Đưa địa lan-loài hoa "giấc mộng vua Trần" di cư tránh rét

11/12/2017 06:19
Tháng 12, Sa Pa Lào Cai rét căm căm. Đó là lúc người trồng địa lan-loài hoa Trần mộng-giấc mộng vua Trần rục rịch cho một cuộc di cư, đưa những chậu lan về vùng có thời tiết ấm. Cuộc di cư tránh rét ấy tốn biết bao công sức, tiền bạc mà có khi đổi lại chỉ là những tiếng thở dài... Địa lan Sa pa – Loài hoa giúp nông dân làm giàuSa Pa tụt xuống 3-4 độ C, trâu bò, địa lan rủ nhau xuống núi

“Ăn lán, nằm trời”

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa, toàn huyện có khoảng 70.000 chậu địa lan, tập trung chủ yếu tại thị trấn Sa Pa và các xã: Tả Phìn, Sa Pả, Tả Giàng Phìn, Hầu Thào… Để đảm bảo chất lượng hoa lan và hạn chế tình trạng hoa không nở do thời tiết quá rét, một số hộ có điều kiện đã di chuyển địa lan về vùng ấm hơn.

dua dia lan-loai hoa "giac mong vua tran" di cu tranh ret hinh anh 1

Người trồng hoa địa lan huyện Sa Pa di chuyển địa lan về xã Tòng Sành, huyện Bát Xát.

Khi trời còn chưa tan sương, cái lạnh ở Tòng Sành (Bát Xát) dù không cứa da, cứa thịt, nhưng cũng đủ khiến chân tay run rẩy, ông Nguyễn Tiến Cường đã dậy từ sớm, cầm đèn pin soi đếm một lượt xem 157 chậu địa lan có thiếu chậu nào. Sau đợt rét vào cuối tháng 11 vừa qua, ông Cường quyết định “di cư” cùng những chậu địa lan xuống Tòng Sành. Đây là nơi ông đã tiền trạm kỹ, khoảng đất này sát với Quốc lộ 4D, thuận lợi cho việc tiêu thụ địa lan và thời tiết không quá ấm, không quá lạnh, thích hợp để kích những tai lan bật nụ. Để tiện cho việc trông coi và chăm sóc hoa lan, ông Cường thuê thêm một người.

Sau một hồi kiểm tra, ông Cường quay trở về lán được dựng tạm bằng khung tre, vách và mái được phủ bạt. Trong lán chứa đủ các vật dụng phục vụ sinh hoạt hằng ngày, gồm chăn màn, xoong nồi… và thứ không thể thiếu chính là bàn trà, điếu thuốc lào làm bạn với hai người đàn ông từ giờ đến Tết Nguyên đán. Thức ăn của họ chủ yếu là mì ăn liền, thỉnh thoảng vào nhà dân gần đó nấu nhờ bữa cơm cho đỡ nhớ. Ông Cường bảo: “Hơn 2 tháng chuyển lan xuống đây là quãng thời gian thiếu thốn, nhưng nếu tết này hoa lan bán được giá thì những vất vả kia có là gì”.

Chi phí “di cư” hàng trăm triệu đồng

Với người trồng địa lan, mỗi lần di chuyển “vườn địa lan” tốn hàng trăm triệu đồng, nhưng nếu không di chuyển, họ sẽ phải đối mặt với rủi ro khi lan không bật nụ và khó tiêu thụ. Bỏ ra chi phí lớn, nhưng đổi lại các chủ vườn có thể chắc chắn thời điểm lan nở đẹp cũng như chọn được vị trí đắc địa để tiêu thụ.

Tại một bãi đất rộng

dua dia lan-loai hoa "giac mong vua tran" di cu tranh ret hinh anh 2

Nếu cuộc di cư thành công, thời tiết thuận lợi, nhiều nhà vườn trồng địa lan, nhất là loài lan "Trần mộng-giấc mộng vua Trần" sẽ thu hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng lợi nhuận sau 1 năm chăm sóc. Ảnh: HaTV.

khác ở xã Tòng Sành, ông Nguyễn Văn Dũng, một chủ vườn địa lan lớn ở Sa Pa đang xếp những giá sắt ngay ngắn, thẳng hàng. Chiếc xe tải chở những chậu lan được buộc và bọc cẩn thận đỗ gần đó, 4 lao động người bản địa được thuê với giá 200.000 đồng/ngày để khiêng những chậu địa lan xếp lên giá sắt. Trước đó, khu đất này được ông Dũng quây lưới sắt và lưới đen nhằm điều tiết ánh nắng cũng như nhiệt độ phù hợp với địa lan.

