Giá lợn hôm nay 13.12: Bộ Nông nghiệp đang sửa chiến lược chăn nuôi

13/12/2017 07:49
Việc cả hệ thống chính trị cùng tham gia giải cứu thịt lợn chỉ là giải pháp tình thế, nếu các hộ chăn nuôi không tham gia các chuỗi liên kết trong thời gian tới, điệp khúc giải cứu sẽ lặp lại, và như thế người chăn nuôi sẽ luôn thua thiệt. Thí điểm mô hình mẫu từ chuỗi liên kết DN gạo, mía với HTX, hộ nông dân“Hổng” lớn trong chuỗi liên kết, chỉ 20% nông sản bán qua siêu thị

Ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) chia sẻ tại hội thảo Chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi giá trị, tổ chức tại Hà Nội ngày 12.12. Hội thảo được tổ chức để lấy ý kiến các chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước, giúp Việt Nam xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn 2016 -2020.

Tổ chức sản xuất là “tử huyệt”

gia lon hom nay 13.12: bo nong nghiep dang sua chien luoc chan nuoi hinh anh 1

Tham gia liên kết chuỗi sẽ giúp nông dân cải thiện tình hình dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: Đình Thắng

“Bộ NNPTNT đang sửa chiến lược chăn nuôi theo hướng phát triển chuỗi. Chúng ta hô khẩu hiệu chưa đủ, phải có chính sách hỗ trợ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp, HTX để dẫn dắt nông hộ đi vào thị trường. Dựa trên các ý kiến góp ý, chúng tôi sẽ trình Chính phủ sửa đổi các chính sách, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững”.

Sau 20 năm hội nhập, năng suất chăn nuôi của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Nhưng chưa bao giờ trong lịch sử, ngành chăn nuôi lợn lại rơi vào khủng hoảng dư thừa nguồn cung như từ đầu năm 2017.

“Do vậy Thủ tướng Chính phủ đã phải chỉ đạo cả hệ thống chính trị chung tay chia sẻ khó khăn giúp người chăn nuôi lợn, góp phần giúp giá lợn hơi tăng từ 20.000 lên 27.000 đồng/kg, góp phần giảm thiệt hại 3.000 tỷ đồng cho người nông dân. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giải pháp tình thế.

Nguyên nhân chính là khâu tổ chức sản xuất yếu kém, đặc biệt khâu yếu nhất là kết nối người sản xuất với thị trường. Trước đây, khi giá lợn tăng, người người chăn nuôi, nhà nhà chăn nuôi, chăn nuôi theo tâm lý đám đông nên đã dẫn đến khủng hoảng thừa” - ông Nguyễn Xuân Dương cho biết.

Hơn một năm qua, giá lợn liên tục giảm sâu, người chăn nuôi không có lãi. Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho rằng, bất cập chính là ở khâu tổ chức chăn nuôi theo chuỗi liên kết còn quá khiêm tốn. Nếu không nhanh chóng tổ chức xây dựng các chuỗi liên kết thì chúng ta sẽ lặp lại tình trạng giải cứu liên tục, hôm nay có thể là lợn, mai có thể là gà, bò…

Đồng tình với quan điểm đó, ông Hoàng Vũ Quang - chuyên gia của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết, Viện này đã nghiên cứu khảo sát hiệu quả các mô hình liên kết chuỗi trong chăn nuôi tại Việt Nam trong thời gian qua. Thực tế cho thấy số mô hình liên kết hiện đã triển khai rất ít, mức độ liên kết, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi rất thấp. Trong khi trên thế giới, các mô hình liên kết chuỗi sẽ giúp chúng ta cải thiện tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, dễ dàng truy xuất nguồn gốc, phân biệt rõ ràng những khâu yếu kém...

Muốn phát triển phải xuất khẩu

Đó là khẳng định của lãnh đạo Cục Chăn nuôi, theo đó việc gia tăng xuất khẩu, giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm sẽ tạo ra trật tự mới cho ngành chăn nuôi. Cũng theo ông Nguyễn Xuân Dương, trong thời hội nhập, giá lợn hơi vẫn duy trì ở mức 40.000 đồng/kg thì không thể cạnh tranh được.

Ông Vinod Ahuja - chuyên gia chính sách của Tổ chức Nông - Lương Liên Hợp Quốc (FAO) khu vực châu Á, Thái Bình Dương cho biết, khủng hoảng giá lợn đã gây ra hệ lụy lớn tới các nông hộ nhỏ lẻ. Nhưng nếu chúng ta bỏ qua nông hộ nhỏ lẻ thì không bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Việt Nam muốn xuất khẩu chăn nuôi cần có giải pháp phát triển bền vững.

Thực tế, không phải bây giờ Bộ NNPTNT mới tính tới liên kết sản xuất chuỗi, nhưng bây giờ chúng ta mới thấy rõ ràng hơn vai trò của nó. Về chính sách xây dựng chuỗi, nhiều chuyên gia cho biết, phần thua thiệt vẫn đang đứng về phía người chăn nuôi, các doanh nghiệp ở thế an toàn. Nếu chúng ta có chính sách tốt hơn, mọi thành viên trong chuỗi đều được chia sẻ. Việc phát triển chăn nuôi theo chuỗi sẽ đảm bảo lợi ích các bên là then chốt của giai đoạn tới.

Chính vì vậy theo ông Vinod Ahuja, làm thế nào để bảo vệ người nông dân trước các cú sốc thị trường là một câu hỏi khó. Gợi ý về giải pháp, ông Vinod Ahuja cho rằng, quan trọng nhất phải có các quy định cụ thể về luật hợp đồng, cân nhắc các quy định bảo vệ người nông dân khi thị trường có nhiều khó khăn. Hơn nữa, người nông dân phải được tham gia vào quá trình cung cấp thông tin, ra quyết định.

Chia sẻ về việc liên kết sản xuất bền vững, ông Hoàng Vũ Quang cho biết, Công ty bò sữa Mộc Châu có quỹ bảo hiểm vật nuôi và quỹ bảo hiểm giá sữa cho nông dân. Mỗi lít sữa được bán ra sẽ được trích lại một khoản nhỏ để bảo hiểm. Hay HTX sản xuất - chăn nuôi bò sữa Tân Thông Hội (TP.HCM) đã thay mặt các thành viên, đàm phán mua vật tư đầu vào cho các thành viên, làm giá thành rẻ hơn. Họ cũng mua sữa từ các thành viên với giá cao hơn để bán lại cho các công ty sữa. Đó chính là việc tạo ra các liên kết chia sẻ rủi ro, bền vững. 

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
14 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
55 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
40 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.566.089 VNĐ / tấn

393.58 UScents / lb

3.26 %

- 13.25

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.936.834 VNĐ / tấn

1,040.30 UScents / bu

0.53 %

+ 5.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.439.100 VNĐ / tấn

294.50 USD / ust

0.03 %

+ 0.10

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.