Đổi thay âm thầm, tiệm tạp hoá thôn quê đấu đại gia Thái - Nhậticon

Chủ tiệm tạp hóa Thanh Ngọc ngồi so sánh giá hàng nghìn mặt hàng chỉ với chiếc điện thoại trên tay. Sau một chạm xác nhận, xe hàng trị giá cả chục triệu sẽ giao đến tận cửa.

Chủ tiệm tạp hóa Thanh Ngọc ngồi so sánh giá hàng nghìn mặt hàng chỉ với chiếc điện thoại trên tay. Sau một chạm xác nhận, xe hàng trị giá cả chục triệu sẽ giao đến tận cửa.

 

Ông, bà chủ tạp hóa lướt smartphone, mua hàng sỉ

Mỗi cuối tuần, bà Thanh Ngọc - chủ cửa hàng tạp hóa tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai) - thay vì tìm đến các nhà phân phối sỉ để nhập hàng giờ ngồi tại chỗ để order (đặt hàng) về bán. Kem đánh răng, dầu gội, bia, nước giải khát,... từ hóa mỹ phẩm cho đến hàng thiết yếu, tất cả được giao đến tận cửa nhà.  

Tiết kiệm thời gian, nhiều tiện lợi là yếu tố khiến chủ tạp hóa truyền thống này dần chuyển sang mô hình “tạp hóa công nghệ”. Cả hai tạp hóa đối thủ trong khu phố cũng đều có gian hàng trực tuyến.

“Tôi có thể quản lý danh mục mua sắm hàng chục triệu, đối chiếu nhu cầu mua đồ của người dân giữa các giai đoạn để điều chỉnh chủng loại mặt hàng cũng như số lượng nhập về”, bà Ngọc nói.

Sự thay đổi về nhận thức của chủ tiệm tạp hóa trên không phải là trường hợp cá biệt. Xu hướng “online hóa” trong B2B sau đại dịch Covid-19 có nhiều lợi thế và cạnh tranh hơn so với bán hàng truyền thống. Ở đây, B2B là viết tắt của thuật ngữ “Business to Business” - mô hình kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT), trong đó, giao dịch xảy ra giữa các dạng thức DN với nhau, giao dịch thường bắt đầu từ các giao tiếp trên sàn điện tử. Hệ thống các tiệm tạp hóa truyền thống đang dần trở thành một chữ “B” đúng nghĩa trong chuỗi phân phối của thị trường.

Đổi thay âm thầm, tiệm tạp hoá thôn quê đấu đại gia Thái - Nhật
Mô hình tạp hóa bán lẻ đang dần quen với phương thức nhập hàng sỉ online 

Với các đại lý bán lẻ tại 26 tỉnh/thành trên cả nước, ông Nguyễn Minh Hạnh - đại diện nền tảng TMĐT Telio Việt Nam, nhận định, xu hướng “online hóa” các giao dịch mua bán có nhiều đột phá trong vài năm trở lại đây và sẽ tiếp tục phát triển. Dòng người dịch chuyển về quê sau đại dịch cũng khiến mức độ tiêu thụ hàng hóa tại khu vực tỉnh lẻ hay vùng nông thôn được dự doán tăng cao. “Tạp hóa công nghệ” sẽ không còn xa lạ ở các khu vực này.

Ông Võ Duy Phú, đại diện VinShop phân tích, xu hướng ngành bán lẻ trên thế giới đều trải qua 5 giai đoạn: chợ; siêu thị; trung tâm thương mại; e-commerce; online to offline. Sự phát triển của nền tảng công nghệ cộng hưởng với bối cảnh dịch bệnh đã thúc đẩy số hóa trong ngành bán lẻ diễn ra nhanh hơn.

Có thể, việc lên đơn online đã quá quen thuộc với nhiều người trẻ, nhưng đối với khoảng 80.000 chủ tiệm tạp hóa mà DN này đang phục vụ, họ lần đầu tiên sử dụng smartphone để nhập hàng, thì đây chính là một cuộc cách mạng lớn trong ngành bán lẻ truyền thống.

Số hóa phải thực sự mang lại giá trị

Vậy đâu là lý do khiến mô hình “tạp hóa công nghệ” đang len lỏi tới từng khu phố? Câu trả lời là chính sách giá, chương trình khuyến mãi được minh bạch niêm yết trên sàn. Ngoài ra, đối tác chỉ cần theo dõi đơn trên ứng dụng và được nhận hàng trong vòng 24h.

Theo ông Hạnh, trong bối cảnh Việt Nam đang khuyến khích đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; sắp tới, các giải pháp thanh toán qua ví điện tử cho các cửa hàng bán lẻ phát triển - đây là các xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn sau đại dịch Covid-19.

Đổi thay âm thầm, tiệm tạp hoá thôn quê đấu đại gia Thái - Nhật
Dịch bệnh là yếu tố đẩy nhanh quá trình số hóa của nhóm tiểu thương bán lẻ (ảnh: Trần Chung)

Đồng quan điểm, đại diện Vinshop cho rằng, số hóa phải mang lại giá trị cho người dùng thì họ mới có động lực để “lên đời” công nghệ. Với sự hỗ trợ từ công nghệ, luồng hàng được lưu thông nhanh hơn từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, giải quyết các vấn đề tồn tại của ngành bán lẻ truyền thống.

“Nhập hàng một chạm giúp hạn chế tiếp xúc trong bối cảnh dịch bệnh. Ngồi tại chỗ lựa chọn và so sánh giá cả nghìn sản phẩm. Hàng được giao đến tận cửa nhà trên một chuyến xe tải. Đó là giá trị rất thật mà số hóa mang lại”, ông Phú chia sẻ.

Giám đốc Trung tâm Xuất sắc về Kỹ thuật số, Đại học RMIT Việt Nam - ông Jerry Watkins nhìn nhận, sự chuyển đổi nhanh chóng của khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp sang không gian trực tuyến do các hạn chế của đại dịch đã khiến DN Việt Nam cũng như các nơi khác trên thế giới không có nhiều lựa chọn ngoài việc đẩy nhanh triển khai quy trình và hệ thống kinh doanh trên nền tảng công nghệ.

Có nhiều ý kiến đề xuất rằng, nên nhanh chóng quay trở lại hoạt động kinh doanh như thường lệ sau khi các lệnh hạn chế được dỡ bỏ. Dẫu vậy, tính khả thi của đề xuất này là không cao khi nhìn vào trường hợp của Vương quốc Anh. Ngay cả sau “Ngày Tự do”, nhiều công ty ở Anh vẫn tiếp tục hình thức làm việc tại nhà để giảm chi phí văn phòng, cải thiện sự cân bằng trong công việc - cuộc sống của nhân viên, cũng như dự phòng cho tình huống bị phong tỏa lần nữa trong tương lai, điều được dự báo là khả năng cao sẽ xảy ra.

Cũng theo chuyên gia từ Đại học RMIT, sự chuyển hướng lâu dài của nhiều người tiêu dùng sang mua sắm trực tuyến sẽ đặt dấu hỏi lớn cho tương lai của các trung tâm, cửa hàng bán lẻ và nhiều ngành nghề khác. Nhưng có một điều không thể phủ nhận, nhờ ứng dung công nghệ mà các hàng tạp hoá những tưởng lép vế đang trở nên mạnh mẽ, cạnh tranh ngang cơ với những đại siêu thị của ông lớn bán lẻ Thái - Nhật xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam

Trần Chung

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
12 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
12 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
12 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
12 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
13 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
2 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.