Hàng loạt sân bay được Bộ Giao thông đề xuất đầu tư theo hình thức PPP

11/01/2022 10:46
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Trung ương bố trí cho lĩnh vực giao thông chỉ đáp ứng gần 66% nhu cầu của ngành.

Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt đề án định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

Hàng loạt sân bay được Bộ Giao thông đề xuất đầu tư theo hình thức PPP - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.


Trong đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất phân loại hệ thống cảng hàng không thành 5 nhóm, làm cơ sở định hướng huy động nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

Nhóm 1 gồm Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Long Thành, Tân Sơn Nhất. Bộ Giao thông cho rằng đây là những cảng hàng không quốc tế quan trọng của quốc gia, đóng vai trò gom hành khách, hàng hóa để kết nối với mạng đường bay nội địa và quốc tế; là các cảng hàng không quốc tế lớn có công suất quy hoạch đến năm 2030 lớn hơn 25 triệu hành khách/năm, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Với nhóm này, Bộ Giao thông vận tải bố trí vốn đầu tư khu bay (cụm 2); ACV bố trí vốn đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (cụm 3); huy động 100% nguồn vốn xã hội để đầu tư các công trình dịch vụ hàng không và phi hàng không (cụm 4) theo hình thức đầu tư kinh doanh.

Trường hợp Bộ Giao thông vận tải và ACV không cân đối được nguồn vốn đầu tư, huy động nguồn xã hội đầu tư từng công trình theo hình thức PPP.

Nhóm 2 gồm Thọ Xuân, Chu Lai, Phù Cát, Tuy Hòa. Đây là những cảng hàng không có hoạt động quân sự, huấn luyện quân sự thường xuyên, tài sản và đất đai khu bay do Bộ Quốc phòng quản lý.

Tại văn bản số 3918/2021 tham gia ý kiến đối với đề án, Bộ Quốc phòng đề xuất giao tăng tài sản khu bay cho ACV quản lý, khai thác trừ các tài sản hiện đang do Bộ Quốc phòng quản lý (đường cất hạ cánh, đường lăn và một số công trình thuộc khu bay).

Đối với nhóm này, Bộ Giao thông đề xuất Bộ Quốc phòng quản lý khu bay (cụm 2) nhưng đề xuất xây dựng cơ chế cho phép Bộ Giao thông vận tải, doanh nghiệp hàng không được đầu tư cải tạo, nâng cấp khu bay.

Trường hợp Bộ Quốc phòng bàn giao khu bay cho Bộ Giao thông vận tải hoặc địa phương quản lý, đề xuất huy động nguồn vốn xã hội đầu tư toàn bộ cảng hàng không theo hình thức PPP, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hiện có để tham gia dự án; đặc biệt là cảng hàng không Chu Lai hiện nay có nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Nhóm 3 gồm Điện Biên, Nà Sản, Đồng Hới, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Cà Mau, Phú Quốc và Côn Đảo. Theo Bộ Giao thông vận tải, đây là những sân bay ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, cân đối thu chi khó khăn, có công suất quy hoạch đến năm 2030 nhỏ hơn 5 triệu hành khách/năm (trừ sân bay Phú Quốc).

Bộ Giao thông vận tải đề xuất chuyển giao khu bay (cụm 2) và ACV chuyển giao các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (cụm 3) cho địa phương để chủ động huy động nguồn lực đầu tư phát triển. Trường hợp địa phương không tiếp nhận, Bộ Giao thông vận tải và ACV tiếp tục thực hiện quản lý, khai thác và đầu tư như nhóm 1.

Nhóm 4 gồm Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Liên Khương và Cần Thơ. Đây là các cảng hàng không có công suất quy hoạch đến năm 2030 lớn hơn 5 triệu hành khách/năm, có tiềm năng phát triển, có khả năng thu hút các nhà đầu tư và không có hoạt động quân sự thường xuyên.

Bộ Giao thông vận tải đề xuất chuyển giao khu bay (cụm 2) và ACV chuyển giao các công trình hạ tầng thiết yếu còn lại (cụm 3) cho địa phương để chủ động huy động nguồn lực đầu tư phát triển toàn bộ cảng hàng không theo hình thức PPP sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng hiện có để tham gia dự án.

Nhóm 5 là những cảng hàng không mới, gồm Sa Pa, Quảng Trị, Lai Châu và các cảng hàng không tiềm năng như Cao Bằng, Hải Phòng (Tiên Lãng), cảng hàng không thứ 2 vùng Thủ đô.

Bộ Giao thông vận tải đề xuất huy động nguồn vốn xã hội đầu tư toàn bộ cảng hàng không theo hình thức PPP. Bộ cũng đề xuất giao UBND các tỉnh có quy hoạch cảng hàng không mới là cơ quan có thẩm quyền đầu tư theo hình thức PPP, chủ động huy động, cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện đầu tư.

