Đường nhập lậu tăng theo cấp số nhân, mía đường nội gặp khó

02/06/2019 08:00
Buôn lậu quy mô lớn và gian lận thương mại trắng trợn, công khai đã khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang.

Đường nhập lậu khiến đường trong nước tổn thất lớn

Báo cáo của Hiệp hội mía đường Việt Nam cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn nghiêm trọng của ngành mía đường là sự vi phạm kéo dài của tình trạng buôn lậu đường quan biên giới và gian lận thương  mại. Giai đoạn 1999 - 2008, lượng đường nhập lậu khoảng 100.000 tấn/năm.

Đến giai đoạn 2009-2015, lượng đường nhập lậu gấp 3 lần trước đó khoảng 350.000 tấn/năm. Từ niên vụ 2015-2016 đường nhập lậu và gian lận thương mại với khối lượng ước tính khoảng 800.000 tấn/năm. “Tốc độ” tăng trưởng lượng đường nhập lậu được tính theo cấp số nhân.

Gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam trong thời gian dài và nghiêm trọng hơn trong 2 năm vừa qua. Việc buôn lậu quy mô lớn và gian lận thương mại trắng trợn, công khai đã khiến cho 1/3 các nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ và nông dân chưa biết trồng cây gì thay thế.

Đường nhập lậu tăng theo cấp số nhân, mía đường nội gặp khó - Ảnh 1.

Đường nhập lậu tăng theo cấp số nhân, mía đường nội gặp khó.


Ông Thạch Phước Bình – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Trà Vinh cho biết, hiện tỉnh Trà Vinh có khoảng 4.500 - 5.000 ha diện tích đất trồng mía đường. Gần đây giá mía giảm sâu khiến đời sống bà con vô cùng khó khăn. Từ 4.500 ha giảm xuống còn 3.500 ha, điều này khiến nguyên liệu cung cấp cho nhà máy trên địa bàn tỉnh giảm nên phải nhập của các nơi khác.Hội nhập trong hoàn cảnh cạnh tranh bất bình đẳng và gian lận thương mại sẽ đẩy nông dân và các nhà máy vào tình trạng đóng cửa. Các hộ nông dân trồng mía, doanh nghiệp chế biến đường chắc chắn sẽ chịu tổn hại to lớn, thậm chí ngành mía đường Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "xoá sổ". Thị trường của gần 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào đường nhập khẩu từ Thái Lan.

“Hiện chi phí đầu tư của bà con với mỗi 1.000 m2 gồm chi phí chăm sóc, phân bón khoảng 7 triệu đồng nhưng với giá bán 800 đồng thì chỉ được khoảng 3-4 triệu nên ảnh hưởng rất lớn đến đời sống. Hiện bà con nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, nhiều hộ phải cầm cố đất đai. Thậm chí có tình trạng người dân đã bỏ mặc mía đường vì càng đầu tư càng lỗ. Nhiều hộ dân chuyển sang trồng cây trồng khác hoặc nuôi trồng thủy sản, nhưng việc này không hề đơn giản” - ông Bình cho biết.

Cạnh tranh gay gắt khi hội nhập

Ngoài những khó khăn về đường nhập lậu, từ ngày 1/1/2020, Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) chính thức được áp dụng, tất cả hạn ngạch và thuế nhập khẩu đường dự kiến sẽ bị bãi bỏ hoàn toàn. Ngành mía đường sẽ có sân chơi chung là toàn khu vực Đông Nam Á. Mía đường Việt Nam sẽ phải trực tiếp đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp mía đường nước khác.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên viện trưởng viện kinh tế Việt Nam cho rằng, chúng ta cần phải nhìn nhận từ năng lực của ngành cho tới đối thủ cạnh tranh hiện nay của ngành mía đường. Thứ nhất, về năng lực của ngành mía đường so với đối thủ. Nếu năng lực của ngành thấp, làm mía đường có hay không? Nếu không mang lại thu nhập cho người nông dân như kỳ vọng thì chúng ta phải rút người nông dân ra. Đi với đó là tái cấu trúc, chuyển đổi cấu trúc…

“Trước đây, Việt Nam đặt ra mục tiêu 1 triệu tấn đường để mang lại công việc cho ngời nông dân. Nếu bây giờ mở cửa hội nhập thì 1 triệu tấn chúng ta phải tính lại xem trực tiếp là diện tích này là bao nhiêu, cần bao nhiêu? Nhà máy nào sống được, nhà máy nào không làm được? Ngoài ra, chúng ta còn phải tập trung tái cơ cấu theo hướng mở rộng là như thế nào để tăng hiệu quả? Mía thì làm được gì ngoài đường, mình cũng phải tính?” - PGS.TS Trần Đình Thiên nói

Phải nhập các nhà máy, liên kết để phát triển thậm chí là cho phá sản nhiều doanh nghiêp làm không hiệu quả. Với đối thủ cạnh tranh, chúng ta cần phải xác định đối thủ là ai, chiêu thức là gì để nâng cao năng lực của chúng ta. Chiêu thức của đối thủ để ta có chiêu đối lại phù hợp.

