Hơn 70 ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ đối phó với lạm phát

25/07/2022 12:57
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chính sách để đối phó với lạm phát cao kỷ lục và có vẻ vẫn đang khó giảm về mức mục tiêu trong ngắn hạn.

5 nguyên nhân gia tăng lạm phát

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), lạm phát toàn cầu tính đến quý 2/2022 là 7,8%, mức cao nhất kể từ năm 2008 - khi đó lạm phát lên tới 9,2%. Thực tế ở tất cả các quốc gia đặt mục tiêu lạm phát, nghĩa là tại gần 90% các nền kinh tế đang phát triển và tất cả các nền kinh tế phát triển, lạm phát thực tế đều đã cao hơn mục tiêu. Trong đó, tính đến tháng 6/2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI tại nước Anh tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; CPI tại Mỹ tăng 9,1%, Eurozone tăng 8,6%, Áo tăng 8,5%, Italy tăng 8,0%...

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), có 5 nguyên nhân chính của sự gia tăng lạm phát hiện nay.

Thứ nhất là tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng, nhu cầu phục hồi nhanh chóng sau đại dịch.

Thứ hai là sự dịch chuyển nhu cầu từ dịch vụ sang hàng hóa: chi tiêu cho hàng hóa đã tăng đáng kể do đại dịch, và một phần hiệu ứng này có thể kéo dài do những thay đổi trong xã hội - ví dụ, sự thay đổi hình thức làm việc theo hướng làm việc từ xa.

Thứ ba là việc mở rộng tài khóa. Khoảng 16,9 nghìn tỷ USD đã được phân bổ để chống lại đại dịch trên khắp thế giới (hầu hết trong số đó là ở các nền kinh tế phát triển).

Thứ tư là sự thiếu hụt lao động, với sự tham gia của lực lượng lao động ở một số quốc gia vẫn còn dưới mức trước đại dịch.

Và cuối cùng, xung đột quân sự ở Ukraine dẫn đến những cú sốc về nguồn cung trên thị trường năng lượng và thực phẩm khi Nga và Ukraine là những nhà xuất khẩu lớn tại các thị trường này.

Tất cả các yếu tố này tạo ra rủi ro đáng kể là lạm phát sẽ tiếp tục tăng và kéo dài hơn dự báo hoặc duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.

Các chuyên gia cũng chỉ ra 3 yếu tố cho thấy các nước giàu khó có thể sớm trở lại mức lạm phát thấp trước đại dịch. Đó là sức ép tăng lương, kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng và kỳ vọng lạm phát của doanh nghiệp tăng.

Người lao động mặc cả để được trả lương cao hơn khi lạm phát tăng cao. Điều này có thể tạo ra một đợt tăng giá khác, khi các công ty cộng thêm các chi phí này vào giá hàng hóa, dịch vụ.

Thứ hai, tăng trưởng tiền lương nhanh hơn một phần phản ánh dự báo của người tiêu dùng đối với lạm phát trong tương lai. Yếu tố thứ ba liên quan đến dự báo của doanh nghiệp. Đơn cử, kỳ vọng lạm phát của các nhà bán lẻ đang ở mức kỷ lục tại một phần ba quốc gia châu Âu.

Về dự báo lạm phát, trong dự báo mới nhất của mình, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến lạm phát của nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ giảm từ 5,2% cuối năm nay xuống 2,6% cuối năm tới. Tuần trước, NHTW Anh (BOE) cho biết lạm phát có thể duy trì trên 9% trong vài tháng tới, trước khi chạm đỉnh trên 11% trong tháng 10. Chính phủ Đức dự báo tỷ lệ lạm phát năm 2022 sẽ ở mức 6,1%, do giá dầu, than và khí đốt tăng mạnh dẫn đến giá tiêu dùng tăng cao, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm về gần mức bình thường trong năm tới…

Nhiều NHTW chuyển sang thắt chặt chính sách

Để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, nhiều NHTW đã lần lượt chuyển từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong đại dịch COVID-19 sang chính sách thắt chặt thông qua tăng lãi suất chính sách và dừng các chương trình mua trái phiếu.

Theo thông báo của IMF, có tới trên 70 NHTW đã điều chỉnh chính sách tiền tệ. Điển hình là Fed đã tăng lãi suất cơ sở từ mức gần 0% lên mức 1,5 - 1,75%, và được kỳ vọng sẽ tăng tiếp lên mức từ 2,25 – 2,5% trong cuộc họp diễn ra vào giữa tuần này.

Trong bốn cuộc họp còn lại trong năm nay, Fed dự kiến nâng lãi suất lên mức từ 3,25% - 3,5%, cao hơn nhiều so với dự kiến trước đó. Fed khẳng định mạnh mẽ lập trường sẽ đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2,0% và mức tăng trưởng kinh tế cùng thị trường lao động có thể sẽ bị kìm hãm trong ngắn hạn.

