Dịch Covid - 19: Càng sợ virus, giao đồ ăn tận nhà càng “ăn nên làm ra”

20/03/2020 06:15
(Dân Việt) Tại thị trường Việt Nam, so với nhiều dịch vụ khác như nhà hàng, du lịch, khách sạn với hàng nhân viên đang thất nghiệp, nhóm dịch vụ giao thức ăn tận nhà như GrabFood, GoFood, Now… đang “ăn nên làm ra” trong mùa dịch Covid-19.

Cuối năm 2019, theo dự báo của Euromonitor, trong năm 2020, chỉ riêng dịch vụ giao nhận đồ ăn tại nhà ở thị trường Việt Nam sẽ có doanh thu chừng 40 triệu USD, với tốc độ tăng trưởng 11%. Nhưng đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay, khi Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương có dân đông như: TP.HCM, Hà Nội… liên tục đưa ra khuyến cáo: “Người dân nên tránh những nơi tụ tập đông người như siêu thị, nhà hàng…”, tạo thêm “cơ hội” cho dịch vụ này phát triển.

dich covid - 19: cang so virus, giao do an tan nha cang “an nen lam ra” hinh anh 1

Ngập tràn dịch vụ giao đồ ăn tận nhà cho khách. Ảnh: Song Minh

Mỗi tháng kiếm trên chục triệu!

21 giờ, Kỳ, tài xế GrabFood giao một đơn hàng có giá trị chưa tới một trăm ngàn đồng tại một hẻm nhiều “xuyệt” trên đường 11 (P.11, Gò Vấp, TP.HCM). “Từ khi dịch Covid-19 bùng tới bây giờ, giao thức ăn tận nhà sống được lắm. Mỗi ngày có 4 đợt: sáng – trưa – chiều và… nửa đêm. Giao đơn hàng này xong là về ngủ”, Kỳ nói. Theo lời anh chàng GrabFood này, từ 7 sáng tới 21 giờ, giao gần 40 đơn hàng. “Anh cứ tính mỗi đơn hàng kiếm được 20.000đ, trừ xăng và ăn uống, còn lại chừng 600.000 đồng. Sướng nhất là giao hàng cho mấy đứa nhỏ, chỉ là mấy món ăn uống vặt, nhẹ nhàng, cũng chừng ấy tiền ship”, Kỳ chẳng ngại khi nói về công việc của mình. “Nếu có mấy đứa sinh viên đặt hàng, sẽ kiếm thêm mỗi ngày chừng vài trăm ngàn đồng. Tụi nó ăn hàng dễ sợ”, Kỳ “tám”, trước khi rồ ga, phá tan sự tĩnh lặng của con hẻm ở vùng ngoại ô...

dich covid - 19: cang so virus, giao do an tan nha cang “an nen lam ra” hinh anh 2

1 ly nước có giá vài chục ngàn đồng cũng giao tận tay cho khách. Trong ảnh: tài xế GrabFood chuẩn bị giao hàng cho khách trên đường Pasteur (Q.3, TP.HCM). Ảnh: Song Minh

Nhân, tài xế của dịch vụ GoFood sẵn sàng chia sẻ công việc mà anh đang làm. Theo lời Nhân, trước đây, anh là công nhân cho một công ty may mặc ở Bình Dương. Công việc nặng nhưng với mức thu nhập (tính luôn tiền tăng ca) chừng 7 triệu đồng. “Trừ hết chi phí ăn ở, tháng nào giỏi lắm còn dư 1 triệu đồng, nhiều tháng phải mượn tiền mà sống. Thấy cực mà không có dư, em bỏ việc, xuống Sài Gòn chạy Grab, rồi chuyển sang GoViet.

