Điện than được “ưu ái” hơn năng lượng tái tạo là không hợp với xu thế

16/09/2021 20:16
Các chuyên gia cho rằng, lựa chọn phát triển nhiệt điện than ẩn chứa nhiều rủi ro và khó khả thi, làm “thắt lại” lộ trình chuyển dịch xanh trong khi Việt Nam đang rất nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính...

Theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII cập nhật mới được Bộ Công Thương đưa ra để lấy ý kiến các đơn vị, Bộ, ngành liên quan để kịp trình Chính phủ trong tháng 9 này, nguồn điện năng lượng tái tạo sẽ giảm khoảng hơn 8.000 MW và điện than sẽ tăng hơn 3.000 MW.

Quy hoạch “thắt lại” lộ trình chuyển dịch xanh

Tại toạ đàm trực tuyến “Quy hoạch điện VIII: Mở đường hay thắt lại Lộ trình chuyển dịch xanh” do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tổ chức chiều 16/9, bà Nguỵ Thị Khanh - Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh cho rằng, dự thảo Quy hoạch vẫn đặt cược vào điện than trong vòng 10 năm chính của quy hoạch (2021-2030), và tiếp tục kéo dài sự phát triển này sang giai đoạn 2035-2045.

“Đây là lựa chọn ẩn chứa nhiều rủi ro và khó khả thi. Nhìn từ phân loại 30.000 MW điện than theo hiện trạng tiếp cận vốn có thể thấy, đến thời điểm hiện tại, chỉ có 10 dự án điện than đã thu xếp được vốn và đang xây dựng với công suất 10.800 MW, nhưng có tới 15 dự án đang ở bước đàm phán, chưa huy động được vốn, công suất vào khoảng 16.400 MW”, bà Khanh chỉ ra.

Cũng theo bà Khanh, đối với những dự án điện than có tính khả thi thấp, các địa phương không ủng hộ và khó tiếp cận tài chính (tương đương khoảng 16.400 MW) cần được xem xét lại cẩn trọng và tìm các phương án thay thế. Quy hoạch Điện VIII nên đưa giải pháp khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư lưới điện và cần xem xét ngay việc nghiên cứu ứng dụng giải pháp pin tích trữ không gây hại môi trường.

Quan ngại về việc cắt giảm nguồn điện tái tạo trong dự thảo Quy hoạch điện VIII, ông Mai Văn Trung, Phó Chủ tịch Công ty Nami Energy cho biết, đa số doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt với thách thức về tỉ trọng sử dụng điện sạch trong tổng công suất sử dụng điện chung đối với các sản phẩm xuất khẩu. “Năm 2022, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị áp trần nhất định, có nghĩa là các nhãn hàng lớn họ áp đặt tỉ trọng sử dụng năng lượng tái tạo trong sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu. Chính vì vậy, trong Quy hoạch Điện VIII cần ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch”, ông này nói.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Lê Anh Tuấn – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Biển đổi Khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cũng lo ngại dự thảo Quy hoạch Điện VIII sẽ “thắt lại” lộ trình chuyển dịch xanh. Ông Tuấn cho rằng, Việt Nam đang rất nỗ lực để giảm phát thải khí nhà kính. Nhưng dự thảo Quy hoạch Điện VIII lại tăng công suất điện than và cắt giảm năng lượng xanh, năng lượng tái tạo sẽ gây ra nhiều tác động và hệ lụy.

“Chúng ta không nên nhận định đơn thuần về mặt kỹ thuật, kinh tế năng lượng mà phải đánh giá trên phương diện rộng hơn. Vừa qua, Nghị viện châu Âu đã biểu quyết, ủng hộ ý tưởng áp thuế phát thải đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây là bước đi đầu tiên trong việc tạo lập một tiêu chuẩn kỹ thuật mới mẻ mà các nước xuất khẩu hàng hoá vào châu Âu; trong đó có Việt Nam sẽ phải quan tâm”, ông Lê Anh Tuấn nói.

Nêu quan điểm tại toạ đàm, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Halcom Việt Nam cho hay, khi xây dựng dự thảo Quy hoạch Điện VIII cần phải bám sát vào Nghị quyết 55/NQ-TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Ông Huân cho rằng, Quy hoạch Điện VIII đã cố gắng sửa chữa những khuyết điểm từ Quy hoạch Điện VII và Quy hoạch Điện VII điều chỉnh, song có điều cần hết sức cân nhắc đó là câu chuyện phát triển điện than. “Theo dự thảo vừa công bố thấy rằng điện than được “ưu ái” hơn năng lượng tái tạo là không hợp với xu thế. Bởi điện than phụ thuộc rất lớn vào vấn đề nhập khẩu, khó tiếp cận nguồn tài chính cũng như gây ra những hệ luỵ về ô nhiễm môi trường”, ông Huân nói.