Ông Dũng cho biết: “Thời gian này, tôi chuyển 400 chậu địa lan từ Sa Pa xuống, tính ra các loại chi phí hết gần trăm triệu đồng”. Nhưng theo ông Dũng, đó là chi phí đáng phải đầu tư, bởi theo dự báo, nếu rét đậm kéo dài như vừa qua thì địa lan ở Sa Pa sẽ khó nở đúng dịp tết. Cũng nhờ cuộc “di cư” của vườn địa lan mà nhiều lao động địa phương kiếm được nguồn thu khá.

Niềm tin về vụ lan tết

Thời điểm này, các chủ vườn địa lan ở Sa Pa đang bận rộn cho việc chuyển lan về vùng ấm hơn. Chỉ khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, đây cũng là quãng thời gian các chủ vườn vất vả hơn và thậm chí mất ăn, mất ngủ vì địa lan. Cuộc sống xa nhà thiếu thốn, phải ăn ngủ ở những chiếc lán tạm không đủ che chắn gió, vất vả là thế, nhưng những người nông dân vẫn không ngừng hy vọng. Người trồng lan tin rằng, Tết Nguyên đán năm nay sẽ có thêm nhiều khách hàng, những chậu lan được mang đi khắp nơi và người trồng được đền đáp xứng đáng với mồ hôi, công sức bỏ ra suốt năm qua.

dua dia lan-loai hoa "giac mong vua tran" di cu tranh ret hinh anh 3

Ông Nguyễn Tiến Cường chăm sóc vườn địa lan.

Ngồi nhấp ngụm chè đặc, ông Nguyễn Tiến Cường vẫn chưa quên vụ lan Tết Nguyên đán năm 2016. Đó là vụ lan ông lỗ lớn nhất kể từ khi trồng địa lan. “Nếu tính các chi phí, tôi lỗ hơn 100 triệu đồng”. Với nông dân, đó là con số lớn cho những gì họ phải bỏ ra trong một năm lao động. Nhưng không vì thế mà ông Cường nản lòng, gác lại muộn phiền về vụ lan năm trước, ông tươi cười nói: “Lỗ lãi là chuyện bình thường, năm trước lỗ, biết đâu vụ này “trời thương” lại cho lãi lớn thì sao!”.

Còn với chủ vườn Nguyễn Văn Dũng, kết quả của vụ lan Tết Nguyên đán năm 2016 như động lực giúp ông làm việc quên nghỉ ngơi. Ông tin rằng, những nỗ lực và tâm huyết không biết mệt mỏi của ông đối với vườn địa lan sẽ đem về số doanh thu cao hơn năm trước.

Bữa cơm chiều muộn của những chủ vườn đưa lan đi “tránh rét” rất đạm bạc, chốc chốc, những người đàn ông xa gia đình lại nhấp ngụm rượu cho ấm người giữa cái lạnh tê tái. Thỉnh thoảng, vài người dân quanh khu vực ra những vườn lan “tạm” để ngắm nghía, bàn chuyện về chăm hoa lan sao cho hoa bật nụ đẹp nhất vào đúng dịp tết. Những câu chuyện cứ nối tiếp như không muốn dứt. Nhưng điều các chủ vườn quan tâm nhất ở thời điểm này chính là giá địa lan năm nay và những dự định trong tương lai nếu như vụ lan này lãi lớn.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
5 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
6 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
7 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.834.631 VNĐ / tấn

17.16 UScents / lb

1.72 %

- 0.30

Cacao

COCOA

227.283.028 VNĐ / tấn

8,743.00 USD / mt

1.62 %

- 144.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.560.357 VNĐ / tấn

393.57 UScents / lb

3.26 %

- 13.26

Gạo

RICE

15.146 VNĐ / tấn

12.81 USD / CWT

1.08 %

- 0.14

Đậu nành

SOYBEANS

9.967.400 VNĐ / tấn

1,043.50 UScents / bu

0.31 %

+ 3.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.446.263 VNĐ / tấn

294.75 USD / ust

0.12 %

+ 0.35

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
3 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.