Đòi cấm nhập khẩu xăng dầu, phải nghĩ đến người tiêu dùngicon

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) muốn hạn chế/cấm nhập khẩu xăng dầu để “cứu” hai nhà máy lọc dầu trong nước đang ngập trong hàng tồn kho. Có ý kiến đồng tình, nhưng cũng có quan điểm ngược lại hoàn toàn.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) muốn hạn chế/cấm nhập khẩu xăng dầu để “cứu” hai nhà máy lọc dầu trong nước đang ngập trong hàng tồn kho. Có ý kiến đồng tình, nhưng cũng có quan điểm ngược lại hoàn toàn.

Hạn chế hoặc cấm nhập vì xăng dầu trong nước “ế”

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới đây gửi văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài chính kiến nghị xem xét hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19.

Theo PVN, do giá dầu thô hiện giảm sâu và dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến rất phức tạp, tác động trực tiếp, mạnh mẽ lên toàn bộ đời sống kinh tế đã khiến hoạt động sản xuất và kinh doanh xăng dầu của PVN tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn.

Đòi cấm nhập khẩu xăng dầu, phải nghĩ đến người tiêu dùng
Nhà máy lọc dầu Dung Quất của PVN đang tồn kho lớn.

Trong quý I/2020, tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ước giảm khoảng 30% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm khi toàn bộ thị trường du lịch, dịch vụ, vận tải đóng băng. Tồn kho các sản phẩm xăng dầu tại hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn luôn ở mức cao, đặc biệt là mặt hàng xăng. Tại một số thời điểm, tồn kho xăng ở mức trên 90%.

"Các nhà máy lọc dầu Dung Quất của PVN đang chịu áp lực từ cả đầu vào (giảm giá hàng tồn kho) lẫn đầu ra (khách hàng hủy, giãn nhận hàng do nhu cầu xuống mức rất thấp)", PVN lo lắng.

PVN cho rằng lượng nhập khẩu quá lớn thực sự đã gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm xăng dầu sản xuất trong nước.

Vì thế, PVN khẩn thiết kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét ban hành các cơ chế chính sách hạn chế tối đa/cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong giai đoạn chưa kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 cũng như thị trường tiêu thụ xăng dầu nội địa đang rất khó khăn.

Chia sẻ với PV. VietNamNet, lãnh đạo doanh nghiệp dầu mối xăng dầu cho hay: Cấm nhập khẩu xăng dầu 1 tháng là rất phù hợp vì các nhà máy lọc dầu trong nước đang dư thừa công suất. Xăng dầu muốn gửi không còn chỗ trữ nữa. Khi nào hết dịch, mọi việc trở lại bình thường thì cho nhập trở lại.

Phải vì lợi ích người tiêu dùng

PGS.TS Đỗ Đức Định, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, cho rằng: Trong giai đoạn này, một số mặt hàng cũng cần có điều chỉnh chính sách để nền kinh tế vẫn có đủ cơ sở phát triển. Nếu nhập khẩu xăng dầu mà kinh tế có lợi thì tại sao phải cấm? Còn nếu thiệt hại của các nhà máy lọc dầu trong nước lớn hơn lợi ích của việc nhập khẩu mang lại thì cần nghiên cứu tạm dừng nhập khẩu.

Đòi cấm nhập khẩu xăng dầu, phải nghĩ đến người tiêu dùng
Nhu cầu tiêu thụ thấp khiến lượng xăng dầu tồn kho ngày càng nhiều.

“Lúc này, tôi không thể nói ngay là có nên dừng nhập khẩu xăng dầu hay không. Nhưng cơ quan nhà nước cùng doanh nghiệp và người tiêu dùng phải ngồi bàn với nhau, đưa ra các số liệu, phân tích kỹ càng rồi ra quyết định, sao cho hài hòa nhất”, PGS.TS Đỗ Đức Định chia sẻ.

Một cán bộ của Bộ Công Thương cho hay đã nắm được đề xuất của PVN. Tuy nhiên, ông lưu ý việc này phải “hết sức thận trọng” và cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Hiện Bộ Công Thương mới chỉ khuyến khích các doanh nghiệp xăng dầu tiêu thụ sản phẩm của hai nhà máy trong nước mà thôi.

Trong khi đó, sau khi bản tin về đề xuất hạn chế/cấm nhập khẩu xăng dầu được đưa ra, hàng trăm bạn đọc gửi bình luận đến VietNamNet đều tỏ không đồng tình với kiến nghị của PVN. “Chỉ vì lợi ích của mấy công ty mà cấm nhập khẩu xăng dầu, lợi ích của người dân thì ở đâu”, một bạn đọc bình luận.

Chuyên gia năng lượng TS Nguyễn Thành Sơn, nguyên giám đốc Công ty năng lượng sông Hồng, thì phản đối gay gắt đề xuất của PVN.

Trả lời phóng viên, TS Nguyễn Thành Sơn cho rằng: Giá dầu thế giới đang giảm rất mạnh nên cấm nhập khẩu là rất dại, thiệt cho người dân, cho nhà nước. Giá dầu thế giới giờ còn gần 30 USD/thùng, tại sao lại không tranh thủ nhập xăng dầu về. Đáng ra chúng ta phải khuyến khích nhập thật nhiều, để dùng dần chứ không nên đề xuất “đóng cửa” với xăng dầu nhập khẩu. Điều đó không đúng tinh thần mở cửa chút nào, không đúng tinh thần vì lợi ích chung mà có nhóm lợi ích ở chỗ này.

Nói về việc PVN lo ngại tiếp tục cho nhập khẩu xăng dầu sẽ làm hai nhà máy lọc dầu Dung Quất và Nghi Sơn gặp khó, thậm chí có nguy cơ đóng cửa, ông Sơn nói thẳng: Chuyện doanh nghiệp phá sản, nhà máy đóng cửa trên thị trường là bình thường. Có thể đóng cửa bây giờ, nhưng ngày mai lại mở cửa trở lại khi tình hình tốt lên. Đó là điều ai cũng phải chấp nhận. Sự vận hành của thị trường phải là như vậy chứ không thể vì lợi ích của một nhóm nhỏ được.

Ngoài ra, theo TS Nguyễn Thành Sơn, ngành năng lượng Việt Nam, trong đó có xăng dầu, đã mở cửa với thế giới. Việc nhập khẩu là rất nên làm vì trữ lượng dầu mỏ trong nước rất thấp. Khi thị trường có cơ hội như vậy thì nên tranh thủ nhập để trang trải nhu cầu năng lượng trong nước.

“Thế giới đang bán dầu giá 30 USD/thùng, còn trong nước khai thác có mỏ 50 USD/thùng. Cho nên hoàn toàn có thể nhập khẩu xăng dầu về, còn nguồn dầu mỏ trong nước có thể để dành”, TS Nguyễn Thành Sơn nói và nhấn mạnh điều hành phải vì người tiêu dùng là trên hết.

Hà Duy

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.608.554 VNĐ / thùng

61.88 USD / bbl

0.41 %

- 0.25

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.528.045 VNĐ / thùng

58.78 USD / bbl

0.78 %

- 0.46

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.430.560 VNĐ / m3

3.45 USD / mmbtu

0.82 %

- 0.03

Than đá

COAL

2.534.610 VNĐ / tấn

97.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 ổn định
10 giờ trước
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 tiếp tục giữ ổn định tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
Năm nay có lo thiếu điện?
1 ngày trước
Nhiều dự án điện đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, vậy năm nay có còn mối lo thiếu điện diện rộng?
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
1 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.
Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
2 ngày trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.