Ế ẩm xuất khẩu than và chuyện thiếu than cho điện

19/11/2019 17:51
Nhiều năm nay, ngành than được cho phép xuất khẩu mỗi năm khoảng 2 triệu tấn than. Nhưng đến cuối năm đều xuất khẩu không hết.

Được xuất khẩu, vẫn 3 năm liền bán không hết

Theo báo cáo của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), năm 2019 TKV được phép xuất khẩu 2 triệu tấn than. Nhưng khối lượng than xuất khẩu ước thực hiện năm 2019 khoảng 1,2 triệu tấn (bằng 59% kế hoạch).

Tổng công ty Đông Bắc được phép xuất khẩu 50 nghìn tấn, nhưng dự kiến chỉ bán được 10 nghìn tấn.

Theo các đơn vị này, nguyên nhân chính của việc thực hiện xuất khẩu than năm 2019 thấp hơn kế hoạch là do thị trường xuất khẩu than truyền thống của TKV và Tổng công ty Đông Bắc chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khu vực châu Âu với yêu cầu cao về chất lượng than và tiến độ giao hàng.

Ế ẩm xuất khẩu than và chuyện thiếu than cho điện - Ảnh 1.

Xuất khẩu than cũng khó tiêu thụ. Ảnh: Lương Bằng


Thời điểm đầu năm 2019, giá than thế giới ở mức cao, than xuất khẩu của Việt Nam có sức hấp dẫn với các nhà sử dụng nước ngoài. Tuy nhiên, các đơn vị trên cho rằng việc chậm được đồng ý xuất khẩu than dẫn đến cảnh “ế” than.

Cụ thể, đến tháng 5/2019 sau khi kế hoạch xuất khẩu than được thông qua, TKV và Tổng công ty Đông Bắc mới có cơ sở tổ chức thực hiện xuất khẩu than nên các đối tác truyền thống (đặc biệt là Nhật Bản) đã tìm kiếm nguồn than thay thế và ký kết các hợp đồng mua bán than trong năm 2019 với các nhà cung cấp khác. “Đây cũng là thời điểm giá than thế giới có chiều hướng giảm nên việc tìm kiếm đối tác mới gặp nhiều khó khăn”, TKV cho biết.

Đáng chú ý, đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu không hết lượng than được Bộ Công Thương cho phép xuất. Trong hai năm 2017 và 2018, lượng than xuất khẩu cũng thấp hơn kế hoạch đặt ra.

Bộ Công Thương giải thích: Khối lượng than xuất khẩu năm 2017 và 2018 của hai đơn vị trên là hơn 4 triệu tấn, bao gồm hơn 2 triệu tấn than cục, tham cám 1-2-3 cho thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước châu Âu, còn 2 triệu tấn than cám khu vực Vàng Danh - Uông Bí (là loại than có chất lượng bốc thấp, lưu huỳnh cao, nhu cầu sử dụng trong nước ít) cho thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc.

Tuy nhiên, năm 2017 chúng ta không xuất khẩu được loại than này, 2018 chỉ xuất được 50.000 tấn sang Thái Lan.

Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chính do Trung Quốc áp dụng quy định về hàng rào chất lượng đối với than nhập khẩu, các loại than nhập khẩu vào Trung Quốc trước khi pha trộn, sử dụng phải được giám định lại chất lượng theo hàng rào tiêu chuẩn các nguyên tố vi lượng như thủy ngân, arsen, clo, flo,... do Chính phủ Trung Quốc quy định.

Bộ Công Thương thừa nhận than antraxit của Việt Nam không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn trên.

Khi đó, TKV đã phải liên hệ với đối tác ngoài Trung Quốc để xuất khẩu và pha trộn với các chủng loại than khác để tiêu thụ trong nước và đã chế biến, tiêu thụ trong nước hết khối lượng than trên.

Ế ẩm xuất khẩu than và chuyện thiếu than cho điện - Ảnh 2.

Cảng nhập than của một nhà máy nhiệt điện. Ảnh: Lương Bằng


Đằng sau chuyện vừa phải nhập vừa cho xuất than

Theo Bộ Công Thương, kết quả cân đối cung cầu than hiện nay cho thấy, giai đoạn đến năm 2030 Việt Nam sẽ dư thừa than cục, than cám 1-2-3 mà trong nước chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không hết với khối lượng khoảng 2,1 triệu tấn/năm.

Đây là loại than chỉ có ở Việt Nam, sử dụng phù hợp cho công nghệ luyện thép chất lượng cao (thép không gỉ) của Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, Việt Nam nhập khẩu tới 23,78 triệu tấn than, trong đó chủ yếu là than bitum và á bitum cho sản xuất điện, không có chủng loại than cục, than cám 1-2-3.

