Hà Nội truy xuất nguồn gốc sản phẩm trái cây tại cửa hàng bằng mã QR

22/01/2018 22:49
Theo kế hoạch mới được UBND TP Hà Nội ban hành, năm 2018, Thành phố sẽ thí điểm ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc với các sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành.

ha noi truy xuat nguon goc san pham trai cay tai cua hang bang ma qr hinh anh 1

Kế hoạch duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 vừa được UBND TP Hà Nội ban hành.

Kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội; giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, nhân lực, chi phí quản lý; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, chống thất thu cho ngân sách nhà nước; làm công cụ hữu hiệu phục vụ công tác thống kê, xây dựng chính sách quản lý, điều tiết và phân phối trên thị trường các sản phẩm minh bạch về xuất xứ nguồn gốc phù hợp với quá  trình hội nhập quốc tế.

Đồng thời, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội; nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn.

Đặc biệt, với người tiêu dùng, kế hoạch hướng tới mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và sức khỏe, niềm tin của người tiêu dùng; được tham  gia, phát huy quyền giám sát, kiểm tra của mình với hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc sử dụng, chia sẻ và được cung cấp thông tin về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.

Để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra, Kế hoạch của UBND TP Hà Nội cũng nêu rõ các giải pháp sẽ được Thành phố tập trung triển khai. Trong đó, bên cạnh các giải pháp về tham mưu, chỉ đạo và tuyên truyền, tập huấn, Kế hoạch cũng dự kiến những nội dung công việc nhằm triển khai duy trì và phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm.

Cụ thể là, hoàn thiện chương trình, xây dựng quy trình quản lý, hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm phục vụ quản lý, kiểm soát nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn từ các cơ quan quản lý đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố; hướng dẫn truy xuất nguồn gốc bằng công cụ điện tử từ cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến ở những vùng, hợp tác xã sản xuất tập trung, cở sản xuất nông sản thực phẩm chủ lực theo chuỗi trên địa bàn Thành phố đến các cửa hàng, siêu thị, chợ đầu mối.

Quản lý nhận diện, truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm theo chuỗi từ trang trại đến người tiêu dùng; quy trình kiểm soát, truy xuất nguồn gốc ứng dụng CNTT được thực hiện xuyên suốt theo đường đi của sản phẩm từ nơi sản xuất, sơ chế, chế biến, vận chuyển kinh doanh tại chợ đầu mối, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đến người tiêu dùng.

Đáng chú ý, theo lộ trình được UBND TP Hà Nội đưa ra trong Kế hoạch, năm 2018, cùng với việc thí điểm ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR trong quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn nội thành, Thành phố cũng sẽ thí điểm ứng dụng quy trình mã xác thực chống hàng giả; đồng thời hỗ trợ thí điểm ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đối với một số sản phẩm nguy cơ cao về mất an toàn thực phẩm như rau, thịt, thủy sản.

Theo đó, sẽ xây dựng quy định và thiết lập mã số định danh với các cơ sở trong chuỗi nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố, thử nghiệm hệ thống theo dõi luồng di chuyển của sản phẩm, xây dựng cơ sở dữ liệu trung tâm cho phép truy cập trực tuyến trên Internet thông qua mã QR của sản phẩm bằng điện thoại thông minh; hỗ trợ thiết bị truy xuất công cộng tại các điểm kinh doanh nông sản thực phẩm; tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho người sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng.

Cũng theo lộ trình của Thành phố, năm 2019, sẽ thực hiện mở rộng ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm nông sản thực phẩm khác, tập trung tại các cơ sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở chế biến quy mô lớn, siêu thị, chợ đầu mối; hỗ trợ doanh nghiệp, Ban quản lý chợ bố trí các khu vực, thiết bị tương tác, hỗ trợ người tiêu dùng thực hành truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn.

Năm 2020, Hà Nội phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn Thành phố ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Đồng thời, tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30 - 50%.

UBND Thành phố giao Sở NN&PTNT Hà Nội chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán hàng nằm trình Ủy ban phê duyệt và triển khai Kế hoạch duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.

