Dịch Covid-19: “Lửa thử vàng” với doanh nghiệp Việt Nam

26/07/2021 14:40
Dịch Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp, khó lường. Thời điểm này được ví như “lửa thử vàng” cho các doanh nghiệp trong việc duy trì, thích ứng, đổi mới để vượt lên thách thức.

Các chuyên gia cho rằng, chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần quan tâm, coi trọng thị trường nội địa, tập trung phát huy thế mạnh phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng.

Hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ, lĩnh vực rất nhạy cảm với tác động từ dịch bệnh, nhưng hệ thống Coopfood miền Bắc đã chuẩn bị rất kỹ những biện pháp để sẵn sàng ứng phó trong đợt dịch Covid-19 lần này. Ngoài các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên thì việc xây dựng vùng nguyên liệu, dự trữ nguồn hàng cũng đã được chuẩn bị từ trước. Nhờ đó, hệ thống bán lẻ này luôn duy trì hoạt động ổn định.

Chị Trần Thủy Hương, Phòng Marketing, hệ thống CoopFood miền Bắc cho biết: “Kịch bản về dịch bệnh thì đã được chúng tôi chuẩn bị. Chúng tôi đã làm việc với các đối tác và nguồn cung ứng từ trước. Vì vậy, chúng tôi luôn đảm bảo mức giá ổn định, hầu như không thay đổi từ trước và sau dịch, để người dân luôn tin tưởng đến mua hàng của chúng tôi”.

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, nhiều doanh nghiệp tổ chức cho người lao động làm việc luân phiên để hạn chế tiếp xúc đông người những vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các kế hoạch chi tiêu được điều chỉnh theo hướng cắt giảm, điều chỉnh lại những chương trình đầu tư chưa cấp thiết hoặc không còn phù hợp với điều kiện dịch bệnh. Cùng với đó, chính sách nội bộ của doanh nghiệp đã khuyến khích mạnh mẽ sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.

Ông Lê Xuân Tùng, người sáng lập nhãn hàng thời trang Biluxury chia sẻ: “Chúng tôi tạm dừng việc mở rộng hệ thống bán lẻ trên cả nước, từ miền Nam, miền Trung đến khu vực phía Bắc của miền Bắc. Vụ Xuân-hè của chúng tôi đã sản xuất xong và chúng tôi đang tìm mọi giải pháp bán hàng để tránh trường hợp có nhiều hàng tồn và có dòng tiền để duy trì hệ thống”.

Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài, khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn. Với một nền kinh tế mở, phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu và các đối tác thương mại quốc tế, kinh tế Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu và đang chịu tác động giảm mạnh về cầu trên hầu như tất cả mọi mặt.

Mặc dù vậy, vẫn có những điểm sáng. Với mức tăng trưởng GDP của nước ta đạt 5,64% trong nửa đầu năm nay, cùng với việc thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” đang thể hiện sự chung sức, đồng lòng của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, dịch bệnh Covid-19 cũng là dịp để doanh nghiệp cấu trúc lại hoạt động theo xu thế của thời đại. Đây cũng là phép thử đối với đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong bối cảnh thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động.

“Việc duy trì, trụ vững của doanh nghiệp và có thể phát triển sau đại dịch như thế nào, một mặt phụ thuộc vào môi trường kinh tế, nhưng một mặt phụ thuộc vào chính sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Trong giai đoạn ngắn hạn này, điều quan trọng đối với doanh nghiệp là phải tiết giảm chi phí, cố gắng giữ công ăn việc làm cho người lao động bằng nhiều biện pháp. Đợt khủng hoảng này, thị trường thế giới sẽ được tái cấu trúc lại. Các nền kinh tế sẽ chú trọng bảo vệ thị trường trong nước nhiều hơn” - ông Vũ Tiến Lộc nói.

Với sự hỗ trợ của các Hiệp hội, nhiều doanh nghiệp tích cực thay đổi và tìm kiếm các nguồn tín dụng có lãi suất thấp hơn từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, gói hỗ trợ của ngân hàng thương mại cũng như tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu, hàng hóa dịch vụ mới. Cũng có những doanh nghiệp chuyển đổi sang hình thức bán hàng online, tập trung coi trọng củng cố nền tảng thương mại điện tử.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta đang thích ứng nhanh với thời cuộc. Đây cũng là điều mà nhiều người kỳ vọng ở lớp doanh nhân mới, những người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cho đất nước./.

Tin mới

Thêm một loại pin xe điện ‘khủng’ vừa được trình làng: Tuổi thọ kéo dài 15 năm, đi 1,5 triệu km
2 giờ trước
Đối tác pin của VinFast kết hợp cùng 'trùm' xe buýt tại Trung Quốc trình làng loại pin có tuổi thọ lên tới 15 năm.
Sức mạnh không tưởng của Trung Quốc: Có khả năng 'chia thế giới' làm 2, Mỹ không có cửa địch lại
4 giờ trước
Trung Quốc đang chia thế giới làm 2.
Tăng giá điện: Sát thời điểm tăng giá điện, Tổng cục Thống kê cảnh báo "nóng"
4 giờ trước
Tổng cục Thống kê vừa đưa ra khuyến cáo, việc tăng giá điện tác động trực tiếp đến đời sống người dân, đặc biệt là chỉ số giá tiêu dùng CPI.
Lãnh đạo Bình Dương mời gọi nhà đầu tư từ Úc
4 giờ trước
Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc.
Giá vàng: Tổng cục Thống kê nói về tăng trưởng GDP và chỉ số giá vàng
4 giờ trước
Theo Tổng cục Thống kê, GDP 3 tháng đầu năm 2024 tăng trên 5,66%, cao hơn so với cùng kỳ quý I của các năm 2023, 2022 và 2021.

Tin cùng chuyên mục

Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
7 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Shopee ra chính sách mới, người bán hàng online kêu than bị "om tiền" nửa tháng
1 ngày trước
Các nhà bán hàng cho rằng, Shopee đang tự ý chiếm dụng vốn, không thực hiện theo thỏa thuận như đã cam kết.
15 tỷ phú thế giới dự hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Định
2 ngày trước
Nhiều tỷ phú đến từ Thái Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển, Singapore, Israel, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất sẽ dự hội nghị xúc tiến đầu tư tại Bình Định vào ngày 29/3, tới đây.
Shark Thuỷ là ai?
3 ngày trước
Ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, Chủ tịch Tập đoàn EGroup vừa bị khởi tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy Shark Thuỷ là ai và sở hữu nhiều doanh nghiệp khủng thế nào?