FDI vào Việt Nam sẽ biến động thế nào trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

16/07/2018 14:26
TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng với những diễn biến hiện nay, nếu kéo dài xu hướng ổn định tỷ giá, sức cản thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ lớn dần lên.

Luỹ kế nửa đầu năm 2018, Việt Nam có khoảng 17.500 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 331,2 tỷ USD. Vốn giải ngân luỹ kế khoảng 180,7 tỷ USD. 

Tính theo tỷ lệ phần trăm GDP hay theo đầu người, vốn FDI vào Việt Nam đã vượt Trung Quốc, Ấn Độ và phần lớn các nước ASEAN. Tuy nhiên, dòng vốn này có thể bị tác động ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, theo nhận định của TS. Nguyễn Minh Phong, đăng tải gần đây trên báo chí.

Giống hầu hết các nhận định của các chuyên gia, ông Phong cho rằng cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới rất khó đoán định.

Cả hai bên, ông Phong phân tích, trong trạng thái vừa đánh vừa đàm phán, lấy lợi ích quốc gia của mình là mục tiêu tối thượng. Cuộc chiến này chưa rõ hồi kết nhưng hệ luỵ rất đa dạng, đa chiều, dần dần ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Bình luận sâu về tác động đến tiền tệ, ông Phong cho biết sức ép tăng lãi suất đồng USD của Mỹ và giảm giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ cùng hợp lực làm tăng sức ép lên tỷ giá VND.

Sức ép giảm giá VND (tăng tỷ giá đối với đồng USD) sẽ gia tăng cùng chiều với sự gia tăng nhập siêu và khan hiếm ngoại tệ, cũng như quy mô dòng chảy ngược USD ra ngoài biên giới trước sức hút chênh lệch lãi suất huy động đồng USD của Việt Nam, hiện bằng 0% và chưa có dấu hiệu tăng, với Mỹ là từ 1,75-2% và sẽ tiếp tục tăng chậm.

Theo ông, nếu kéo dài xu hướng ổn định tỷ giá, tức làm tăng giá trị danh nghĩa VND, sự bất lợi về xuất khẩu của hàng Việt sẽ đậm nét hơn và sức cản thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng sẽ lớn dần lên. Điều này đồng nghĩa với khả năng thu hẹp sản xuất và xuất khẩu của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài, vì bị thiệt hại về tỷ giá khi đầu tư vào Việt Nam.

Mặt khác, nếu buộc phải tăng tỷ giá, tức giảm giá VND, để tăng thu hút FDI, thì áp lực lạm phát trong nước sẽ là thách thức lớn nhất của nửa cuối năm 2018, trong bối cảnh sức ép lạm phát chi phí đẩy và lạm phát tiền tệ trong nước giữ nguyên, thậm chí còn tiếp tục gia tăng cùng quá trình tăng tốc tự chủ tài chính và thị trường hóa cộng đồng đông đảo các đơn vị sự nghiệp công trong nước theo lộ trình đã định.

Chính vì vậy, cuộc chiến này, nếu kéo dài, ông Phong cho rằng có thể làm xuất hiện những đảo chiều hoặc bẻ ghi dòng FDI trong khu vực và thế giới theo hướng né các thị trường đang chịu mức thuế cao, dồn tụ vào các nước ít có có nguy cơ áp thuế - bảo hộ nhiều hơn.

Do đó, ông Phong cho rằng một mặt cần bám sát động thái của cuộc chiến thương mại, một mặt tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn bị kỹ các kịch bản tình huống, tăng năng lực phản ứng chính sách và phản ứng thị trường, linh hoạt các giải pháp ứng phó cần thiết để hạn chế tác động tiêu cực của cuộc chiến thuơng mại Mỹ - Trung, duy trì động lực cho phát triển kinh tế Việt Nam từ khu vực doanh nghiệp FDI.

Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
5 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
5 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
4 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
4 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
3 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

105.352.398 VNĐ / lượng

3,335.20 USD / toz

0.27 %

+ 9.00

Bạc

SILVER

1.166.451 VNĐ / lượng

36.93 USD / toz

0.21 %

+ 0.08

Đồng

COPPER

292.386.752 VNĐ / tấn

506.20 UScents / lb

1.55 %

- 7.95

Bạch kim

PLATINUM

44.449.096 VNĐ / lượng

1,407.15 USD / toz

1.81 %

+ 25.05

Nickel

NICKEL

400.388.400 VNĐ / tấn

15,282.00 USD / mt

0.48 %

- 73.00

Chì

LEAD

54.095.140 VNĐ / tấn

2,064.70 USD / mt

0.15 %

- 3.20

Nhôm

ALUMINUM

68.007.340 VNĐ / tấn

2,595.70 USD / mt

0.48 %

- 12.50

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Một quốc gia châu Á đang ráo riết phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc: Sỡ hữu hơn 12 triệu tấn ‘vàng nâu’ chứa kim loại đất hiếm, ông lớn nội địa tuyên bố: “Tiền không phải vấn đề”
20 phút trước
Trong vòng 5 năm tới, thị trường đất hiếm toàn cầu sẽ có sự thay đổi lớn.
SUV Toyota bán chạy nhất thế giới: Ngang cỡ CR-V mà giá gấp đôi, đắt có 'xắt ra miếng'?
1 ngày trước
Mẫu xe bán chạy nhất thế giới có gì nổi bật để có thuyết phục khách hàng Việt xuống tiền?
Giá bạc hôm nay 3/7: tiếp tục trạng thái giằng co
1 ngày trước
Giá bạc trong nước và thế giới đều giảm trong bối cảnh bất ổn thương mại và tài chính gia tăng.
Trừng phạt bủa vây ngành thép của Nga - một quốc gia mừng thầm vì trúng lớn: 'Cứu tinh đây rồi'
1 ngày trước
Quốc gia này đang đẩy mạnh xuất khẩu thép sang Nga khi gặp khó ở một số thị trường châu Á và Đông Nam Á.