Theo lời Nhân, để cạnh tranh với các “đối thủ” trong lĩnh vực giao thức ăn tận nhà nên GoViet áp dụng mức phí giao hàng là 14.000 đồng cho khoảng cách dưới 5km. “Vì mức phí thấp, khách đặt nhiều, tài xế giao hàng nhiều, vừa có nhiều cuốc, lại có thưởng. Tính ra, đâu cũng vào đó nên thu nhập của em cũng kha khá. Nhất là những ngày cuối tuần, khách đặt hàng nhiều nên thu nhập có phần cao hơn”, Nhân nói. Cũng theo tài xế này, hai tháng nay, tháng nào cũng kiếm được chừng 15 triệu đồng, sau khi trừ chi phí. “Nhưng khổ lắm đó”, Nhân nói.

Công Danh, tài xế chạy cho Loship không có thu nhập cao bằng tài xế như GrabFood hay GoFood vì hiện nay nhà cung cấp dịch vụ này áp dụng hình thức miễn phí tiền ship cho khách. Mỗi đơn hàng, tùy theo khoảng cách mà hãng trả tiền ship cho tài xế. “Đơn hàng này có phí giao là 12.000 đồng. Khách được miễn nên hãng sẽ trả khoản tiền này cho tui”, Danh nói. Vì là dịch vụ mới nên lượng hàng của Loship còn ít, buộc nhà cung cấp phải có “phụ cấp” thêm cho tài xế bằng cách tặng thêm tiền thưởng theo số lượng đơn hàng trong ngày. Hỏi về thu nhập, Danh trả lời là “sống được”.

Lượng hàng tăng mạnh

Khi nỗi sợ của người dân với dòng virus 2019-nCoV tăng lên, cũng là lúc lượng đơn hàng thức ăn giao tận nhà tăng lên, nhất là tại các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội… Theo một khảo sát gần đây của GoViet vừa công bố vào đầu tháng 3/2020, lượng đơn hàng tại TP.HCM cao hơn Hà Nội 6 lần, còn giá trị đơn hàng cao hơn 10%.

dich covid - 19: cang so virus, giao do an tan nha cang “an nen lam ra” hinh anh 3

Mỗi ngày kiếm chừng 300.000 đồng là niềm vui của nhiều người trong mùa dịch Covid-19. Trong ảnh: Tài xế Loship giao hàng cho khách tại P.1 (Tân Bình, TP.HCM). Ảnh: Song Minh

Cũng trong khảo sát trên, tại TP.HCM và Hà Nội, gần 30% số người được khảo sát cho biết, họ đặt đồ ăn trực tuyến 2-3 lần/ tuần, khoảng 6% người dùng đặt đồ ăn trực tuyến hơn 10 lần trong 1 tuần! M.Thư, sinh viên năm thứ nhất của ĐH Hoa Sen cho biết, trước đây, thường chỉ 2 lần/ tuần đặt giao đồ ăn tại nhà nhưng khi có khuyến cáo của UBND TP.HCM về việc hạn chế đến những nơi đông người, “lượng hàng giao tại nhà tăng lên đáng kể, trong tháng 3, chừng 5 lần/ tuần”.

“Nhưng quan trọng hơn với sinh viên là chi phí sinh hoạt tăng lên khá nhiều khi đặt món ăn giao tận nhà. Nhanh hết tiền lắm”, Thư chia sẻ. Nhân và Kỳ đều cho rằng, dù có gia tăng đơn hàng nhưng giao món ăn tại nhà vẫn còn thấp hơn so với công sở. “Hồi chưa có dịch Covid-19, có những ngày thứ 6 em giao 50 ly: chè, nước mía… cho một địa chỉ. Mấy “bả” ăn vặt dữ lắm. Vẫn là chừng đó tiền ship nhưng thấy mình mua nhiều hàng, được “bo” thêm, có khi 50.000 đồng. Coi như mỗi ly thêm 1.000 đồng”, Kỳ cười.

