn

318.85 BRL / kg

0.33 %

- 1.05

Thịt gà

CHICKEN

35.859.858 VNĐ / tấn

8.68 BRL / kg

0.34 %

- 0.03

Thịt heo

LEAN HOGS

5.326.866 VNĐ / tấn

92.95 USD / lbs

0.59 %

+ 0.55

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Phát hiện hơn nửa tấn mì chính nghi giả thương hiệu lớn
16 giờ trước
Kiểm tra hộ kinh doanh ở chợ Vinh (Nghệ An), lực lượng quản lý thị trường phát hiện hơn nửa tấn mì chính nghi giả mạo thương hiệu lớn chuẩn bị tung ra thị trường.
Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
19 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
21 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
1 ngày trước
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump.