Gỡ vướng cho tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

09/08/2019 09:12
Hết quý 2/2019 mới có 35 trong tổng số 127 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa...

"Khi nhắc đến cổ phần hóa, thoái vốn chúng ta vẫn thường nghe đến những việc làm thế nào để đảm bảo lợi ích cao nhất cho Nhà nước, bán được giá cao nhất và không gây thất thoát cho Nhà nước...", TS. Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế chia sẻ tại Diễn đàn tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước diễn ra tại Hà Nội ngày 8/8.

TS. Ngô Trí Long nhấn mạnh, bên cạnh mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước  với hiệu quả cao nhất thì còn phải hướng đến những mục tiêu quan trọng và lâu dài hơn như giúp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, giữ gìn thương hiệu, ngành nghề kinh doanh chính để từ đó tạo điều kiện cho phát triển bền vững của cả nền kinh tế trong dài hạn... 

 Việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước không phải là bán hết cổ phần là xong mà phải để doanh nghiệp đó phát triển mạnh mẽ và tạo ra giá trị cho nền kinh tế.

Tỷ lệ doanh nghiệp cổ phần hóa quá thấp

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính chia sẻ, đến nay quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. 

Hết quý 2/2019 mới có 35 trong tổng số 127 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục phải cổ phần hóa. Còn về thoái vốn nhà nước, tính từ năm 2016 đến hết quý II/2019 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 15.821 tỷ đồng, thu về 50.630 tỷ đồng... Một phần nguyên nhân của sự chậm trễ này là do vướng mắc ở các quy định pháp lý.

Nhưng nguyên nhân lớn nhất là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo. 

Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước.

Bổ sung thêm, ông Trần Nguyên Nam - Ban Kế hoạch tổng hợp SCIC cho biết, từ năm 2006 đến nay SCIC đã tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 1.059 doanh nghiệp với tổng giá trị vốn nhà nước gần 21.500 tỷ đồng, trong đó có 19 tập đoàn, tổng công ty đã cổ phần hóa. Đặc biệt là đa số các doanh nghiệp nhận bàn giao có kết quả sản xuất kinh doanh tốt. 

Cổ tức bằng tiền giai đoạn 2011-2019 của các doanh nghiệp trong danh mục quản lý của SCIC tại thời điểm 30/6/2019 lũy kế là 29.900 tỷ đồng.

"Thực tế là SCIC cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Như việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm, quy mô hạn chế. Việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước gặp nhiều khó khăn do đa số doanh nghiệp khi tiếp nhận còn tỷ lệ vốn nhà nước không đủ chi phối hay phủ quyết. Doanh nghiệp có tỷ lệ vốn nhà nước cao thì hoạt động không hiệu quả, nhiều tồn tại về tài chính từ giai đoạn trước...", ông Nam nhấn mạnh.

Tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp

Cũng theo ông Nam, công tác thoái vốn nhà nước chậm do pháp luật còn quy định chồng chéo tại nhiều văn bản thay vì tại một văn bản duy nhất, cho dù chỉ ở cấp thông tư. Các quy định hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy định khung, mang tính nguyên tắc nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp nhà nước thường xuyên phải hỏi ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý các vấn đề phát sinh.

Ngoài ra, còn tồn tại khá nhiều vướng mắc về phía doanh nghiệp là đối tượng thoái vốn như tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc đã có cổ đông khác sở hữu chi phối tại doanh nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước, doanh nghiệp làm ăn yếu kém, thua lỗ kéo dài, doanh nghiệp không có lợi thế về đất đai, giá khởi điểm bán vốn quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư...

Ông Nguyễn Như Quỳnh, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng cho rằng, hiện nay doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa đang được xem là trụ cột của thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Nếu tính riêng số doanh nghiệp niêm yết thì hiện có đến 162 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 44%, còn trên thị trường UPCoM thì có đến 457 doanh nghiệp cổ phần hóa, chiếm 54%. Do đó, cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước; có biện pháp đôn đốc và xử lý nghiêm đối với những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá từ trước đây nhưng vẫn chưa đưa cổ phiếu lên UPCoM.

TS. Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh, khi nhắc đến cổ phần hóa, thoái vốn, một trong những điều chúng ta vẫn thường nghe đến nhất là "đảm bảo lợi ích cao nhất cho Nhà nước" hoặc "bán được giá cao nhất" và "không gây thất thoát cho Nhà nước". 

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, bên cạnh mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước với hiệu quả cao nhất, việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước còn nhắm đến những mục tiêu quan trọng và dài hạn hơn là giúp nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, giữ gìn thương hiệu, ngành nghề kinh doanh chính để từ đó tạo điều kiện cho phát triển bền vững của cả nền kinh tế trong dài hạn.

Ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh, cơ chế, chính sách về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán cổ phần và thu hút được các nhà đầu tư có tiềm năng, đồng thời quan tâm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động.

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
5 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
4 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
4 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
3 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
3 giờ trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Tin cùng chuyên mục

Người truyền lửa cho Startup trẻ - Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng
41 phút trước
Phong trào khởi nghiệp đang trở thành động lực cho nhiều bạn trẻ dấn thân vào con đường kinh doanh. Môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang ngày càng được cải thiện nhờ các nỗ lực của Chính phủ đã tạo tiền đề và cơ hội thuận lợi cho phong trào khởi nghiệp trong giới trẻ.
10 bí mật bên trong “vườn táo” Apple ngay cả fan cứng cũng chưa chắc đã biết
17/04/2024 11:45
Ngày nay, nói đến Apple là chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một trong những công ty công nghệ đứng đầu thế giới, với hàng tỷ thiết bị được sử dụng trên toàn cầu, theo thống kê Apple công bố năm 2023. Là công ty cực kỳ nổi tiếng, Apple cũng có một lịch sử lâu đời và chứa đựng nhiều sự thật mà không phải ai cũng biết, từ những ngày hãng thành lập cho tới nay.
Nhà khoa học, doanh nhân hiến kế phát triển kinh tế tư nhân
15/04/2024 17:33
Hội nghị Chiến lược phát triển Kinh tế tư nhân 2024 với mục tiêu nâng cao hình ảnh, năng lực đội ngũ doanh nhân Việt, thúc đẩy doanh nhân Việt tham gia đối thoại góp ý chính sách, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập.
Thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại
15/04/2024 06:03
Tại hội thảo, nhiều chủ đề hấp dẫn được các diễn giả cùng bàn luận như chiến lược phát triển doanh nghiệp ứng với xu thế hội nhập quốc tế, thúc đẩy chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại…