Doanh nghiệp Việt phải thắng trên "sân nhà" trước khi nghĩ đến "mang chuông đi đánh xứ người"

15/03/2024 09:50
CEO của hàng loạt doanh nghiệp đầu ngành như Lộc Trời, KiDo, Thiên Long, PNJ, Vinamit... đã có những chia sẻ về chiến lược giúp doanh nghiệp Việt vươn mình phát triển, cũng như những kế hoạch mà họ đang hướng đến trong giai đoạn này, để thâm nhập thị trường quốc tế.

Theo kịp xu hướng xanh – sạch, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời, nhận định giai đoạn hiện nay thì sản xuất xanh – sạch là yếu tố quyết định phát triển bền vững. Lộc Trời đang đặc biệt chú trọng vào việc đào tạo và huấn luyện nông dân và cán bộ nghiệp vụ của mình theo hướng này, bởi đó chính là triết lý sống của doanh nghiệp (DN). Đặc biệt, một phần quan trọng trong chiến lược của Lộc Trời là xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa, trong đó áp dụng các quy trình quản lý xanh và sạch.

"Quy trình này bao gồm nghiên cứu khoa học về canh tác, đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm", ông Thòn nói và nhấn mạnh thêm việc DN đang tăng cường kiểm tra và giám sát để đảm bảo chất lượng và công bằng trong quá trình mua hàng.

"Lộc Trời thậm chí đã thiết lập chiến lược tăng giá trị cho những vùng nguyên liệu đạt chuẩn, khuyến khích nông dân áp dụng các quy trình xanh và sạch. Điều này không chỉ là cách để nâng cao giá trị của sản phẩm, mà còn đảm bảo môi trường và phục vụ người tiêu dùng. Chính những nỗ lực này đã giúp sản phẩm của chúng tôi xuất hiện trên các siêu thị ở châu Âu", ông Thòn nói.

Dẫn chứng, Chủ tịch Tập đoàn Lộc Trời cho hay tại diễn đàn lúa gạo bền vững (SRP), Lộc Trời đã đạt 100 điểm, điều mà không một quốc gia nào trên thế giới làm được trong 4 năm qua.

"Điều này chứng minh rằng sản phẩm của chúng tôi không chỉ đạt chất lượng cao mà còn đáng tin cậy và có uy tín. Chứng nhận này là minh chứng cho quy trình sản xuất bền vững của chúng tôi, kết hợp các yếu tố về đất, khí hậu, quy trình làm việc và bảo vệ môi trường, đảm bảo lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng", ông Thòn tự hào.

Còn theo ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Công ty CP Vinamit, sau dịch bệnh, thị trường đã hình thành một xu hướng mới, đó là thực phẩm xanh, thực phẩm chữa lành. Cộng thêm suy thoái kinh tế, chiến tranh, vấn đề an ninh lương thực được đặt ra, làm sao để vừa sống tốt, vừa có lương thực đầy đủ.

"Việt Nam chúng ta là nơi có tài nguyên rất quý cùng với lực lượng lao động trẻ, giỏi trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Đây là tài sản, không chỉ cho chúng ta sử dụng, cho thị trường trong nước mà nó là nguồn lực, tiềm lực để chúng ta có thể theo kịp hướng giúp sản xuất, tiêu dùng toàn cầu", ông Viên nói.

Theo Chủ tịch Vinamit, về mặt chiến lược, DN đang tiếp tục xây dựng cho mình một Viện Nghiên cứu và Ứng dụng về khoa học sức khỏe, để tập hợp những nhà khoa học trẻ, nghiên cứu những sản phẩm thật sự mang lại lợi ích về sức khỏe cho người tiêu dùng.

"Chiến lược này nhằm nâng tầm giá trị của sản phẩm nông nghiệp, nâng tầm giá trị của cây trồng. Từ đó, chúng ta sẽ có được những thương hiệu, danh hiệu, giá trị thực sự của sản phẩm không chỉ cho người tiêu dùng trong nước mà còn cho người tiêu dùng ở nước ngoài trong tương lai, mạnh dạn tham gia chuỗi giá trị toàn cầu", ông Viên khẳng định.

Ở một khía cạnh khác, ông Lê Trí Thông, CEO PNJ,  nhấn mạnh đến việc các DN phải chuyển đổi số - chuyển đổi vị thế.

Theo ông Thông, trong suốt những năm vừa qua, PNJ đã thực hiện rất nhiều những chuyển đổi về mặt công ty, quản lý, vận hành, trong đó chuyển đổi số, chuyển đổi công nghệ là những lĩnh vực mà DN ưu tiên và quyết liệt.

Chính những chuyển đổi này đã giúp cho PNJ - ngay cả trong những năm khó khăn do dịch bệnh Covid - vẫn tiếp tục phát triển.

Đặc biệt, câu chuyện về phát triển các kênh digital để tiếp cận khách hàng, đã mang lại hiệu quả tích cực, thấy rõ cho PNJ.

"Digital cũng giúp chúng tôi tối ưu hóa vận hành trong sản xuất, tối ưu hóa vận hành chuỗi cung ứng, tối ưu hóa vận hành của hệ thống bán lẻ... Hướng về phía trước, chúng tôi đang nhìn về những công nghệ mới. Ở đó, chúng tôi thấy công nghệ của câu chuyện của AI, câu chuyện của công nghệ liên quan tới Blockchain... đang làm thay đổi rất nhiều trong ngành bán lẻ.