Chưa có con số thống kê chính xác về đơn hàng giao món ăn tận tay người tiêu dùng nhưng theo số liệu mà phóng viên Dân Việt có được: GrabFood với khoảng 300.000 đơn hàng/ ngày và chừng 200.000 đơn hàng/ ngày của GoFood, còn Now cũng “xem xem” với GrabFood. Nếu cộng với lượng hàng của Loship, Baemin và của chính các quán ăn… chắc cũng ngót nghét 1 triệu đơn hàng được giao tận nhà… mỗi ngày!

Hiện thời lượng hàng thức ăn giao tận nơi đang tăng. Càng sợ virus, càng ăn dữ, tạo điều kiện cho những người giao hàng sống tạm qua mùa dịch bệnh Covid-19.

Tin mới

Trung Quốc tung ra 'cục sạc di động' cho ô tô điện, có thể di chuyển tự do mà không cần người điều khiển
2 giờ trước
Gã khổng lồ ô tô điện Trung Quốc Wuling vừa ra mắt một bước tiến mới trong công nghệ trạm sạc di động cho xe điện (EV), tạo nên một cuộc cách mạng về cách cung cấp năng lượng cho xe hơi trong thời đại năng lượng tái tạo.
"Vua" xe ga 160cc nét căng ra mắt Campuchia, ăn đứt Air Blade, Honda SH
44 phút trước
NCX Honda ADV160 2025 được trang bị kính chắn gió lớn, màn hình LCD hiện đại, phanh ABS, bình xăng 8,1 lít.
Chàng trai Tây làm phở Việt sấy khô cực độc lạ, dân tình người ngỡ ngàng, người "khóc thét"
36 phút trước
Không chỉ gây sốt với cách làm phở Việt sấy khô độc lạ, mà đoạn clip còn khiến cộng đồng mạng còn không ngừng tò mò về thành quả cuối cùng của món ăn này.
Tại sao Temu lại rẻ như vậy? 5 lý do đằng sau mức giá thấp của Temu
45 phút trước
Nếu bạn tình cờ biết đến Temu và tự hỏi tại sao giá các món đồ được bán trên đó lại thấp như vậy thì hãy yên tâm, bạn không phải là người duy nhất.
Giá vàng tăng cao kỷ lục, Hội đồng Vàng thế giới và chuyên gia đồng thuận đưa ra dự báo “nóng” gì?
13 phút trước
Trong những ngày qua, giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục. Vậy, các chuyên gia đưa ra nhận định gì về kịch bản sắp tới?

Tin cùng chuyên mục

‘Tối hậu thư’ dành cho Temu
8 phút trước
Theo đại diện Tổng cục Thuế, dự kiến tháng 10, sàn Temu mới phát sinh doanh thu nộp thuế và sẽ kê khai doanh thu vào kỳ khai thuế quý IV năm nay. Thời hạn nộp là 31/1/2025 nếu được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động. Trong khi đó, Bộ Công Thương ra "tối hậu thư" yêu cầu sàn này phải hoàn tất thủ tục theo quy định.
Trái hồng đỏ "rực lửa", quảng cáo xách tay từ Trung Quốc về bán tràn lan chợ online
2 giờ trước
Loại hồng thạch trân châu được quảng cáo là hàng xách tay từ Trung Quốc về Việt Nam được bán với giá hơn 100 ngàn đồng/kg.
Apple và cú lừa AI: Điện thoại iPhone chưa đủ sức đem lại trải nghiệm AI hoàn hảo, tốn tiền và quá phụ thuộc vào phần cứng thay vì bản miễn phí như Facebook
3 giờ trước
Trong khi dịch vụ AI của các hãng công nghệ khác có thể áp dụng trên nhiều phương diện thì sản phẩm của Apple lại phải phụ thuộc vào iPhone.
Cận cảnh Mac mini M4: Máy Mac ngon-bổ-rẻ-nhỏ-nhẹ nhất từ trước đến nay
3 giờ trước
Không chỉ có cấu hình mạnh mẽ, Mac mini M4 còn gây ấn tượng bởi kích thước siêu nhỏ và mức giá vô cùng hợp lý.