Trong đó, cụm 1 là các công trình, hạ tầng hoạt động bay thuộc công trình thiết yếu như đài kiểm soát không lưu. Cụm 2 là các công trình đường cất hạ cánh, đường lăn. Cụm 3 là các công trình hạ tầng như sân đỗ, nhà ga hành khách, công trình hạ tầng kỹ thuật. Cụm 4 là các công trình dịch vụ hàng không như nhà ga hàng hóa.

Nguyên tắc huy động nguồn vốn xã hội đầu tư hạ tầng kết cấu cảng hàng không được đề xuất đảm bảo doanh nghiệp 100% vốn nhà nước giữ quyền hoạt động bay. Hình thức đầu tư đa dạng nhưng vẫn đảm bảo đồng bộ trong khai thác và quyền định đoạt của Nhà nước đối với tài sản kết cấu hạ tầng cảng hàng không.

Việc huy động nguồn vốn xã hội bảo đảm công khai, minh bạch, gắn trách nhiệm đầu tư với trách nhiệm quản lý, khai thác; tuân thủ các nguyên tắc về giá, phí hàng không của Chính phủ và ICAO.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, ngành hàng không 10 năm trở lại tăng trưởng khoảng 18%.Thị trường hàng không Việt Nam phát triển nhanh thứ 5 thế giới và nhanh nhất Đông Nam Á.

Việc tăng trưởng vận tải hàng không với tốc độ cao thời gian qua đã và đang tạo áp lực lớn lên kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Nhiều địa phương gần đây đề nghị Bộ Giao thông vận tải,  ACV ưu tiên dành nguồn vốn đầu tư phát triển cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.

Trong khi đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Trung ương bố trí cho lĩnh vực giao thông chỉ đáp ứng khoảng 65,8% nhu cầu (304.000/462.000 tỷ đồng) và nguồn vốn của ACV không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, do phải tập trung nguồn lực cho các công trình trọng điểm quốc gia.

Thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp định hướng huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng hàng không theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

Bánh trung thu mở bán sớm 3 tháng
6 giờ trước
Năm nay Rằm Trung thu rơi vào tháng 10 nhưng từ tháng 6, nhiều doanh nghiệp, cơ sở làm bánh trung thu đã đưa hàng ra thị trường.
'Đừng học code nữa, học ngành này đi' - Ngành gì mà CEO của công ty lớn nhất hành tinh nhất định theo bằng được nếu trở lại tuổi 20
6 giờ trước
"Làn sóng tiếp theo của AI không nằm trong mã lập trình mà nằm trong các định luật vật lý", CEO Nvidia Jensen Huang cho biết.
Nửa đầu năm, Trung Quốc tăng mua một sản vật cao cấp, Việt Nam thu về gần 2.000 tỷ đồng
6 giờ trước
Đây là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu Việt Nam những tháng đầu năm.
Đột kích một kho hàng, công an triệt phá đường dây bán mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa giả, tịch thu hơn 400.000 sản phẩm trị giá 16 tỷ đồng
5 giờ trước
Cơ quan chức năng đã thu giữ hơn 400.000 sản phẩm mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa giả, sau cuộc điều tra liên quan đến một trường hợp tử vong nghi do hít phải khí độc từ sản phẩm.
“Trồng sầu riêng ở Trung Quốc không hề dễ dàng”, cứu tinh nào giúp láng giềng Việt Nam chuẩn bị đón vụ mùa bội thu, gây áp lực lên các đối thủ?
5 giờ trước
Trung Quốc thu hoạch sầu riêng trồng trong nước với đảo Hải Nam dẫn đầu làn sóng canh tác nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Hyundai Creta 2025 giảm giá mạnh tại đại lý: Bản 'base' còn hơn 564 triệu đồng, kịch sàn giá nhóm xe Nhật, Hàn cùng phân khúc
16 giờ trước
So với các đối thủ, Hyundai Creta không chỉ có giá thấp hơn một chút mà còn là mẫu mới nâng cấp ra mắt gần đây với năm sản xuất mới nhất.
VW Golf giá cao nhất gần 1,9 tỷ đồng: ‘Không gánh doanh số, mà có thể để gõ đầu Civic Type R’
16 giờ trước
Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, đây là thời điểm chín muồi để Volkswagen Việt Nam phân phối chính hãng Golf.
Kia Carens bản điện giá quy đổi gần 550 triệu đồng mở bán từ hôm nay, có cơ hội về Việt Nam khi xe xăng sắp bị hạn chế
22 giờ trước
Kia Carens Clavis EV bắt đầu được nhận cọc từ ngày 22/7 với mức cọc quy đổi tương đương khoảng 7,5 triệu đồng.
Jensen Huang: 'Nếu tôi ở tuổi 20, tôi sẽ chỉ chọn ngành này để học' – 1 từ đủ thấy tầm nhìn đỉnh chóp của CEO công ty lớn nhất hành tinh
1 ngày trước
Ngành học này được cho là cực kỳ cần thiết để đón đầu "làn sóng AI tiếp theo".