Nhận thấy việc cắt giảm ngay nguồn điện than là việc làm khó nhưng ông Nguyễn Quang Huân cho rằng, quy hoạch phải phải có lộ trình giảm dần điện than trong thời gian tới. Phải tìm cách tháo gỡ dựa trên sự cân đối về hệ thống điều độ, vận hành, nâng công suất mạng lưới, hay các giải pháp về lưu trữ...

“Việc nâng công suất mạng lưới truyền tải cần 13 tỉ USD là đòi hỏi lớn về nguồn lực nên cần phải có sự tham gia của khối tư nhân. Tuy nhiên, hiện nay Điều 4, Luật Điện lực vẫn chưa quy định về sự tham gia của khối tư nhân trong hệ thống phân phối lưới điện. Chính vì vậy, cần phải có những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, cần sửa đổi Luật điện lực và cởi bỏ những rào cản về chính sách”, ông Huân đưa ra gợi ý.


Cần hệ sinh thái cho phát triển năng lượng tái tạo

Trước đó, góp ý về dự thảo Quy hoạch điện VIII của Bộ Công Thương, VSEA cho rằng, việc kìm hãm sự phát triển của năng lượng tái tạo trong thời gian tới là giải pháp dễ thực hiện cho nhà vận hành hệ thống điện nhưng chưa phải là giải pháp tối ưu nhất. Bởi lẽ, với sự cải tiến nhanh về công nghệ trong thời gian qua, điên mặt trời ở Việt Nam đã cạnh tranh được với giá thành sản xuất điện than vào năm 2021, trong khi đó điện gió được dự báo sẽ cạnh tranh với điện than mới vào năm 2025.

“Thay vì cắt giảm mạnh nguồn điện sạch từ năng lượng tái tạo, tăng nguồn điện than nguy cơ gây ô nhiễm với nhiều hệ lụy, cần ưu tiên chính sách để tạo ra hệ sinh thái cho phát triển năng lượng tái tạo bền vững, với chi phí giá thành ngày càng cạnh tranh. Chỉ khi có "lộ trình điện cạnh tranh rõ ràng" với cơ chế, chính sách đồng bộ, thì ngành công nghiệp non trẻ này của Việt Nam mới phát triển, công nghệ hiện đại được áp dụng, doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp các dịch vụ nhiều hơn từ thiết kế, xây lắp, vận chuyển, vận hành, bảo trì", VSEA kiến nghị./.

Tin mới

4 mặt hàng nông lâm, thủy sản xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong Quý I
6 giờ trước
Các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, với 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, gồm gỗ; rau quả; gạo và cà phê.
Trong khi các hãng xe ráo riết tìm nơi xây tổ, Trung Quốc lại nắm trong tay một 'thiên đường' xe cực hấp dẫn: Sẵn có nhiều nhà máy với giá cực rẻ, thu lợi nhuận cao chót vót trong năm 2023
5 giờ trước
Thậm chí Trung Quốc được coi là vị cứu tinh đối với ngành ô tô quốc gia này.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
5 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Hóa đơn tiền điện trong tháng 3 của người dân TPHCM sẽ tăng mạnh
4 giờ trước
Lượng sử dụng điện tăng sẽ dẫn đến hóa đơn tiền điện của người dân TPHCM trong tháng 3 cao hơn các tháng trước. Dự báo, sản lượng điện tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng cao và lập kỷ lục mới trong tháng 4 và 5.
Cận cảnh tiệc cưới Quang Hải: Thực khách ấn tượng với món quả cầu vàng chiên thơm
4 giờ trước
Những hình ảnh của bữa cỗ chính trong đám cưới Quang Hải - Chu Thanh Huyền tại nhà trai hôm nay (28/3) đã lộ diện.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.154.336 VNĐ / thùng

86.90 USD / bbl

1.74 %

+ 1.49

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.057.250 VNĐ / thùng

82.98 USD / bbl

2.00 %

+ 1.63

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.170.756 VNĐ / m3

1.74 USD / mmbtu

1.44 %

+ 0.02

Than đá

COAL

3.198.184 VNĐ / tấn

129.00 USD / mt

0.08 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng tăng tiếp 530 đồng/lít, RON 95 sát mốc 25.000 đồng/lít
34 phút trước
Từ 15h ngày 28/3, giá xăng E5 RON 92 tăng 410 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 530 đồng/lít.
Giá xăng tăng đồng loạt lên gần 25.000 đồng/ lít, giá dầu giảm nhẹ
12 giờ trước
Đúng như dự đoán, giá xăng dầu phiên điều chỉnh định kỳ ngày 28/3 tăng giảm trái chiều, trong khi giá xăng tiếp tục xu hướng tăng mạnh thì giá dầu giảm nhẹ.
Thêm một 'siêu phẩm' bán tải ra mắt thị trường Đông Nam Á: cực tiết kiệm xăng, thách thức Ford Ranger
18 giờ trước
Mẫu bán tải mới sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ đáng gờm như Toyota Hilux, Isuzu D-Max, Ford Ranger hay Mitsubishi Triton.
Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Chiều nay sẽ giảm?
19 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 28/3 trong nước được dự báo sẽ giảm nhẹ sau lần tăng gần nhất vào tuần trước.