Không phải sầu riêng, một báu vật triệu đô của Việt Nam đang lên cơn sốt giá trên toàn thế giới, Mỹ và Trung Quốc nhập khẩu hàng đầu

1 ngày trước
Loại quả này tăng giá mạnh khi các nhà sản xuất lớn như Philippines, Indonesia, Việt Nam đang chứng kiến nguồn cung bị hạn chế do ảnh hưởng của thời tiết.

Giá dừa đang tăng vọt trên khắp thế giới khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại những quốc gia sản xuất hàng đầu làm gián đoạn nguồn cung, tác động trực tiếp đến nhiều ngành công nghiệp – từ thực phẩm, đồ uống đến mỹ phẩm.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm toàn cầu về trồng dừa , trong đó Philippines, Indonesia và Ấn Độ chiếm tới 70% sản lượng dừa .

Theo các chuyên gia, tình trạng hạn hán kéo dài, mưa thất thường và bão nhiệt đới tại đây đã khiến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng trong năm qua, làm đứt gãy chuỗi cung ứng và đẩy giá cả leo thang. “Chúng tôi đang chứng kiến sản lượng dừa thấp nhất trong gần một thập kỷ,” bà Priya Nair, chuyên gia phân tích hàng hóa tại AgriTrade Asia nhận định.

Theo Tổ chức Cộng đồng Dừa Quốc tế (International Coconut Community), giá dầu dừa bán buôn đã tăng hơn 35% kể từ cuối năm 2024. Ngoài ra, dừa tươi và dừa nạo cũng ghi nhận mức tăng hai chữ số. Nhiều sản phẩm quen thuộc như sữa dừa , nước dừa , bánh kẹo, thanh năng lượng, dầu gội và kem dưỡng da có nguồn gốc từ dừa đều tăng giá.

Tại Philippines – nước xuất khẩu dừa lớn nhất thế giới – nông dân ghi nhận sản lượng thấp và trái dừa nhỏ hơn do lượng mưa không đều và đất canh tác suy thoái, dự kiến sản lượng sẽ giảm 20% trong năm nay. Nguyên nhân là trong hai năm qua, thời tiết khắc nghiệt – từ hạn hán đến bão nhiệt đới – đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây dừa , đặc biệt tại các đồn điền ven biển phía nam của một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất nước này.

Tình trạng tương tự xảy ra ở Indonesia, quốc gia sản xuất dừa lớn thứ hai thế giới, nơi mực nước biển dâng cao gây nhiễm mặn vùng ven biển, làm cây dừa không thể phát triển. Bộ Công nghiệp đã đề xuất các biện pháp như cấm xuất khẩu từ 3 đến 6 tháng, áp thuế xuất khẩu và thiết lập giá sàn nhằm ổn định thị trường nội địa, nơi giá dừa đã tăng 150% trong 3 tháng qua. Tại một phiên đấu giá hàng tuần ở thủ đô Colombo, Sri Lanka, giá bán buôn đã tăng hơn gấp đôi khi thiếu hụt mùa màng do thời tiết xấu và dịch bệnh.

Không phải sầu riêng, một báu vật triệu đô của Việt Nam đang lên cơn sốt giá trên toàn thế giới, Mỹ và Trung Quốc nhập khẩu hàng đầu - Ảnh 1

Mười quốc gia sản xuất dừa hàng đầu thế giới năm 2023.

Các nhà sản xuất khác như Thái Lan và Việt Nam cũng đang chứng kiến nguồn cung bị hạn chế do ảnh hưởng của thời tiết và nhu cầu tiêu thụ trong nước tăng cao.

Ở Ấn Độ, một trong những quốc gia vừa sản xuất vừa tiêu thụ dừa nhiều nhất, áp lực đang gia tăng cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu . Hai bang miền Nam là Kerala và Tamil Nadu – nổi tiếng với những rặng dừa xanh mướt – đang hứng chịu tình trạng mưa trái mùa và dịch hại lan rộng, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nguồn cung.

Các sản phẩm liên quan như dầu dừa , sữa dừa và dừa sấy khô cũng ngày càng phổ biến, được thúc đẩy bởi các xu hướng sống lành mạnh và phát triển bền vững. Tiêu thụ dầu dừa dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 3,23 triệu tấn trong năm nay, từ mức 3,2 triệu tấn của năm ngoái, trong đó Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Trung Quốc là những nước nhập khẩu nhiều nhất.

Trước tình trạng này, nhiều tập đoàn thực phẩm và mỹ phẩm lớn trên thế giới đang tìm cách thích nghi, như chuyển hướng sang các nhà cung cấp ở châu Phi và các đảo Thái Bình Dương, hoặc nghiên cứu sử dụng nguyên liệu thay thế cho dừa trong một số sản phẩm.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng đây không chỉ là một đợt biến động tạm thời, mà phản ánh những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống nông nghiệp toàn cầu trước biến đổi khí hậu.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo lượng tồn kho dầu dừa toàn cầu sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm vào cuối niên vụ 2024–2025. Tình trạng khan hiếm đã khiến giá dầu dừa tăng gấp đôi kể từ năm 2023, hiện giao dịch ở mức cao nhất trong 3 năm: 2.658 USD/tấn, theo dữ liệu từ Commodity3.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
7 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
7 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
7 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Apple tôn vinh Việt Nam theo cách đặc biệt nhân ngày đại lễ 30/4
5 giờ trước
Việc Apple dành riêng một chiến dịch để vinh danh các nhà phát triển Việt trong dịp 30/4 là một hành động đặc biệt, cho thấy Việt Nam đang dần chuyển mình thành nơi tạo nên những nhà phát triển tài năng có bản sắc, có sức lan tỏa trên bản đồ công nghệ toàn cầu.
Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
2 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.

Tin cùng chuyên mục

Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
18 giờ trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.
Không điều chỉnh giá xăng dầu vào dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5
22 giờ trước
Giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào thứ Hai ngày 5-5, tức ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5.
Omoda C7 SHS và C3 chính thức ra mắt, có khả năng về Việt Nam "đấu" Honda CR-V và Toyota Yaris Cross
1 ngày trước
Hai mẫu xe Omoda C7 SHS và Omoda C3 đã chính thức được giới thiệu tới người tiêu dùng quốc tế thông qua triển lãm ô tô Thượng Hải 2025.
Mỹ nhắm vào một ‘vựa dầu’ giá rẻ quan trọng, Trung Quốc tăng mạnh gom hàng đề phòng bất trắc: Nhập gần 2 triệu thùng/ngày, tồn kho tăng mạnh nhất trong 3 năm
1 ngày trước
Sau Nga, lượng nhập khẩu từ quốc gia này vào Trung Quốc tăng vọt lên 20% so với tháng trước.