Đó là nơi chúng tôi tiếp tục thay đổi để không chỉ mang lại lợi ích cho PNJ mà còn tạo nên những giá trị mới cho khách hàng, từ giao tiếp, tương tác, mua bán, trải nghiệm...", CEO PNJ tin tưởng.

Phải làm chủ trên "sân nhà" trước

Trong giai đoạn thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, ông Trần Thái Nguyên, Phó tổng Giám đốc Công ty Qui Phúc, khẳng định các DN Việt nên làm chủ thị trường nội địa trước khi mở rộng kênh xuất khẩu.

Tại Qui Phúc, để phát triển bền vững, DN đã tập trung vào việc chăm sóc khách hàng và xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả. Hiện tại, DN đã thành công trong việc xây dựng 63 nhà phân phối và hơn 15.000 điểm bán trên 63 tỉnh thành.

Về chiến lược sắp tới, ông Nguyên cho hay, Qui Phúc đặt ra nhiều mục tiêu tiếp theo là cập nhật công nghệ và tự động hóa quy trình. Tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm thông minh, tiện ích và chất lượng. Tiếp tục đầu tư vào năng lực nhân sự và xây dựng môi trường làm việc tích cực...

Trong khi đó, ông Trần Lệ Nguyên, CEO Tập đoàn KiDo thì khuyến nghị các DN Việt cần tăng tốc bán hàng đa kênh trước khi quá muộn.

Theo CEO Tập đoàn KiDo, trong những năm gần đây, KiDo đã chuyển mạnh sang kinh doanh trực tuyến và hiện tại doanh số bán hàng trực tuyến chiếm gần 70%. Trên nền tảng Shopee, KiDo đang đứng trong top 3.

"Trước đây chúng ta chỉ bán trên kênh truyền thống nhưng ngày nay phải bán hàng qua công nghệ, bắt đầu livestream. Giữa bán trực tiếp và online thì tiêu thụ online tăng đáng kể, đặc biệt rất có lợi cho người tiêu dùng. Khi giảm bớt những chi phí trung gian cũng như logistics, marketing, sale… Đặc biệt TikTok vẫn thường tung ra rất nhiều voucher, tất cả đều có lợi cho người tiêu dùng", ông Trần Lệ Nguyên chia sẻ.

Để xây dựng một kênh bán hàng hiệu quả trên mạng, CEO Tập đoàn KiDo góp ý, điều quan trọng nhất là phải có lượng người theo dõi đáng kể. DN Việt cần xây dựng các nền tảng và kênh truyền thông không chỉ là để quảng cáo và bán hàng, mà còn là để tương tác và cung cấp giải trí cho cộng đồng.

Mới đây, Tập đoàn KIDO đã "bắt tay" với TikTok mở kênh giải trí và livestream bán hàng mang tên E2E. Chỉ mới ra mắt hơn 3 tháng, nhưng kênh E2E đã nhanh chóng thu hút người xem khi đã có những clip lên đến hàng chục triệu view, mang lại một làn gió mới cho các tiểu thương, doanh nghiệp khi mang hàng chợ lên thương mại điện tử.

"Thương mại điện tử các nước phương Tây hay Trung Quốc đã đi trước từ rất lâu và đã rất thành công với vô vàn các nền tảng. Việt Nam đi sau nhưng vẫn còn nhiều cơ hội khi có các nền tảng mới xuất hiện. Chúng ta hãy mạnh dạn tăng tốc đừng để quá muộn mới bắt đầu!", CEO Tập đoàn KiDo khuyến nghị.

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
29 phút trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
59 phút trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Nokia 3210 (2024) rò rỉ: "Điện thoại cục gạch" huyền thoại trở lại sau 25 năm
7 phút trước
Trước đó, HMD Global đã hé lộ về màn hồi sinh của mẫu điện thoại biểu tượng này.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
44 phút trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Giá USD hôm nay 29/4: Thế giới "nín thở" chờ dữ liệu mới, giá USD chợ đen tăng vọt
50 phút trước
Giá USD hôm nay 29/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 29/4 hiện đang ở mức 24.246 đồng, giữ nguyên mức giao dịch cuối tuần qua.

Tin cùng chuyên mục

Hãng xe chuẩn bị vào Việt Nam sắp tung ra siêu phẩm SUV cỡ trung chỉ 'ăn' xăng 1,38 lít/100km, thách thức Mazda CX-5
2 giờ trước
Nằm trong phân khúc SUV cỡ trung, xe có giá bán từ 500 triệu đồng.
Xuất khẩu phục hồi nhưng ngành da giày vẫn còn nhiều nỗi lo
8 giờ trước
Quý I năm nay, xuất khẩu ngành da giày đạt 5,6 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy vậy, ngành đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, khó khăn lớn nhất là nút thắt về chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu.
Bình Dương: Nan giải chuyện di dời doanh nghiệp lên phía Bắc
12 giờ trước
Việc di dời hàng ngàn nhà máy từ phía Nam lên phía Bắc của Bình Dương là di dời cả 1 hệ sinh thái gắn liền với người lao động, doanh nghiệp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cắt băng khánh thành tại cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo
14 giờ trước
Chiều 28/4, tại hầm Núi Vung (Ninh Thuận), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khánh thành cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo và Diễn Châu – Bãi Vọt. Đây là 2 dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đánh dấu việc hoàn thành cơ bản 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 1.