Khách Trung Quốc nắm sức mạnh thay đổi ngành du lịch nhiều nước như thế nào?

02/05/2018 13:27
Báo cáo của Nielsen về du khách Trung Quốc và xu thế tiêu dùng của họ cho thấy trung bình mỗi khách Trung Quốc khi đi ra nước ngoài chi tiêu khoảng 3.000 USD.

Một thập kỷ trước đây, quốc đảo Palau nằm gần Indonesia và Philippines từng được coi như một thiên đường cho những du khách muốn tìm kiếm sự tĩnh lặng. Những nhóm nhỏ du khách đến đây để hòa mình với thiên nhiên, tham gia các hoạt động lặn biển cùng ngắm nhìn các loại cá hiếm. Thế rồi sau đó khách Trung Quốc đến đảo Palau ngày một nhiều.

“Trải nghiệm của du khách đã bị pha loãng. Người ta trả nhiều tiền đến đây để muốn có sự riêng tư, thế nhưng cuối cùng bạn lại phải trải nghiệm nó cùng với nhiều người”, Chủ tịch Cơ quan du lịch Palau, ông Ngiraibelas Tmetuchl, nhận xét.

Khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhiều nước khác đang ở trong tình trạng tương tự. Khách du lịch Trung Quốc với tiềm lực tài chính mạnh mang đến nguồn doanh thu vô cùng quan trọng cho kinh tế địa phương.

Thế nhưng bởi vì số lượng du khách quá lớn, người ta không khỏi lo ngại về những rủi ro môi trường, cùng lúc đó, cũng khiến nhiều người dân địa phương cảm thấy “không thoải mái”.

Đó là chưa kể đến việc chính quyền Bắc Kinh dường như đã ý thức được rất rõ ràng về sức mạnh của khách du lịch Trung Quốc và sử dụng nó như một đòn bẩy chính trị cùng nhiều nhiều công cụ khác.

Trong trường hợp quốc đảo Palau, năm 2015, số lượng du khách Trung Quốc đến Palau đạt 88.476 người, trong khi đó tổng dân số của Palau chỉ có 21.500 người. Việc du khách đến quá đông khiến nhiều người lo sợ về rủi ro ô nhiễm môi trường, chính phủ Palau đã buộc phải giảm một nửa số lượng những chuyến bay đến Palau từ Macao hay Hồng Kông.

Năm ngoái, số lượng khách Trung Quốc đến Palau giảm khoảng 30% so với con số của năm 2015. Chính phủ Palau muốn như vậy, thế nhưng hệ quả cũng không hề dễ chịu. Chủ tịch Hiệp hội kinh tế xã hội Palau – Trung Quốc, ông Jackson Henry, chỉ ra việc số lượng khách du lịch Trung Quốc sụt giảm khiến Palau trở nên vắng lặng, những con thuyền và khách sạn vắng hoe. Kinh tế Palau năm 2015 tăng trưởng 11,4% còn đến năm ngoái đã suy giảm 0,5%.

Sức tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc quả thực rất đáng nể: Số liệu từ Hiệp hội du lịch Liên hợp quốc cho thấy trong năm 2017, họ chi tiêu tổng 258 tỷ USD trên toàn thế giới, tương đương khoảng 20% tổng mức chi tiêu du lịch của khách du lịch thế giới. 130,5 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, con số tăng gấp 3 lần so với một thập kỷ trước.

Những điểm đến ưa thích của khách Trung Quốc bao gồm Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Về phía chính phủ Trung Quốc, họ coi đây như một công cụ quan trọng để tăng “sức mạnh mềm” của Trung Quốc và nâng tầm ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Khách du lịch Trung Quốc đi đến đâu, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc lên mạnh hơn.

Tại Indonesia, khách du lịch Trung Quốc chiếm 14% trong tổng số 14 triệu du khách đến Indonesia trong năm ngoái, con số tăng gấp 16 lần trong một thập kỷ. Hơn 2/3 trong số này đến Bali.

Phần lớn các nhà hàng tại Bali hiện nay có thực đơn tiếng Trung Quốc. Các nhà hàng Trung Quốc thực sự mọc lên ở khắp đảo, những nhà hàng này thường có bãi đỗ xe lớn để có thể đón được các xe bus chật du khách. Và cũng dễ dàng kiếm được những thu ngân nói tiếng Trung.

Khi hoạt động kinh doanh du lịch bùng nổ, nhiều vấn đề phát sinh. Cũng giống như tại Palau, nhiều khu vực du lịch đã quyết định rằng những mối nguy hại đến môi trường cao hơn so với lợi ích về kinh tế.

Ở Thái Lan, chính quyền tỉnh Krabi đã quyết định đóng cửa vịnh Maya trong 4 tháng bắt đầu từ tháng 6/2018 để hệ sinh thái vịnh có thể hồi phục. Trước đó, khách du lịch Trung Quốc đã đổ xô đến Maya. Giờ đây, người ta đang bàn tính đến việc hạn chế số lượng khách du lịch ở con số khoảng 2.000 du khách/ngày.

Đảo Boracay của Philippin cũng đã bị đóng cửa 6 tháng bởi những lý do liên quan đến môi trường. Chính phủ Philippin cũng đã hủy một số dự án xây dựng khu nghỉ, nhà hàng khách sạn khác.

Năm 2017, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến đảo tăng 37% lên 375.284 người, khách Trung Quốc chính thức vượt qua Hàn Quốc để đứng đầu về số lượng du khách nước ngoài đến đảo. Khách Trung Quốc chiếm 38% trong tổng khách du lịch nước ngoài của đảo Boracay.

Tuy nhiên, những nỗi lo về hệ sinh thái không phải yếu tố duy nhất. Chính phủ nhiều nước lo ngại chính phủ Trung Quốc sẽ thông qua số lượng du khách lớn nhằm tăng cường sức mạnh mềm của nước này.

Khi mối quan hệ giữa Trung Quốc – Hàn Quốc xấu đi vào tháng 3/2017 khi Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các công ty du lịch không bán tour sang Hàn Quốc. Lập tức, số lượng khách du lịch Trung Quốc sang Hàn Quốc giảm 22,7%.

Báo cáo của Nielsen về du khách Trung Quốc và xu thế tiêu dùng của họ cho thấy trung bình mỗi khách Trung Quốc khi đi ra nước ngoài chi tiêu khoảng 3.000USD. Tại châu Á, khách Trung Quốc tiêu khoảng 3.007 USD/người ở Hàn Quốc, Singapore đứng thứ 2 với 2.971 USD còn tại Nhật con số này ở mức 2.952 USD.

Theo Viện nghiên cứu du lịch nước ngoài Trung Quốc, chính phủ các nước có đón nhiều khách Trung Quốc nên tập trung vào nâng cấp các sản phẩm du lịch để thu hút các đối tượng khách giàu.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
8 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
8 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
9 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
10 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
10 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.