Nhiều ý kiến lâu nay vẫn thắc mắc vì sao thiếu than cho nhiệt điện phải nhập khẩu, vẫn đem xuất khẩu than? Thực tế, đó là bài toán cân đối lợi ích,

Chia sẻ với PV. VietNamNet, một chuyên gia có hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành khoáng sản cho rằng việc xuất khẩu than phải được nhìn nhận kỹ lưỡng, không phải cứ thấy “thiếu than cho điện” mà băn khoăn việc xuất khẩu.

“Than xuất khẩu là loại có giá trị rất cao. Nếu cho TKV xuất khẩu 10 triệu tấn than, thì tiền thu về có thể nhập được 25-30 triệu tấn than cho điện. Như vậy, chúng ta sẽ cân bằng được năng lượng ngay”, vị này chia sẻ và cho rằng dùng than tốt để đốt điện là lãng phí.

Bởi vì, than dùng để đốt điện không cần độ tro với chất bốc cao, mà cần độ bền nhiệt. Xỉ than antraxit (loại xin xuất khẩu) có chất bốc cao, độ tro thấp nên bay lên trời, sinh ra bụi mịn, gây ô nhiễm môi trường. Còn loại than bitum để đốt điện thường kết lại thành keo, xỉ hạt xỉ tấm rất dễ xử lý, có thể trộn lẫn với sản phẩm hóa dầu phụ dầu làm phụ gia làm giao thông, hạ tầng.

“Xuất khẩu 1 triệu tấn than tốt là nhập khẩu được 3 triệu tấn than cho điện”, chuyên gia này tính toán bài toán kinh tế.

Tin mới

Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
10 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Vì sao đấu thầu vàng miếng lại "ế" 13.400 lượng?
9 giờ trước
Kết quả phiên đấu thầu vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện sáng nay (23/4) cho thấy các đơn vị dự thầu đều tỏ ra rất thận trọng. Chỉ có 2 đơn vị trúng thấu 3.400 lượng, còn số lượng "ế" lên đến 13.400 lượng.
Hàng hóa chuyển qua Shopee, TikTok hàng tỷ USD mỗi tháng, có nên miễn thuế VAT?
8 giờ trước
Lượng giao dịch hàng hóa có giá trị nhỏ xuyên biên giới đã tăng gấp nhiều lần trong thời gian qua vì thế cần đặt ra vấn đề có nên miễn thuế VAT hay không.
'Tôi nợ Toyota một lời xin lỗi'
8 giờ trước
Vì sao trưởng bộ phận nghiên cứu ngành xe và không gian tại Morgan Stanley, ông Adam Jonas, nói như vậy?
Đang đi nhậu với bạn bè, người đàn ông nhận tin nhắn trúng Vietlott gần 70 tỷ đồng nhưng không kiểm tra điện thoại
7 giờ trước
Đây là giải thưởng Jackpot 2 có giá trị lớn nhất của Vietlott qua kênh SMS.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

2.228.944 VNĐ / thùng

87.60 USD / bbl

0.46 %

+ 0.40

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

2.101.769 VNĐ / thùng

82.60 USD / bbl

0.85 %

+ 0.70

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

1.226.690 VNĐ / m3

1.78 USD / mmbtu

-0.66 %

- -0.01

Than đá

COAL

3.511.430 VNĐ / tấn

138.00 USD / mt

-2.65 %

- -3.75

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Lo thiếu điện, Bộ Công Thương huy động thêm hàng tỷ kWh điện trước... "giờ G"
6 giờ trước
Trong Quyết định số 924/QĐ-BCT về kế hoạch cung ứng điện năm 2024 và các tháng cao điểm từ tháng 4 đến tháng 7/2024 vừa được Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành, tổng nguồn điện đã tăng hơn 4,3 tỷ kWh so với kế hoạch đặt ra trước đó.
Lo thiếu điện, EVN lên kịch bản mua điện "sốc" từ Trung Quốc, ước tính 9 tỷ kWh/năm
13 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam (EVN) cho biết, trong năm 2024 đã đàm phán mua 1,8 tỷ kWh điện từ Trung Quốc, tăng hơn 700 triệu kWh so với kế hoạch.
Đàm phán tăng nhập khẩu điện
14 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã lên 2 kịch bản cho mùa nắng nóng, trong đó có tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào.
Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Kéo dài đà giảm mạnh
15 giờ trước
Giá xăng dầu hôm nay 23/4 trên thế giới vẫn đang trong chuỗi ngày giảm mạnh kéo dài từ tuần trước bất chấp căng thẳng ở Trung Đông.