Tin mới

Nông dân nuôi cua biển lãi đến 160 triệu đồng/ha/vụ
11 giờ trước
Từ đầu tháng 5 đến nay, nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải bước vào vụ thu hoạch nuôi cua biển đầu tiên trong năm 2024.
Trải nghiệm dịch vụ chuẩn mực quốc tế dành cho khách hàng cao cấp
1 phút trước
Không chỉ được tiếp cận các giải pháp tài chính đẳng cấp toàn cầu, khách hàng cao cấp tại Việt Nam còn có nhiều cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp xứng tầm theo chuẩn mực quốc tế.
Mua Mercedes GLC của showroom xe cũ 4 tháng chưa sang tên được, nữ chủ xe tuyệt vọng: ‘Thấy dấu hiệu bị lừa, có ô tô mà không dám đi’
1 phút trước
Chị M. cho biết cả chủ showroom và nhân viên sales đều úp mở, không bàn giao được giấy tờ và làm thủ tục sang tên chiếc Mercedes-Benz GLC 250 cho dù chị đã chuyển gần hết số tiền mua xe từ cuối năm 2023.
Giá vàng tăng "điên cuồng" sau khi rộ tin Israel và Hamas bắt đầu giao tranh dữ dội ở Rafah
2 phút trước
Giá vàng hôm nay trên thế giới tăng vượt mốc 2.350 USD/ounce, trong khi vàng SJC trong nước cũng chạm mốc 92 triệu đồng/lượng, tăng gần 3 triệu đồng 1 lượng so với mở phiên.
Nhiều ngân hàng "đua" tăng lãi suất tiết kiệm tháng 5
2 giờ trước
Theo khảo sát của Dân Việt, từ đầu tháng 4 tới nay, đã có nhiều ngân hàng "rục rịch" tăng lãi suất tiết kiệm. Chỉ riêng 10 ngày đầu tháng 5, đã có tổng cộng 12 ngân hàng nhập cuộc tăng lãi suất tiết kiệm, phổ biến với mức tăng từ 0,2-0,3%/năm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.736.572 VNĐ / tấn

163.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.967.077 VNĐ / tấn

19.56 UScents / lb

-0.20 %

- -0.04

Cacao

COCOA

221.084.077 VNĐ / tấn

8,693.00 USD / mt

0.68 %

+ 59.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.814.263 VNĐ / tấn

202.99 UScents / lb

1.37 %

+ 2.74

Đậu nành

SOYBEANS

11.159.577 VNĐ / tấn

1,194.20 UScents / bu

0.06 %

+ 0.70

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.452.645 VNĐ / tấn

372.85 USD / ust

-0.09 %

- -0.35

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.031.131 VNĐ / tấn

42.86 UScents / lb

0.40 %

+ 0.17

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

CEO Apple Tim Cook vừa được Nike sản xuất riêng 1 thứ?
2 giờ trước
Theo Apple, thứ này là "độc quyền".
Thời tiết thất thường, người trồng sầu riêng thiệt hại nặng
3 giờ trước
Những tháng qua, các tỉnh Tây Nguyên liên tục chịu cảnh nắng hạn, nhiều vùng thiếu nước tưới trầm trọng. Đến nay, một vài cơn mưa dông diện rộng đã xuất hiện, góp phần giải nhiệt cho vườn cây. Tuy nhiên, niềm vui có mưa chưa kịp dứt thì nỗi buồn đã ập đến với nhiều người trồng sầu riêng.
Định trồng lúa nước mùa khô, trang trại người Việt tại Angola điêu đứng
4 giờ trước
Người dân ở Angola thường không canh tác gì vào mùa khô. Nhưng ông chủ trang trại người Việt tại đây vẫn ôm mộng trồng lúa nước trái mùa.
Châu Âu ra sức săn lùng một báu vật của Việt Nam: xuất khẩu tăng 4.000%, nước ta thu về hơn nửa tỷ USD từ đầu năm
7 giờ trước
Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về sản lượng ở ngành hàng này.