Không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII

14/10/2022 14:37
Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ số 6328/TTr-BCT về việc phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, Bộ này tiếp tục không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối.

6.800 MW khó triển khai tiếp

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiếp tục rà soát các dự án nhiệt điện than. Kết quả cho thấy đến hết tháng 9/2022, nước ta đã có 39 nhà máy nhiệt điện than, tổng công suất 24.674 MW hiện đang vận hành.

Hiện nay, còn 12 dự án nhiệt điện than 13.792 MW đã được giao chủ đầu tư và đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư đang triển khai xây dựng. Các dự án gồm: 7 dự án/6.992 MW đang xây dựng là Thái Bình II, Long Phú I, Quảng Trạch I, Vân Phong I, Vũng Áng II, An Khánh Bắc Giang, Na Dương II; trong đó, một số dự án đã thu xếp được vốn, đang xây dựng và chắc chắn sẽ vào vận hành là Thái Bình II, Quảng Trạch I, Vân Phong 1, Vũng Áng II. Dự án Long Phú I đang đàm phán với Tổng thầu để triển khai tiếp; 2 dự án An Khánh Bắc Giang và Na Dương II đã có phương án vay vốn trong nước.

Còn lại 5 dự án có tổng công suất 6.800 MW đang chuẩn bị đầu tư, nhưng có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn gồm: Công Thanh (600 MW), Quảng Trị (1.200 MW), Sông Hậu II (2.000 MW), Nam Định 1 (1.200 MW), Vĩnh Tân III (1.800 MW).

Trong các ngày từ 4 - 6/10/2022, Bộ Công Thương tiếp tục làm việc với 5 chủ đầu tư các dự án trên. Bộ này đã yêu cầu chủ đầu tư các dự án nếu không dừng dự án thì phải cung cấp được cam kết cụ thể bằng văn bản của chủ thể cho vay vốn, chậm nhất 30/10/2022.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho hay, xét trên bối cảnh thực tế các dự án đang phải tìm cổ đông mới tham gia và tìm nguồn vốn, việc triển khai tiếp các dự án này là rất khó khăn. Do đó, trong tính toán quy hoạch lần này, Bộ Công Thương không đưa 6.800 MW các dự án này vào cân đối và bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió, sinh khối. Nhưng để tuyệt đối tránh rủi ro pháp lý và đền bù nhà nước, các dự án này vẫn để trong danh mục cho đến khi hoàn tất chính thức các thủ tục dừng, chấm dứt dự án.

Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các chủ đầu tư, rà soát các qui định của pháp luật, các cam kết, thoả thuận giữa các bên, xử lý cương quyết, chặt chẽ.

Về những khó khăn của 5 dự án, Bộ Công Thương này cho biết, Dự án Nhà máy nhiệt điện Công Thanh công suất 600 MW, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Nhiệt điện Công Thanh, được giao từ 2011. Dự án đã được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (FS); đã triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, cảng than; xây hàng rào nhà máy, nhà làm việc công trường; đã có quyết định cấp đất, hợp đồng thuê đất, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, đã ký hợp đồng mua bán điện, đã lựa chọn tổng thầu EPC. Tuy nhiên, dự án không thu xếp được vốn, chủ đầu tư và UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị chuyển đổi sang LNG và tăng công suất lên 1.500 MW.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị công suất 1.200 MW, chủ đầu tư là Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi), được giao từ tháng 8/2013. Dự án đã được phê duyệt FS, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án đang tạm dừng đàm phán bộ hợp đồng, không thu xếp được vốn. Tại cuộc họp giữa Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Năng lượng Thái Lan và EGATi, EGAT ở Bangkok ngày 6/10/2022, Bộ Năng lượng Thái Lan thông báo EGATi dùng dự án và sẽ phúc đáp Chính phủ Việt Nam sau khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Thái Lan.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu II công suất 2.000 MW, Toyo Ink Group Berhad (Malaysia) được giao làm chủ đầu tư từ tháng 3/2013. Các hợp đồng của dự án (hợp đồng BOT, mua bán điện, thuê đất) đã ký kết tháng 12/2020, đã có hiệu lực pháp lý. Chủ đầu tư đã chuyển cho UBND tỉnh Hậu Giang 343,25 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nhưng còn nợ 365,5 tỷ đồng. Chủ đầu tư không thu xếp được vốn đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng BOT (trước ngày 24/6/2022).

Dự án Nhà máy nhiệt điện Nam Định I công suất 1.200 MW, chủ đầu tư là Công ty TNHH Điện lực Nam Định thứ nhất, thành lập tại Singapore do Taekwang Power Holdings Co., Ltd. - Hong Kong (Trung Quốc) và ACWA Power (Saudi Arabia) sở hữu, được Chính phủ chấp thuận từ tháng 4/2017. Dự án đã được phê duyệt FS, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hợp đồng thuê đất ký tắt tháng 11/2020. Chủ đầu tư báo cáo có thoả thuận vay vốn ký kết tháng 12/2019, hợp đồng bảo hiểm khoản vay với Sinosure ký tháng 8/2020; tạm ứng cho tỉnh Nam Định 3 triệu USD để xây dựng khu tái định cư, 3 triệu USD tiền bồi thường hoa màu. Tuy nhiên, hợp đồng BOT, bảo lãnh Chính phủ (GGU), hợp đồng mua bán điện (PPA) chưa đàm phán xong. Đồng thời, do ACWA Power đã rút khỏi dự án, chưa tìm được nhà đầu tư mới thay thế.

Dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân III công suất 1.800 MW, chủ đầu tư của Dự án là OneEnergy Ventures Limited (Hong Kong - Trung Quốc), sở hữu bởi CLP Việt Nam (chi nhánh của CLP Holdings Ltd. (Hong Kong -Trung Quốc) và DGA Vĩnh Tấn 3 B.V (sở hữu bởi Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) chiếm 49%, EVN là 29%, Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific) - 22%.

Dự án đã được phê duyệt FS, các tài liệu dự án đã ký tắt vào tháng 12/2020, nhưng Mitsubishi và CLP thông báo không tiếp tục thực hiện các dự án nhiệt điện than theo chính sách của công ty, Pacific đã xin rút khỏi dự án. Vì vậy, dự án đang phải tìm cổ đông thay thế, chưa vay được vốn.

Như vậy, trong 5 dự án nêu trên thì 2 dự án Công Thanh và Quảng Trị chủ đầu tư đã thông báo không thể thực hiện tiếp nhiệt điện than, 3 dự án còn lại thì Sông Hậu II chưa vay được vốn đã vi phạm hợp đồng BOT. Còn Nam Định I, Vĩnh Tân III chưa tìm được cổ đông thay thế và chưa vay được vốn.

Trước đó, trong quá trình rà soát trước đây, Bộ Công Thương đã đề xuất không đưa vào Quy hoạch điện VIII 13.220 MW nhiệt điện than (Văn bản số 412/BCT-ĐL ngày 22/7/2022); trong đó, có 8.420 MW do các Tập đòan nhà nước được giao làm chủ đầu tư, gồm: Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giao 3.600 MW (Quảng Trạch II, Tần Phước I và Tân Phước II), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao 1.980 MW (Long Phú III), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được giao 2.840 MW (Cẩm Phả III, Hải Phòng III và Quỳnh Lập I); dự án đầu tư theo hình thức BOT là 3.600 MW (Quỳnh Lập II, Vũng Áng III, Long Phú II) và chưa giao nhà đầu tư 1.200 MW (Quảng Ninh III).

Tiến tới chuyển đổi đốt 100% sinh khối

Tại tờ trình, Bộ Công Thương cho biết, về chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện chạy than và khí, thế giới hiện đang thử nghiệm công nghệ đốt kèm sinh khối/amoniac với than, đốt kèm hydro với khí thiên nhiên nhằm giảm phát thải của các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí, tiến tới sản xuất điện hoàn toàn bằng nhiên liệu không phát thải, Vì vậy, Quy hoạch điện VIII đã định hướng quá trình chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện chạy than, khí tại Việt Nam đến năm 2050.

Cụ thể, các nhà máy nhiệt điện than dự kiến đốt kèm nhiên liệu sinh khối hoặc amoniac sau 20 năm vận hành với tỷ lệ đất kèm bắt đầu từ 20%, tăng dần dần lên 100%. Định hướng tới năm 2050 sẽ không còn nhà máy nhiệt điện sử dụng than trong hệ thống điện.

Các nhà máy điện khí dự kiến đốt kèm hydro từ sau năm 2030, bắt đầu từ tỷ lệ 20%, tăng dần lên 100%. Trong tương lai, nếu công nghệ chín muồi, giá thành hydro giảm thì sẽ xây dựng các nhà máy điện thế hệ mới sử dụng hoàn toàn hydro. Định hướng đến năm 2050, phần lớn các nhà máy nhiệt điện khí sẽ chuyển sang sử dụng hydro.

Theo dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, ước tính nhu cầu hydro để thay thế khi và sản xuất amoniac thay thế than khoảng 40 triệu tấn vào năm 2050; trong đó, dự kiến 33 triệu tấn hydro xanh được sản xuất từ các nguồn điện gió và điện mặt trời.

Quy hoạch điện VIII đã xác định các dự án điện gió, điện mặt trời phục vụ sản xuất hydro, không bán điện lên lưới điện quốc gia thuộc nhóm ưu tiên phát triển.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
5 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
5 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
7 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
7 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.616.405 VNĐ / thùng

62.18 USD / bbl

0.08 %

+ 0.05

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.543.642 VNĐ / thùng

59.38 USD / bbl

0.24 %

+ 0.14

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.413.725 VNĐ / m3

3.43 USD / mmbtu

1.50 %

- 0.05

Than đá

COAL

2.534.610 VNĐ / tấn

97.50 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 ổn định
8 giờ trước
Giá gas bán lẻ trong nước tháng 5 tiếp tục giữ ổn định tháng thứ hai liên tiếp theo xu hướng giá gas thế giới.
Năm nay có lo thiếu điện?
1 ngày trước
Nhiều dự án điện đã được hoàn thành và đưa vào khai thác, vậy năm nay có còn mối lo thiếu điện diện rộng?
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
1 ngày trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.
Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
2 ngày trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.