Kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc chính là trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ

30/10/2018 13:32
Dù nhận thức rõ về những cản trở do siêu kế hoạch này gây ra nhưng Trung Quốc vẫn không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc từ bỏ những mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch được chính phủ hậu thuẫn nhằm thống trị các công nghệ trong tương lai của Trung Quốc hiện tại lại là một trong những trở ngại lớn nhất đối với việc giải quyết những căng thẳng của cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Giới chức của hai nước đều có quan điểm bi quan về cơ hội cho một bước "đột phá" kể cả khi tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có một cuộc gặp bên lề thuộc Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires vào ngày 30 tháng 11 đến 1 tháng 12 tới đây. Trong khi ông Trump vẫn đang "mải mê" với rủi ro từ các mức thuế quan mới, thì ông Tập lại đang đào sâu hơn vào cuộc xung đột kéo dài bằng cách giảm đi những tác động của cuộc chiến thương mại đến tăng trưởng và không hề có dấu hiệu nào cho thấy ông Tập sẵn sàng thoả hiệp về kế hoạch tăng cường sức mạnh công nghệ của quốc gia này.

Đối với ông Tập, bỏ đi sự phụ thuộc vào các ngành công nghiệp ống khói và thống trị những công nghệ mới hơn, sạch hơn là trọng tâm trong cam kết tạo ra một xã hội thịnh vượng của ông. Trump và phe diều hâu của mình lại muốn duy trì sự ưu việt của nền kinh tế Mỹ, và họ thấy rằng họ đang nắm giữ ưu thế. Larry Kudlow, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Trump, mới đây phát biểu: "Ngay ở thời điểm hiện tại, chúng tôi đang nắm giữ lợi thế về kinh tế."

Các quan chức ở Bắc Kinh lại đang ở trong một "cuộc chơi" được kéo dài hơn. Trong khi họ tìm cách giảm bớt tầm quan trọng của kế hoạch Made in China 2025 với ý định thống trị các ngành công nghiệp từ robot sang các loại xe năng lượng mới và hàng không vũ trụ và cho biết họ cũng sẽ tạo cơ hội cho các công ty nước ngoài, thì vẫn không cho thấy dấu hiệu về việc sẽ từ bỏ những mục tiêu này.

"Flying below the radar" là một văn bản chưa chính thống ban hành có tên "The Made China 2025 - Sáng kiến nâng cấp toàn diện công nghiệp 4.0", thường được biết đến là Sách Xanh, được đặt tên theo màu bìa của văn bản gốc. Trong khi kế hoạch chính thức của Made in China 2025 không có mục tiêu dành cho các công ty Trung Quốc nắm bắt thị phần thị trường trong nước và toàn cầu và thậm chí còn cho biết rằng việc triển khai phải được chi phối bởi thị trường, 296 trang của Sách Xanh được lấp đầy bằng các mục tiêu của chính phủ.

Trung Quốc cho biết các mục tiêu là không ràng buộc và không chính thức. Họ cam kết đảm bảo kế hoạch Made in China 2025 được áp dụng một cách công bằng với các ông ty trong nước cũng như nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin - Miao Wei - viết trong một bài báo được đăng trên tờ China Daily hồi tháng 4. Bộ đã không trả lời những câu hỏi về Sách xanh.

Do các mục tiêu, các công ty nước ngoài trong những ngành công nghiệp bao gồm thiết bị y tế và nông nghiệp tiên tiến - là hai ngành ưu tiên trong kế hoạch Made in China 2025 - có thể đã mất đi vị thế kinh doanh, Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung Quốc cho biết.

Trung Quốc không phải quốc gia duy nhất thúc đẩy các ngành công nghiệp bằng chính sách. Chính sách công nghiệp là trọng tâm của sự phát triển nhanh chóng tại Nhật vào những năm 1970 và 1980 và bản thân kế hoạch Made in China 2025 cũng tương tự "Kế hoạch công nghiệp 4.0" của Đức. Tại Mỹ, những đột phá trong ngành sản xuất chất bán dẫn, điện hạt nhân, công nghệ hình ảnh và các ngành khác cũng được hỗ trợ bởi chính sách công nghiệp.

Thậm chí, Made in China 2025 là một yếu tố làm cho "trò chơi" thay đổi đối với các mối quan hệ kinh tế với Mỹ và vẫn là một vấn đề khiến cho những căng thẳng không thể giải quyết được.

Tin mới

Shop Hà Nội bán hàng online trốn thuế đang bán những gì mà doanh thu hơn 800 tỷ?
17 giờ trước
Trang fanpage trông không có gì hoành tráng hơn những shop bán hàng khác, mọi thứ chỉ vỡ lẽ khi bị điều tra.
Những kẽ hở tạo ‘thiên đường lợi nhuận’ cho hàng giả, hàng nhái
17 giờ trước
Theo cơ quan chức năng, việc xử lý hàng giả hàng nhái bị thu giữ còn khó khăn hơn cả công tác bắt giữ. Các thủ tục pháp lý rườm rà, giám định tốn kém và kéo dài, trong khi chế tài lại quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Chính điều này tạo ra một “thiên đường lợi nhuận” cho hàng giả.
Xuất khẩu rau quả trở lại "đường đua"
17 giờ trước
Dù xuất khẩu rau quả ghi nhận tín hiệu khả quan song thực tế nhiều sản phẩm vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe của những thị trường khó tính
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
17 giờ trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
18 giờ trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội: Từ chối thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt là hành vi vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
2 ngày trước
Thời gian qua, nhiều hàng quán từ chối hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ nhận tiền mặt nhằm “né” thuế .
Hàng giả bùng nổ khiến Đông Nam Á bị Mỹ để mắt: Việt Nam bất ngờ được tán dương vì một hành động
3 ngày trước
Khi hàng giả bùng nổ ở Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá cao vì đã có những bước tiến rõ rệt.
Ứng dụng FWD phiên bản mới: Quản lý bảo hiểm dễ dàng như lướt mạng xã hội
3 ngày trước
Không chỉ nâng cấp ứng dụng di động với giao diện thân thiện và thao tác mượt mà như lướt mạng xã hội, Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam còn cải tiến bộ hợp đồng bảo hiểm để mang lại trải nghiệm minh bạch, rõ ràng và dễ tiếp cận hơn cho khách hàng.
Nguồn cung ô tô quá dư thừa
06/07/2025 11:20
Thị trường ô tô Việt Nam đang chứng kiến tình trạng dư thừa nguồn cung nghiêm trọng.