Cuối tuần vừa qua, ECB cũng đã tăng 50 điểm cơ bản đối với tất cả các loại lãi suất cơ sở của cơ quan này. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 0,0% lên 0,50%; lãi suất cho vay cận biên tăng từ 0,25% lên 0,75% và lãi suất tiền gửi tăng từ -0,5% lên 0,0%. Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên của ECB kể từ năm 2011.

Trước đó, NHTW Anh (BOE) là NHTW lớn đầu tiên bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 12/2021 và liên tục tăng lãi suất kể từ đó từ mức 0,1% lên đến mức 1,25% hiện nay.

Nguy cơ tăng trưởng đình trệ ở mức cao

Theo giới phân tích, việc hàng loạt NHTW trên thế giới cùng nâng lãi suất sẽ gây ra nhiều tác động tới kinh tế và thị trường tài chính thế giới.

Thứ nhất, thị trường có nguy cơ rối loạn hơn khi thời đại của lãi suất thấp kết thúc. Các quốc gia và công ty sẽ phải cố gắng điều chỉnh để thích nghi với việc dòng vốn chuyển hướng, sự thay đổi của dòng vốn sẽ ảnh hưởng đến khả năng các quốc gia và doanh nghiệp bán được trái phiếu, cổ phiếu để huy động vốn.

Còn với thị trường tài chính, khi lãi suất tăng, giá cổ phiếu và các tài sản khác có thể giảm trong dài hạn. Vì người gửi tiết kiệm có thể nhận được tiền lời cao hơn cho các khoản đầu tư ít rủi ro hơn như TPCP.

Thứ ba, một số quốc gia có thể rơi vào suy thoái kinh tế khi người tiêu dùng và các công ty giảm chi tiêu. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu tháng 6, WB dự báo tăng trưởng toàn cầu chậm lại mạnh trong năm nay nhưng vẫn ở mức tích cực. Tuy nhiên, WB cảnh báo vẫn có nguy cơ đáng kể về tình trạng tăng trưởng đình trệ và lạm phát vẫn ở mức cao.

Tin mới

‘BMW Việt Nam đã thay đổi, phải như thế mới bán được xe’
15 giờ trước
Theo chuyên gia Lê Thượng Tiến, việc BMW Việt Nam đã tổ chức sự kiện lái thử nhiều hơn là đúng đắn khi doanh số đã tăng. Tuy nhiên, hãng cần mở rộng quy mô ra nhiều tỉnh khác chứ không chỉ dừng lại ở các thành phố lớn.
Ứng dụng BYD giá 15 triệu đồng cho chủ xe tại Việt Nam: Mở, khóa xe, bật điều hòa từ xa, kiểm tra tình trạng pin xe
17 giờ trước
Ứng dụng mới của BYD được giới thiệu cùng với mẫu Sealion 06 ra mắt, cho phép chủ xe thực hiện một số thao tác quản lý xe từ xa.
Vụ lòng xe điếu dài 40 m: Thông tin bất ngờ từ cuộc kiểm tra "Lòng chát quán"
17 giờ trước
Qua kiểm tra, chủ cơ sở "Lòng chát quán" chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc bộ lòng xe điếu "dài 40 m" mua từ năm 2024.
Toyota Corolla Cross 2026 ra mắt: Đèn LED mới, mâm mới, màn hình lớn, máy hybrid mạnh hơn, có bản thể thao, về Việt Nam dễ hot
17 giờ trước
Bản nâng cấp facelift tiếp theo của Toyota Corolla Cross mang diện mạo thể thao và nhiều nâng cấp đáng giá. Phiên bản GR Sport hứa hẹn mang đến trải nghiệm lái phấn khích hơn với hệ thống treo tinh chỉnh
Nội tạng heo, gà, trứng non... bán tràn lan trên chợ mạng với giá rẻ bất ngờ
18 giờ trước
Nhiều hội nhóm chuyên kinh doanh thực phẩm đông lạnh như heo, bò, gà, hải sản, cá viên... hàng ngày liên tục rao bán với giá khá rẻ.

Tin cùng chuyên mục

An Khang muốn 'biến 300 nhà thuốc thành trung tâm tư vấn sức khỏe miễn phí'
1 ngày trước
Nhà thuốc An Khang đang muốn tạo một chuẩn mực mới khi chủ động mang dịch vụ tư vấn sức khỏe miễn phí đến mọi người, ấp ủ trở thành 'người bạn tâm giao' đáng tin cậy của mọi người, mọi nhà.
Một phân khúc ô tô âm thầm tăng tốc trong 3 tháng đầu năm 2025, liệu có đang tạo ra xu hướng mới cho thị trường Việt?
05/05/2025 06:01
Thị trường xe hybrid tại Việt Nam đang tăng trưởng tích cực.
CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
03/05/2025 04:10
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
03/05/2025 02:28
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.