Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêuicon

Covid-19 khiến nhiều dịch vụ vắng vẻ, khách cũng chi li hơn trong chi tiêu... Cũng vì thế, tiền "boa" trở nên khó khăn hơn lúc nào hết.

Covid-19 khiến nhiều dịch vụ vắng vẻ, khách cũng chi li hơn trong chi tiêu... Cũng vì thế, tiền "boa" trở nên khó khăn hơn lúc nào hết.

 

Mới hôm qua, anh Dũng chở khách từ chỗ làm về nhà ở khu vực quận Phú Nhuận (TPHCM) hết 17.000 đồng. Chị khách đưa tờ 20.000 đồng và chờ lấy lại tiền thừa. Anh Dũng trả tiền và hai bên cảm hơn nhau. 

Đó là chuyện rất hiếm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Còn với tình hình hiện nay, anh Nguyễn Văn Dũng, một người chạy xe ôm công nghệ ở TPHCM, đã quen với việc: Khách không "boa". 

Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêu

Với sự nhiệt tình, chạy xe cẩn thận, hầu hết các cuốc xe ngắn dài, anh thường xuyên được khách "boa" tiền. Có người nhiều, còn được khách chủ động làm chẵn số tiền theo hướng tăng lên khi phải thanh toán.

Với công việc chạy xe như anh, tính ra tiền "boa" là một khoản không nhỏ. Mỗi tháng cũng được vài triệu đồng. 

Giờ khách đã ít đi lại, thu nhập giảm và tiền "boa", nếu có cũng rất ít. Ông bố chạy xe lo cho 2 con ăn học đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. 

Tại một tiệm làm tóc nổi tiếng ở đường Hiệp Bình (Thủ Đức, TPHCM), chủ tiệm còn có hẳn một hũ đựng tiền "boa" từ khách. Khách thường "boa" thêm 20.000 - 30.000 đồng/lần.

Có khách sang thì cho hơn, cuối ngày chia cho nhân viên. Có ngày, tính ra là một khoản không nhỏ. 

Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêu
Nhiều ngành nghề dịch vụ đã khó khăn vì vắng khách, lại còn bị "cạn kiệt" thêm nguồn thu từ tiền "boa"

"Từ sau dịch, tiệm đã ế, được vài khách thì khách cũng chặt chẽ, chi li hơn. Trước đây hiếm người không "boa" thì bây giờ hiếm... người "boa". Nhân viên lương giảm, tiền "boa" cũng ít, rất khó khăn. Không có việc, nhiều người phải tạm nghỉ về quê", chị Trần Ngọc Nhung, quản lý tiệm bày tỏ. 

Khách còn đến tiệm là mừng

Ở Việt Nam, tiền "boa" không phải là khoản chi có tính bắt buộc như một số nơi trên thế giới. Chưa kể, tùy chi phí giá cả hoặc tính chất của từng tiệm, nhiều nơi công khai không nhận tiền "boa" từ khách, nhân viên không được phép nhận tiền "boa"

Nhưng nhìn chung, ở TPHCM rất nhiều ngành nghề dịch vụ, ngoài lương "cứng", tiền "boa" từ khách góp một phần đáng kể vào thu nhập. 

Khách chi li vì Covid-19, thu nhập từ tiền 'boa' cũng... liêu xiêu
Khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh, khách trở nên cân nhắc hơn trước các hóa đơn thanh toán. (Ảnh có tính minh hoạ)

Thậm chí, nhiều vị trí công việc, lương rất khó đủ để xoay xở nếu không có tiền "boa" như nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, nhân viên làm tóc, spa, chạy xe, trông xe... Nếu không có tiền "boa" nhiều người không thể bám trụ với công việc. 

Chị Đặng Thu Anh, nhân viên một ngân hàng tại TPHCM, chia sẻ, mỗi ngày chị sử dụng nhiều dịch vụ như ăn xuống, xe cộ, làm đẹp... Trước đây, thu nhập của chị là trên 30 triệu đồng/tháng, ít nhiều chị đều "boa", trừ khi thái độ của phục vụ quá đáng. 

"Còn giờ, thu nhập giảm gần một nửa, tôi phải hạn chế sử dụng các dịch vụ. Nếu có dùng, tôi cũng không có điều kiện để "boa" như trước. Mình cũng ngại, nhưng không có cách nào khác", chị nói. 

"Boa", hay còn gọi là "tiền thêm" cho nhân viên phục vụ cũng dần được xem là một thói quen của nhiều người tiêu dùng ở TPHCM. 

Thế nhưng, trước ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, nhiều người phải cân nhắc, tính toán hơn với đồng tiền mình bỏ ra. 

Làm nhân viên phục vụ tại một quán ăn ở quận 1, nữ nhân viên Lê Anh Thảo, 26 tuổi cho biết, trước đây, một ngày làm việc, thấp nhất cô cũng nhận được 100.000 - 200.000 đồng tiền "boa". Gặp khách có điều kiện hay trúng anh chị nào muốn thể hiện với bạn bè, có khi "boa" cả triệu đồng.

Thảo thừa nhận đây là khoản thu nhập chính để trang tiền trọ, tiền lo cho đứa em ăn học. 

Giờ đây khoản "boa" này xem như không còn, hoặc có thì rất ít. Khách thường chuẩn bị đúng số tiền cần thanh toán, kể cả số lẻ. Nếu đưa dư, cũng ít người để lại tiền thừa kèm trong hoá đơn như trước. 

Tuy nhiên, Thảo hiểu rằng, khách cũng khó khăn vì dịch bệnh, họ cũng phải tiết kiệm hơn trong chi tiêu. 

"Còn có khách đến quán là mừng. Nếu vẫn chọn công việc này thì không thể vì không có tiền "boa" mà mình thay đổi thái độ phục vụ. Khách cũng có cái khó của họ", cô gái bộc bạch.

Tiền "boa" (còn gọi là Tip) là một khoản tiền nằm ngoài hóa đơn mà khách hàng dành tặng cho nhân viên đã phục vụ. Khoản tiền này có ý nghĩa như một lời cảm ơn về cách làm việc nhiệt tình, chu đáo của nhân viên, giúp mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Có nhiều cách chia tiền "boa" như của ai người nấy hưởng, hoặc chia theo vị trí công việc hoặc chia đều cho tất cả nhân viên ở các bộ phận.

(Theo Dân Trí)

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
41 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
22 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
2 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
3 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
4 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.