Kẹt tiền khắp ngả…

23/07/2020 08:32
Trong khi đó, một dòng chảy tự thân của doanh nghiệp lại không ngừng gia tăng và mở rộng.

Vừa qua, nhóm 6 công ty, là các đơn vị thi công dự án Cải tạo, nâng cấp QL4 đoạn nối Hà Giang - Lào Cai (giai đoạn 1) lại có đơn kêu cứu gửi đến các đầu mối chức năng xin được bố trí nguồn để thanh toán nợ đọng giá trị xây dựng cơ bản, số tiền 130 tỷ đồng.

Đây là lần thứ ba nhóm các công ty thi công nói trên gửi đơn kêu cứu. Lần này, họ nêu rõ: "Nếu Bộ GTVT không xem xét, giải quyết thấu đáo, chúng tôi sẽ buộc phải khởi kiện Bộ GTVT và các cơ quan liên quan để tòa án giải cứu cho chúng tôi".

Theo đơn kêu cứu, không chỉ tại dự án trên, nhóm doanh nghiệp này còn có nợ đọng xây dựng cơ bản ở những dự án khác, dẫn đến tình trạng phải bán tài sản lấy tiền bù đắp vào lãi vay, trả nợ tiền vật tư, tiền lương lao động…

Cho đến nay, nợ đọng xây dựng cơ bản vẫn chưa có con số tổng thể chốt những năm hoặc kỳ báo cáo gần đây được công bố. Kiểm toán Nhà nước cũng từng "bó tay" về báo cáo cập nhật tổng hợp tình hình ở mảng này, như kiểm toán quyết toán NSNN năm 2017.

Nhưng, như ví dụ đơn kêu cứu nói trên, lượng tiền kẹt ở đây chưa chi trả càng chất thêm khó khăn cho các chủ thể liên quan trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 .

Cũng trong bối cảnh Covid-19, ở một dòng chảy khác, dù Chính phủ đã tạo nguồn và cơ chế, nhưng cập nhật đến trung tuần tháng 6 vừa qua, tiền vẫn kẹt cứng ở gói 16.000 tỷ đồng lãi suất 0%, khi chưa có một doanh nghiệp nào vay được.

Có tiền mà khó tiêu, khó vay được. Thực tế kẹt này cũng thể hiện ở giải ngân đầu tư công , khi qua nửa năm mới chỉ thực hiện được 34,96%% trong quy mô khoảng 700.000 tỷ đồng - con số và nguồn lực mà Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần nhấn mạnh đến.

Nhìn sang kênh tín dụng , dù có chuyển biến từ tháng 5, nhưng cập nhật đến 29/6 mới chỉ tăng được 3,26%, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ những năm trước. Báo cáo tài chính nửa đầu 2020 nhiều ngân hàng vừa công bố cũng cho thấy tăng trưởng tín dụng chỉ bằng phân nửa cùng kỳ 2019, thậm chí tăng trưởng âm.

Về tín dụng, có một nguyên nhân được giải thích từ nhu cầu vay thấp hoặc hạn chế, do sản xuất kinh doanh co hẹp bởi Covid-19. Nhưng cũng không loại trừ một nguyên nhân khác nữa, ngân hàng có phản ứng phòng thủ, thận trọng trong đẩy mạnh cho vay khi môi trường bộc lộ nhiều rủi ro.

Bởi lẽ, nhìn sang một dòng chảy khác - dòng chảy tự thân của doanh nghiệp – cho thấy nhu cầu không hề thấp, thậm chí liên tục tăng cao. Bất chấp Covid-19, lượng vốn mà doanh nghiệp tự tìm qua kênh trái phiếu trong 6 tháng đầu năm đã tăng trưởng tới gần 50% so với cùng kỳ 2019. Ở đây cho thấy nhu cầu vay vẫn rất lớn; phát hành trái phiếu cũng là đi vay, nhưng lãi suất phải trả có thể cao hơn so với tìm đến ngân hàng và chỉ một bộ phận doanh nghiệp làm được.

Kẹt tiền khắp ngả… - Ảnh 1.

Báo cáo kiểm toán năm 2019 của Kiểm toán Nhà nước cho thấy hàng loạt dự án bố trí thiếu vốn, tỷ lệ giải ngân rất thấp.

Ở các kênh lớn và chính yếu trên, dòng tiền vẫn kẹt. Thời gian còn lại của năm chỉ còn 6 tháng. Năm nay chốt lại kế hoạch với những mục tiêu giai đoạn 2016-2020. GDP nửa đầu năm và dự báo cả năm ở mức thấp, tham chiếu cho nhiều chỉ tiêu bị hạn chế.

Ví như, nếu thúc đẩy được GDP tăng trưởng khả quan hơn, không gian nợ công, bội chi ngân sách sẽ đỡ ngột ngạt, hay ngay cả tỷ lệ đòn bẩy tín dụng trên GDP cũng bớt nóng…

Theo đó, kích thích các nguồn lực đang là vấn đề trọng điểm. Khơi thông tình trạng kẹt tiền nói trên đang là điểm nóng, đặc biệt ở giải ngân đầu tư công. Chính phủ đốc thúc và thị sát cụ thể tới nhiều địa phương. Và đã có dấu hiệu cập nhật tiến độ liên tục, điển hình như Hà Nội hiện đã có con số giải ngân tính đến 15/7.

Ở kênh tín dụng, qua nửa đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cũng đã xem xét và nới chỉ tiêu tăng trưởng cho một loạt ngân hàng thương mại. Cùng đó, thị trường vẫn chờ đợi khả năng có giải pháp mạnh qua tái cấp vốn cho các dự án trọng điểm, hướng mà Thống đốc Lê Minh Hưng đề cập tại hội nghị vừa qua.

Còn ở kênh tự thân nói trên, dự báo trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hơn nữa trong ngắn hạn, như một phản ứng tranh thủ khoảng thời gian còn lại chưa áp dụng Nghị định 81 mà Chính phủ vừa ban hành. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 9/2020, trong đó có quy định về tần suất phát hành các đợt phải giãn ra 6 tháng.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
2 ngày trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
2 ngày trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
2 ngày trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
2 ngày trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
2 ngày trước
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.
InnoEx 2025: Bản đồ từ dữ liệu đến tăng trưởng cho doanh nghiệp
2 ngày trước
Cổng đăng ký diễn đàn quốc tế InnoEx 2025, chủ đề "Từ Dữ liệu đến Tài sản số" tháng 8 này đã chính thức mở. Không chỉ giải mã cách chuyển hóa dữ liệu thành tăng trưởng, cơ hội kết nối với hàng nghìn lãnh đạo, chuyên gia, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đang chờ các doanh nghiệp tham gia.
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
3 ngày trước
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
3 ngày trước
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.