Điện mặt trời mái nhà khu công nghiệp: Hiệu quả nhưng khó triển khai

09/09/2021 09:41
Điện mặt trời mái nhà góp phần tiết kiệm điện và là lời giải cho bài toán kinh tế và bảo vệ môi trường nhưng còn khó triển khai do thiếu cơ chế, chính sách…

Những năm gần đây, xu hướng sử dụng điện mặt trời đang được các doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm. Hệ thống năng lượng mặt trời được lắp đặt tại các mái nhà trong thành phố, khu công nghiệp phân tán đã phần nào làm giảm áp lực lên hệ thống nguồn điện cũng như hệ thống truyền tải. Đáng chú ý, điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đã được nhiều DN FDI cũng như các tập đoàn sản xuất lớn trong khu công nghiệp quan tâm và triển khai lắp đặt, điều này vừa góp phần tiết kiệm điện và cao hơn được xem là giải pháp về bài toán kinh tế và bảo vệ môi trường.

Ông Phạm Trọng Quý Châu, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Năng lượng tái tạo Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp TP.HCM (HBA) cho biết, từ tháng 6/2020, HBA chính thức phát động Chương trình phát triển ĐMTMN tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố.

Kết thúc năm 2020, đã có tổng cộng 118 công trình được đầu tư lắp đặt mới với tổng công suất trên 76MWp, trong đó có những công trình lớn trên 8MWp được lắp đặt trên mái của một nhà máy, thậm chí có doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đến gần 15MWp trên mái của hệ thống kho bãi trong 4 khu công nghiệp khác nhau đều ở TP.HCM.

“Đơn cử như Công ty CP VNG, cuối tháng 9/2019, DN này đã hoàn thành lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời lắp đặt trên mái tòa nhà có công suất thiết kế 620.73KWp và đưa vào sử dụng từ tháng 10/2019. Thực tế năm đầu tiên đi vào hoạt động đã đạt sản lượng 859.039 KWh, đáp ứng đuợc khoảng 20% nhu cầu sản lượng điện cần cho tòa nhà, giúp giảm chi phí tương đuơng 1,5 tỷ đồng”, ông Châu cho biết.

Có thể thấy rõ nhiều lợi ích từ việc phát triển ĐMTMN, nhưng trên thực tế việc áp dụng lắp đặt hệ thống ĐMTMN trong các khu công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, thiếu các thủ tục cần thiết để hướng dẫn nhà đầu tư thi công, lắp đặt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN, đồng thời bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Ông Mai Văn Trung, Phó Tổng Giám đốc dự án thuộc Công ty Nami Solar cho biết, hiện một vài địa phương có cách hiểu chưa thống nhất và chưa cho phép lắp đặt điện mặt trời mái nhà khi chưa có đánh giá báo cáo tác động môi trường của ĐMTMN. Rào cản này gây khó khăn, cản trở các DN trong việc tiếp nhận các các lợi ích mà ĐMTMN có thể mang lại.

Tháo gỡ vướng mắc

Giới chuyên gia và đại diện các DN cùng nhìn nhận, vướng mắc lớn nhất hiện nay của đa phần các dự án ĐMTMN là do văn bản của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) yêu cầu các dự án ĐMTMN trong khu công nghiệp phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với ngành nghề sản xuất điện.

Cùng với đó, cơ chế phát triển ĐMTMN đang phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc do các chính sách, thủ tục liên quan không theo kịp với tốc độ phát triển bùng nổ của thị trường ĐMTMN khiến các nhà đầu tư khá lo lắng, quan ngại. Đến thời điểm hiện tại, dù đã trải qua hơn 9 tháng kể từ khi chính sách giá FIT 2 đã hết thời hạn áp dụng, nhưng Chính phủ chưa ban hành quyết định thay thế quy định mức giá mua điện mới từ hệ thống ĐMTMN.

Ngoài ra, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng chưa có hướng dẫn tiếp theo về thủ tục xin và chấp thuận đấu nối, hợp đồng mua bán điện, thanh toán tiền điện mua từ các hệ thống ĐMTMN gây ra những khó khăn rất lớn đối với DN và nhà đầu tư.

Trước những vướng mắc này, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, Bộ Công thương và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đang nghiên cứu các chính sách tiếp tục phát triển điện năng lượng tái tạo nói chung,  trong đó có ĐMTMN nhà nói riêng để tiếp tục khai thác các loại hình năng lượng sạch.  Phát triển ĐMTMN sẽ khai thác tốt hạ tầng của các công trình xây dựng đã có sẵn hoặc đang triển khai xây dựng phục vụ cho nhu cầu dùng điện tại chỗ, qua đó cũng tận dụng được cả hệ thống lưới điện phân phối đang có sẵn.

“ĐMTMN trong định hướng chiến lược chính sách sắp tới sẽ tiếp tục đi theo hướng đấu nối vào lưới điện 35KV trở xuống, không phải đầu tư thêm lưới điện phân phối để giải tỏa các nguồn công suất ĐMTMN. ĐMTMN phải tận dụng được hai yếu tố có sẵn là mái của các công trình xây dựng và lưới điện có sẵn. Chính sách mới cũng sẽ thiết kế theo hướng không hạn chế công suất để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu tại chỗ”, ông Hùng cho biết.

Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cũng cho biết thêm, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo khung của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế chính sách phát triển điện năng lượng tái tạo nói chung, bao gồm cả điện mặt trời mặt đất, ĐMTMN, điện mặt trời nổi…

Dự thảo sẽ được xây dựng theo hướng không hạn chế công suất, nhưng với ĐMTMN sẽ đưa ra tỉ lệ tự dùng. Mục đích để không phải đầu tư thêm lưới điện cũng như đảm bảo hệ thống ĐMTMN có tính phân tán, hạn chế phải truyền tải, tránh tổn thất điện năng và tăng đầu tư xã hội. “Với quan điểm phát triển ĐMTMN phục vụ tự dùng là chính, dự thảo cũng xây dựng giá điện theo hướng không duy trì giá cố định mà dựa trên khung giá phát điện hàng năm được Bộ Công Thương ban hành”, ông Hùng cho biết.

Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
54 phút trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
31 phút trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
21 phút trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
1 phút trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
51 phút trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.587.317 VNĐ / thùng

61.12 USD / bbl

1.66 %

- 1.03

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.504.990 VNĐ / thùng

57.95 USD / bbl

0.03 %

- 0.02

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.550.126 VNĐ / m3

3.62 USD / mmbtu

4.65 %

+ 0.16

Than đá

COAL

2.564.587 VNĐ / tấn

98.75 USD / mt

0.65 %

- 0.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
5 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Chưa từng có: Vừa tìm ra cách khai thác kim loại tỷ đô cực dễ, "làm thay đổi cuộc chơi" toàn cầu
22 giờ trước
Đột phá này đến từ người Đức.
Châu Âu công bố thời gian 'cai' khí đốt Nga, nhà cung cấp thay thế là ‘ông trùm’ quen thuộc
1 ngày trước
Trước đó châu Âu vẫn ‘chốt đơn’ 17 chuyến hàng LNG từ Nga trong tháng 4.
Subaru Crosstrek giảm tới 139 triệu đồng tại đại lý: Bản hybrid giảm nhiều nhất nhưng vẫn đắt ngang Santa Fe tầm trung
1 ngày trước
Tuy có mức giảm sâu nhất kể từ khi ra mắt nhưng giá thực tế của Subaru Crosstrek vẫn cao hơn đáng kể so với những mẫu xe cùng phân khúc.