Góc tối của những streamer Trung Quốc kiếm 100.000 USD/tháng: ‘Chôn vùi’ thanh xuân ở studio, mệt mỏi chán nản nhưng lúc nào cũng 'đeo mặt nạ' vui vẻ trước camera

28/03/2019 00:01
Không ít thanh thiếu niên Trung Quốc đã bỏ học để tìm kiếm vận may với nghề streamer. Ngay cả nông dân cũng bỏ ruộng vườn để theo đuổi ước mơ làm giàu từ Internet.

Yu Li là một thanh niên sống ở tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc với công việc chính là livestream kiếm tiền. Mỗi ngày, anh dành nhiều giờ đồng hồ tại một studio để phát trực tiếp trên mạng xã hội YY và khi anh kể chuyện cười hay nói một câu gì đó đáng chú ý, người hâm mộ sẽ gửi "quà ảo" nhưng có giá trị tiền thật cho anh.

Buổi livestream của Yu là sự kết hợp giữa trò chuyện, âm nhạc và sự hài hước. Ngoài ra, anh còn thành lập và điều hành công ty tài năng Wudi Media chuyên đào tạo và quảng bá những thành viên muốn trở thành ngôi sao trên mạng.

Góc tối của những streamer Trung Quốc kiếm 100.000 USD/tháng: ‘Chôn vùi’ thanh xuân ở studio, mệt mỏi chán nản nhưng lúc nào cũng đeo mặt nạ vui vẻ trước camera - Ảnh 1.

Yu Li trong một buổi livestream trên YY.

Dù livestream đang trở nên phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Mỹ nhưng Trung Quốc mới là quốc gia bùng nổ mạnh nhất hình thức này. Khoảng một nửa trong số 700 triệu người dùng Internet của Trung Quốc đã dùng các ứng dụng livestream – nhiều hơn dân số Mỹ.

Tại Mỹ, người có ảnh hưởng trên các phương tiện truyền thông xã hội kiếm được rất nhiều tiền từ quảng cáo. Các "ngôi sao" ở Trung Quốc cũng có thu nhập cao nhưng phần lớn đến trực tiếp từ người hâm mộ dưới dạng quà tặng – giống như một lọ đựng tiền ảo. Theo iResearch, thị trường livestream Trung Quốc trị giá ít nhất 3 tỷ USD trong năm 2016, tăng 180% so với năm trước. Các nhà phân tích dự đoán lĩnh vực này sẽ sớm tạo ra nhiều tiền hơn hệ thống phòng vé tại đất nước tỷ dân.

Do Facebook và Google vẫn bị chặn ở Trung Quốc nên Tencent và nhiều công ty địa phương khác đang phát triển mạnh. YY vốn dĩ là một cổng chơi game nhưng sau này đã phát triển thành nền tảng xã hội dẫn đầu trong lĩnh vực livestream.

Yu đến từ Mãn Châu, năm 16 tuổi anh trở thành thợ cơ khí và khi không sửa chữa máy móc, anh thường ghé thăm các quán cà phê Internet. Trong khi chơi trò chơi điện tử, anh đã học được một cách phát âm khá thú vị và sử dụng nó trong những buổi livestream sau này của mình.

Năm 2014, Yu thành lập Wudi và thu nhập từ việc livestream và kinh doanh của anh đã tăng lên mức hơn 100.000 USD/tháng. Để phát triển công ty, Yu luôn cần nguồn tân binh liên tục. Một trong số đó là Lu Yongzhi, thanh niên 26 tuổi từng làm nghề buôn bán gia súc. Cha dượng của Lu là một nông dân không có máy tính và cũng không biết sử dụng smartphone nên ông không thể xem con trai livestream và thuyết phục mọi người trong làng rằng Lu kiếm tiền từ công việc này.

Góc tối của những streamer Trung Quốc kiếm 100.000 USD/tháng: ‘Chôn vùi’ thanh xuân ở studio, mệt mỏi chán nản nhưng lúc nào cũng đeo mặt nạ vui vẻ trước camera - Ảnh 2.

Lu khi còn ở quê làm nghề buôn bán gia súc.

Khi mới vào nghề, Lu từng phải ngủ trên sàn nhà của một người bạn, livestream gần 10 tiếng/ngày và chỉ kiếm được một khoản tiền ít ỏi. Tuy nhiên sau một vài năm ký hợp đồng với Yu, sự nghiệp của Lu đã phát triển hơn. Giờ đây anh có thể kiếm hàng ngàn USD mỗi tháng và dùng hàng hiệu sang chảnh.

Sự nổi lên của những "ngôi sao" như Yu đã biến livestream thành một cơn sốt. Không ít thanh thiếu niên Trung Quốc đã bỏ học để tìm kiếm vận may với nghề streamer. Ngay cả nông dân cũng không phải ngoại lệ khi bỏ ruộng vườn để theo đuổi ước mơ làm giàu từ Internet.

Ngay cả nông dân cũng không phải ngoại lệ khi bỏ ruộng vườn để theo đuổi ước mơ làm giàu từ Internet.

Nhiều người thậm chí còn phẫu thuật thẩm mỹ hoặc trang điểm đậm để có gương mặt ưa nhìn. Tuy nhiên theo Yu, không nên lạm dụng phẫu thuật. Thay vào đó, tiêm botox, filler hay làm trắng da sẽ ít rủi ro hơn. Chính vì ngoại hình đóng vai trò ngày càng lớn, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã đặt ra ranh giới giữa gợi cảm và gợi dục. Do đó, nhiều livestream phản cảm đã bị thẳng tay đàn áp.

Điều này khiến một số streamer lo ngại rằng việc kiếm tiền sẽ trở nên khó khăn nhưng trên thực tế, vấn đề nằm ở cơ cấu trả tiền. Đối với mỗi 1.000 USD quà tặng ảo kiếm được, streamer chỉ nhận được vài trăm USD bởi 50% đã về tay YY và khoảng 20% được chuyển cho người quản lý.

Lu Mingming, một tân binh 25 tuổi thường dành nhiều giờ mỗi ngày trong studio. Theo cô, phần khó nhất là phải luôn xuất hiện trong bộ dạng dễ thương và vui vẻ trong nhiều giờ liền, 7 ngày/tuần.

Góc tối của những streamer Trung Quốc kiếm 100.000 USD/tháng: ‘Chôn vùi’ thanh xuân ở studio, mệt mỏi chán nản nhưng lúc nào cũng đeo mặt nạ vui vẻ trước camera - Ảnh 3.

Lu Mingming luôn phải tỏ ra vui vẻ mỗi lần livestream.

Có những streamer chia sẻ rằng họ cảm thấy khó khăn trong việc nghĩ ra ý tưởng mới và cuộc sống của họ rất tẻ nhạt khi chỉ suốt ngày quanh quẩn trong studio. Ngay cả Yu, ngôi sao livestream và ông chủ của một công ty đôi khi cũng nghi ngờ về cuộc sống của mình.

Anh chia sẻ: "Trong quá khứ, kể cả lúc không có tiền, tôi vẫn có thể làm bất cứ điều gì mình muốn nhưng giờ đây, tôi phải thận trọng đến từng lời nói". Lời khuyên của Yu cho những người mới trở thành streamer là "tập trung phát triển khả năng của mình thay vì làm ‘trò lố’ để nổi tiếng nhanh nhất có thể".

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.