Đua nhau gom nhà đất trước khi thị trường... tỉnh giấc

 Giới đầu tư đang đua nhau “bắt đáy” BĐS khi thị trường này đang tồn tại song song hai trạng thái khá ngược: vừa khan hàng do nguồn cung giảm sút, lại vừa “chạm đáy” về giá khi bức tranh kinh tế chung khốn khó vì Covid-19.

 Giới đầu tư đang đua nhau “bắt đáy” BĐS khi thị trường này đang tồn tại song song hai trạng thái khá ngược: vừa khan hàng do nguồn cung giảm sút, lại vừa “chạm đáy” về giá khi bức tranh kinh tế chung khốn khó vì Covid-19.

Những người am hiểu thị trường sẵn vốn tin rằng, lúc này chính là một cơ hội vàng bởi khi “tỉnh giấc” trở lại sau dịch bệnh, giá bất động sản (BĐS) sẽ tăng nhanh trở lại.

Chọn nhà sớm, đợi khoản hời lớn

"Bán căn hộ 2 phòng ngủ, đủ đồ, diện tích 65m2, mặt đường Cầu Giấy, giá 1,95 tỷ đồng, có thương lượng", chị Hà Linh Chi (Hà Nội) chỉ vào lời rao trên một trang BĐS tấm tắc, mức giá này là quá tốt so với thời gian cuối năm ngoái.

Là một nhà đầu tư theo rất sát giá đất khu vực Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, chị Chi cho hay, mức giá 30 triệu m2 cho một căn chung cư cao cấp, hướng Đông Nam ngay mặt đường lớn là món hời với những người đang có sẵn tiền nhàn rỗi. "Một căn tương tự trước đây phải cao hơn ít nhất 2 giá, đó là mức sau khi đàm phán giằng co rất nhiều lần mới được thế", chị nói.

Theo chị, trong khoảng một tháng qua, những người làm nghề như chị bỗng có rất nhiều sự lựa chọn bởi nhiều dự án “ngon” đang được chào bán với giá tốt, chưa kể các chính sách kích cầu mùa dịch được tung ra nhưng khách hàng vẫn đang ngần ngừ vì tâm lý giữ tiền đề phòng dịch kéo dài.

Rất nhiều căn hộ khu vực Mỹ Đình, Trung Hòa, Trần Duy Hưng dù không mới nhưng có vị trí đẹp, hồ sơ pháp lý đã hoàn thiện, cơ sở hạ tầng tốt. Bởi thế, trước đây khách muốn mua đều phải bỏ ra số tiền chênh không nhỏ thì nay mức chênh hầu như rất nhỏ hoặc thậm chí là bằng giá.

"Một căn 70-80m2, nếu không mất 2-3 giá chênh thì tính ra, người đầu tư đã được lời 140-240 triệu đồng rồi. Qua một thời gian nữa, số tiền này có thể còn nhân lên nữa vì cầu tăng mạnh sau khi dịch qua đi. Khi ấy, chắc chắn tôi sẽ không bán với giá cũ", chị Linh Chi nói.

Không sẵn tiền nhàn rỗi như chị Chi nhưng anh Ngô Đức Hải cũng đang lên kế hoạch đầu tư vào một căn chung cư khu vực quận Long Biên. Theo anh, thời điểm hiện tại, để kích cầu, các chủ đầu tư đang liên kết rất chặt với ngân hàng để triển khai các gói mua nhà với lãi suất vô cùng ưu đãi.

"Hiện nhiều ngân hàng đã giảm tới 2%/năm cho khách hàng cá nhân mới. Bên cạnh đó, tôi được biết, các ngân hàng còn đang có kế hoạch về việc giãn nợ, khách vay tiền mua nhà có thể sẽ được thêm lợi về kỳ hạn thanh toán. Mua nhà thời điểm này là sự lựa chọn phù hợp", anh Hải nhận xét.

Đua nhau gom nhà đất trước khi thị trường... tỉnh giấc

Theo nhà đầu tư này, đây là thời điểm ai nắm được BĐS sớm sẽ là người đi trước. Tâm lý chung của nhiều người hiện tại là dồn hết tiền ở các kênh về cất giữ trong nhà. Khi thị trường nóng trở lại, lượng tiền này sẽ đổ vào thị trường và tạo ra nhiều cơ hội ăn nên làm ra cho nhưng người sớm có trong tay quỹ nhà như anh.

Nguồn cung khan hiếm kéo dài

Đánh giá tình hình thị trường thời điểm này, đại diện Savills Việt Nam cho biết, nhiều nhà đầu tư vẫn không rời bỏ thị trường mặc dù bức tranh chung đang khó khăn. Thậm chí, trên thị trường hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn âm thầm tìm kiếm BĐS ở các khu vực ăn theo các công trình hạ tầng giao thông lớn, các dự án có pháp lý rõ ràng, thiết kế theo tiêu chuẩn cao cấp.

"Những nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực BĐS lâu năm chắc chắn sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Cơ hội chính là nhiều người sẽ mua được nhà với giá hợp lý trong thời điểm hiện nay cũng như dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm tiềm năng cho giỏ hàng của mình ", đại diện Savills Việt Nam nói.

Một vấn đề quan trọng được các chuyên gia chỉ ra là, nguồn cung BĐS trong thời gian tới chắc chắn sẽ khan hiếm bởi tác động dịch bệnh, rất nhiều chủ đầu tư đã phải tạm dừng xây dựng và  không thể ra hàng.

Báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, thị trường BĐS trong quý 1/2020 có lượng cung, tỷ lệ hấp thụ thấp nhất trong vòng bốn năm qua. Cả quý 1, lượng cung mới chào bán cả nước chỉ đạt 18.700 sản phẩm.

Tại một trong những thị trường sôi động nhất nước là TP.HCM, báo cáo mới nhất của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cũng nêu tình trạng: Nguồn cung căn hộ vốn dĩ đã khan hiếm vì các vấn đề pháp lý, giờ càng khan hiếm hơn với chỉ 2.256 căn, mức thấp nhất từ năm 2014. Về giá bán, trong quý này, giá bán căn hộ trung bình cũng chỉ đạt 2.452 USD/m2, giảm 15% so với quý trước.

Trong khi nguồn cung đang khan hiếm, những người am hiểu thị trường đều có chung đánh giá, cầu sẽ tăng mạnh trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Sự kết hợp của cả 2 yếu tố khiến việc đầu tư thời điểm này không hề ly kỳ mà ngược lại vô cùng triển vọng.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, Việt Nam đang có nhiều chính sách đối phó với Covid -19 với những thành công được quốc tế và người dân ghi nhận. Bởi thế, "có cơ sở vững chắc để tin rằng sau khi dịch bệnh đi qua, Việt Nam sẽ là điểm đến rất hấp dẫn" và thu hút đầu tư từ nhóm khách hàng nước ngoài và Việt kiều. Dó đó, cầu BĐS dự báo sẽ tăng mạnh ở hầu hết các phân khúc.

Nói về cơ hội vàng của khách hàng BĐS ngay giữa “cơn bão” Covid, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch -Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: Một nền kinh tế sau trận ốm thường phải gượng gạo, nhưng với riêng BĐS, cơ hội sẽ nhìn thấy ngay khi dịch kết thúc, và hiện tại chính là thời điểm thuận lợi để chuẩn bị cho cơ hội ấy.

 Hải Đăng

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
7 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
7 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
5 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
5 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
4 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Mitsubishi Xpander 2025 ra mắt: Lưới tản nhiệt mới, màn hình to hơn, thêm túi khí, có camera 360, giá quy đổi khiến người Việt ao ước
11 giờ trước
Mitsubishi Indonesia vừa công bố phiên bản 2025 cho bộ đôi Xpander và Xpander Cross chủ lực với một số thay đổi nhẹ đáng chú ý.
Cả lô xe Nga, chiếc đắt nhất chỉ từ 390 triệu: "Nếu bền với ăn xăng ít thì chạy đầy đường"
12 giờ trước
Cách đây không lâu, những chiếc xe Lada đã chính thức cập cảng tại Việt Nam sau 28 năm vắng bóng.
CMC Telecom sẽ xuất hiện tại sự kiện bảo mật hàng đầu Việt Nam
12 giờ trước
Vào ngày 23/5, CMC Telecom sẽ tham dự Vietnam Security Summit 2025, sự kiện an ninh mạng thường niên hàng đầu Việt Nam, quy tụ hơn 1.000 chuyên gia và 50 nhà cung cấp giải pháp bảo mật hàng đầu trong nước và quốc tế.
Ngày này năm xưa: Bộ đôi Elantra, Tucson cùng ra mắt, đều giảm doanh số nhưng vị thế hoàn toàn trái ngược
13 giờ trước
Sự kiện ra mắt bộ đôi Elantra và Tucson đánh dấu bước điều chỉnh sản phẩm nhằm duy trì sức cạnh tranh trong hai phân khúc sedan hạng C và SUV hạng C vốn có sự cạnh tranh gay gắt.