Food Industry Asia: Đóng góp hơn ¼ GDP, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam xếp thứ 2 khu vực trong việc thúc đẩy kinh tế sau đại dịch Covid-19

19/08/2021 12:42
Đặc biệt, năm 2020 khi Việt Nam là điểm sáng khu vực trong công tác phòng chống dịch, ngành công nghiệp thực phẩm ghi nhận mức tăng trưởng 4%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của GDP. Có thể thấy, khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam rất cao và hiện xếp thứ 2 trên 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore.

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với sự gia tăng ca bệnh nhanh chóng do biến thể Delta lan rộng: Điều này đem đến thách thức lớn không chỉ cho ngành y tế mà cả lĩnh vực nhu yếu phẩm, bao gồm lương thực. Sớm nhận thấy tính cấp thiết, nhiều chuyên gia trong các toạ đàm thời gian qua đã có kiến nghị nhanh chóng đẩy mạnh nuôi trồng, đưa các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm vào danh mục hàng hoá thiết yếu để duy trì sản xuất.

Thực tế, ngành nông nghiệp thực phẩm luôn chiếm một vai trò quan trọng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế nước ta. Báo cáo của Oxford Economics mới đây cho thấy, ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam đóng góp 86,4 tỷ USD vào GDP trong năm 2019, tương đương tỷ trọng 26% và cung cấp 27,5 triệu việc làm - chiếm một nửa lực lượng lao động trên cả nước. Ngành nông nghiệp thực phẩm cũng đóng góp tổng cộng 13,2 tỷ USD vào thu nhập thuế quốc gia.

Đặc biệt, năm 2020 khi Việt Nam là điểm sáng khu vực trong công tác phòng chống dịch, ngành công nghiệp thực phẩm ghi nhận mức tăng trưởng 4%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung của GDP. Có thể thấy, khả năng thúc đẩy phục hồi kinh tế của ngành nông nghiệp thực phẩm Việt Nam rất cao và hiện xếp thứ 2 trên 10 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Singapore, báo cáo nhấn mạnh.

Dù vậy, trong làn sóng thứ 4 bùng phát mạnh và ngày càng diễn biến phức tạp, rủi ro về cung cầu cũng như tài khóa gây áp lực gián đoạn đà tăng trưởng của ngành. Câu hỏi đặt ra, cần có những biện pháp hợp hỗ trợ ngành nông nghiệp thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thiết yếu cả trong và sau đại dịch.

Dưới góc độ người trong cuộc, Giám đốc điều hành Food Industry Asia – ông Matt Kovac – trong lần chia sẻ mới đây cũng cho biết, cần thiết hợp tác đa ngành cũng như nên tận dụng nông nghiệp thông minh trong giai đoạn "bình thường mới".

Theo đó, Chính phủ Việt Nam và ngành nông nghiệp thực phẩm cần hợp tác chặt chẽ để tạo ra một môi trường thương mại thuận lợi, đảm bảo nguồn cung cấp lương thực luôn công khai, minh bạch và có thể dự trù trước. Điều này sẽ tạo nền móng cho một mạng lưới thực phẩm đáng tin cậy và đảm bảo nguồn cung thực phẩm, nguyên liệu cho mọi người - cả ở cấp độ người tiêu dùng và đơn vị sản xuất.

Các nhà hoạch định chính sách cũng cần hợp tác chặt chẽ với ngành nông nghiệp thực phẩm để đưa ra các chính sách tiềm năng nhằm khôi phục vị thế tài khóa của Việt Nam khi chúng ta vượt qua được đại dịch lần này.

Một ví dụ minh họa là việc tăng thuế bán hàng có thể tác động lên nhu cầu và phúc lợi của các hộ gia đình Việt Nam, do thực phẩm đồ uống không cồn hiện đang chiếm hơn một phần ba chi tiêu của hộ gia đình. Vị này nhấn mạnh, việc tiến hành áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đường và nhựa cũng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng: Dù các biện pháp kể trên có thể giải quyết vấn đề sức khỏe và môi trường đồng thời tạo ra doanh thu tài chính, tuy nhiên nếu can thiệp quá nhiều sẽ gây ra tác dụng ngược.

Thứ hai, về việc tận dụng nông nghiệp thông minh. Theo đại diện Food Industry Asia, nông nghiệp thông minh hiện chiếm gần 2/3 tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp thực phẩm vào GDP của Việt Nam, và được ước tính sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2020. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư lớn cho công nghệ và phát triển kĩ năng mới, đồng thời nâng cao tầm quan trọng của việc đưa nông nghiệp thông minh áp dụng tại Việt Nam. Từ đó, giúp nâng cao khả năng phục hồi cũng như tăng cường hiệu quả cho chuỗi giá trị thực phẩm truyền thống vốn sử dụng nhiều lao động tại Việt Nam.

Tựu chung, chuyển đổi ngành nông nghiệp Việt Nam thành một lĩnh vực tăng trưởng cao sẽ giúp đất nước tiến lên hậu đại dịch. Trên hết, việc áp dụng các công nghệ và giải pháp sáng tạo giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí và thực hiện các quy tắc cảnh báo sớm.

Những tháng cuối của năm 2021 được dự báo còn nhiều khó khăn cho ngành nghiệp thực phẩm và nền kinh tế quốc gia, nhìn ở khía cạnh tích cực cũng cơ hội để ngành nâng cao khả năng phục hồi, tính bền vững và năng suất. Để đạt được mục tiêu này, phải có sự hợp tác giữa nhiều bên để phát triển ngành nông nghiệp thực phẩm - nhiệm vụ trọng yếu trong quá trình phục hồi sau đại dịch.

Tin mới

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
27 phút trước
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Khu vực Nam Hà Nội ở đâu là đích ngắm mới của nhà đầu tư bất động sản?
29 phút trước
Trong bối cảnh bất động sản trung tâm Hà Nội liên tục tăng mạnh, Thường Tín nhanh chóng trở thành cái tên được chú ý nhờ chuẩn bị lên quận, cùng hàng loạt quy hoạch lớn.
Bất thường lượng điện tiêu thụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
2 giờ trước
Theo quy luật hàng năm, mức tiêu thụ điện vào các kỳ nghỉ lễ, tết thường giảm mạnh so với trước lễ nhưng đối với dịp 30/4-1/5 năm nay thì lại trái ngược.
Loạt tour du lịch nước ngoài dưới 10 triệu đồng hút khách dịp cao điểm hè
2 giờ trước
Doanh nghiệp lữ hành đang chào bán hàng loạt tour du lịch nước ngoài cho dịp cao điểm hè với giá chưa tới 10 triệu đồng, thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Tiêu thụ điện trong 5 ngày nghỉ lễ tăng kỷ lục, miền Bắc bị cảnh báo "nóng" về điện
3 giờ trước
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), so với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2023, kỳ nghỉ lễ này trong năm tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, sản lượng điện tăng 37,2%, công suất tiêu thụ cực đại toàn hệ thống tăng hơn 30,6%.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.