Đơn cử như với Thái Lan, ta có thể đàm phán với họ để tạo ra sức mạnh cùng phát triển. Đây là sự sống còn của ngành mía được, chúng ta cần phải quyết liệt mới có thể giải được bài toán này, PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích./.


Tin mới

Tin vui cho fan Việt Nam: iPad Pro mới ra mắt, mẫu iPad này bỗng "thơm lây", giá giảm sốc chỉ còn 8 triệu
4 giờ trước
iPad Gen 10 đã được Apple chính thức giảm giá xuống chỉ còn khoảng 8 triệu đồng, ngang với mức giá của chiếc iPad rẻ nhất ở thị trường Việt Nam.
Samsung trình diễn loạt TV cao cấp thế hệ mới tại Việt Nam: AI là điểm nhấn, giá thấp nhất 38 triệu đồng
3 giờ trước
3 dòng TV cao cấp gồm Neo QLED 8K, Neo QLED 4K và TV OLED 2024 sẽ được mở bán tại thị trường Việt Nam từ ngày 1/6.
Nóng: VinFast công bố thông số chi tiết của VF 3 - nhiều thú vị về bộ tính năng an toàn
3 giờ trước
VinFast đã chính thức công bố thông tin chi tiết của VF 3, bao gồm các hạng mục từ thông số kỹ thuật đến trang bị an toàn.
Huawei Cloud tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục xây dựng nền tảng hệ sinh thái
2 giờ trước
Tăng trưởng mạnh mẽ trong 4 năm qua tại khu vực châu Á là thành tích đáng nể để Huawei Cloud tiếp tục xây dựng nền tảng hệ sinh thái mạnh mẽ cho các đối tác để thúc đẩy tăng trưởng và khai thác các cơ hội mới trong số hóa ngành.
Điều hòa Panasonic tạo nên cơn sốt nhờ giảm một nửa chi phí tiền điện
2 giờ trước
Tiết kiệm điện là yếu tố quan trọng nhất được người mua điều hòa đặt ra, và điều hòa Panasonic với công nghệ tiết kiệm điện sử dụng Inverter kết hợp với trí tuệ nhân tạo đang rất được ưa chuộng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.714.688 VNĐ / tấn

163.20 JPY / kg

-0.12 %

- -0.20

Đường

SUGAR

10.967.077 VNĐ / tấn

19.56 UScents / lb

-0.20 %

- -0.04

Cacao

COCOA

221.084.077 VNĐ / tấn

8,693.00 USD / mt

0.68 %

+ 59.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.814.263 VNĐ / tấn

202.99 UScents / lb

1.37 %

+ 2.74

Đậu nành

SOYBEANS

11.152.101 VNĐ / tấn

1,193.40 UScents / bu

-1.46 %

- -17.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.462.457 VNĐ / tấn

373.20 USD / ust

-1.40 %

- -5.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

23.935.814 VNĐ / tấn

42.69 UScents / lb

-2.51 %

- -1.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Châu Âu ra sức săn lùng một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng 4.000%, nước ta thu về hơn nửa tỷ USD từ đầu năm
38 phút trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng này.
Xót xa nhiều vườn sầu riêng tiền tỉ rụng sạch trái
10 phút trước
Nắng nóng kéo dài và mưa đột ngột khiến nhiều vườn sầu riêng tiền tỉ ở Đắk Lắk bị sốc nhiệt, rụng sạch trái, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Viên Vibi: Từ “bà trùm nông sản” đến “chiến thần” livestream TikTok thu tiền tỉ
30 phút trước
Phiên livestream thứ 2 của Viên Vibi kết hợp cùng MCV Shoppertainment đã xuất sắc mang về gần 6 tỉ đồng. Đặc biệt, chỉ trong 1 giờ đầu tiên, Viên Vibi đã cán mốc 1 tỉ đồng.
Măng cụt xanh lại sốt xình xịch, giá nửa triệu đồng/kg
23 giờ trước
Sau cơn sốt "gỏi gà măng cụt", măng cụt xanh rớt giá thảm hại nhưng hiện giờ loại quả này lại được rao bán trên chợ mạng với giá 400.000 - 500.000 đồng/kg đã gọt vỏ.