Khủng hoảng Evergrande tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Việt Nam?

04/10/2021 08:03
Tại buổi toạ đàm “Nhìn từ vụ Evergrande đến tương lai thị trường bất động sản Việt Nam” diễn ra mới đây, các chuyên gia cho rằng khủng hoảng nợ hàng trăm tỷ USD của ông trùm bất động sản Trung Quốc là bài học cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn cho Việt Nam do có rất nhiều tương đồng về cấu trúc thị trường địa ốc.

Thời gian qua, một sự kiện được giới tài chính rất quan tâm là công ty bất động sản lớn thứ 2 của Trung Quốc là Evergrande có khoản nợ khổng lồ hơn 300 tỷ USD và đứng trên vực phá sản do không thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề Evergrande sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai của thị trường BĐS Việt Nam.

Chia sẻ tại tọa đàm, TS. Hiếu cho rằng, Evergrande dĩ nhiên tác động tới kinh tế Trung Quốc. Trung Quốc là nước đẩy mạnh thị trường bất động sản, xây những dự án bất động sản cao cấp nhiều. Ở trong nước người dân có thu nhập trung bình mà bất động sản cao cấp nhiều. Họ bán sản phẩm cho con buôn, những người môi giới. Khi người môi giới gặp vấn đề thì ảnh hưởng.

Chuyên gia này cho rằng, với Việt Nam không tác động trực tiếp tới thị trường chứng khoán Việt. Tại vì thị trường chứng khoán Việt nhỏ, các chuyên gia tài chính cho là thị trường nở rộ phát triển nhưng so với thị trường chứng khoán thế giới còn rất nhỏ.

Tuy nhiên những nhà thầu cho Evergrande nếu cũng là nhà thầu dự án của Việt Nam, Evergrande vỡ nợ không trả tiền cho nhà thầu đó thì nhà thầu đó cũng không thanh toán. Tức là những ảnh hưởng mang tính gián tiếp.

Khủng hoảng Evergrande tác động như thế nào đến thị trường bất động sản Việt Nam? - Ảnh 1.

Cùng với đó, vụ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp là tâm lý nhà đầu tư. Theo TS. Hiếu, năm 2020 với việc mua rất nhiều trái phiếu các nhà kinh doanh bất động sản thì nhà đầu tư đang "rất run".

Theo TS. Hiển không nhiều thì ít Evergrande vẫn tác động một phần nào đó tới kinh tế Trung Quốc. Chuyên gia này đưa ra một số tương đồng về kinh tế cũng như thị trường bất động sản, theo đó cũng có sự lo ngại ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp.

Cụ thể, hai nước đều có những sự lo ngại thị trường bất động sản tăng trưởng nóng. Xét trên thu nhập đầu người để mua căn hộ tại thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải hay ở Việt Nam là Hà Nội, Tp.HCM đều cao. Thị trường bất động sản tăng trưởng quá nóng tạo ra những bất hợp lý về giá, xa rời sức mua, tạo thị trường ảo.

Thêm vào đó, từ cú sốc Evergrande của Trung Quốc cho thấy doanh nghiệp bất động sản luôn đứng trước nguy cơ bùng nổ khủng hoảng nợ xấu và Việt Nam với cấu trúc vốn của doanh nghiệp bất động sản không bền vững, cũng đứng trước những rủi ro tương tự.

Theo ông Hiếu, rủi ro của ngành bất động sản luôn song hành cùng với rủi ro của nền kinh tế. Quý III GDP của Việt Nam giảm mạnh do tác động nặng nề của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư cho thấy bất động sản khó có thể trông chờ vào lực đỡ của nền kinh tế để vực dậy sau 2 năm gồng mình chống dịch. Giai đoạn quý III cả nền kinh tế đóng băng càng khiến các doanh nghiệp này đuối sức trong việc trả nợ ngân hàng.

Hiện nay có thể các doanh nghiệp bất động sản vẫn chưa xảy ra tình trạng mất khả năng trả nợ do vẫn còn xoay xở được hoặc được gia hạn, nhưng sang năm 2022, khi nợ đáo hạn đến gần, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản sẽ đối mặt với áp lực tài chính lớn.

"Nợ xấu bất động sản sẽ tăng lên, doanh nghiệp địa ốc ồ ạt phát hành trái phiếu thời gian qua cũng có thể tạo ra hệ lụy khó lường. Ngành địa ốc vẫn dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn cũng đáng quan ngại. Lúc này không nên vẽ nên kịch bản màu hồng để rồi tự bắn vào chân mình", ông Hiếu cảnh báo.

Trong khi đó, Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, chuyên gia Tài chính ngân hàng nhận định, "Bom nợ" Evergrande tác động lớn đến thị trường Trung Quốc nhưng vụ việc không ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Việt Nam.

Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng nợ Evergrande, theo chuyên gia này, là Chính phủ Trung Quốc muốn chủ động kiểm soát bong bóng bất động sản ở nước sở tại, không liên quan đến các thị trường ngoài lãnh thổ.

Theo ông Hiển, khủng hoảng nợ 300 tỷ USD của Evergrande đặt trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam có một số điểm giống nhau: bán nhà hình thành trong tương lai, đa số người dân chuộng tích lũy tài sản từ bất động sản và doanh nghiệp vay nợ, phát hành trái phiếu để phát triển dự án. Các điểm tương đồng này chỉ cho thấy có lý do để lo ngại sự ảnh hưởng về mặt tâm lý, nhưng không đáng kể.

Việt Nam không có các công ty bất động sản huy động vốn bằng trái phiếu quốc tế quy mô lớn như Trung Quốc. Chính sách tiền tệ của Việt Nam trong 4 năm qua được kiểm soát tốt và Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng cường giám sát các khoản vay bất động sản, có lộ trình bảo vệ sự an toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

"Tuy không chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande, thị trường bất động sản Việt Nam lại đang gặp vấn đề thanh khoản xuống thấp do tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 và các đợt phong tỏa diễn ra trong quý 3", ông Hiển nhấn mạnh.

Cũng theo chuyên gia này, sắp tới những công ty lớn ở Việt Nam đang dự định triển khai thêm các dự án. Điều này cho thấy thị trường bất động sản Việt Nam có sự chống lưng rất tốt của nền kinh tế trong thời gian tới sắp tới. Còn khó khăn trong thời gian gần đây do dịch bệnh là có thể kiểm soát được. Dù gần đây có những lo ngại về vay nợ trong công ty bất động sản nhưng vẫn ở ngưỡng kiểm soát được. Thị trường bất động sản hiện nay của Việt Nam đang có một số khó khăn nhưng không đến nỗi lo ngại mất chân đế của nền kinh tế, không có khả năng quá ảo.

Tin mới

CEO Nvidia Jensen Huang lần đầu được tăng lương sau 10 năm
4 giờ trước
Tất nhiên, mức tăng lương kể trên chẳng thấm vào đâu so với lượng cổ phiếu Nvidia mà ông sở hữu.
Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
5 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
Xe máy điện lắp ráp ở Sóc Sơn, xuất đi châu Âu nhận ưu đãi khủng: Tặng tiền mặt bằng 30% giá xe hoặc pin
5 giờ trước
Khách mua xe máy điện của hãng sẽ được tặng 1 pack pin hoặc tiền mặt.
Giá Honda SH thấp hiếm có, một phiên bản giảm đậm gần 25 triệu đồng
5 giờ trước
Một số phiên bản của Honda SH ghi nhận mức giảm sâu tại đại lý, thậm chí có mẫu còn thấp hơn giá đề xuất hàng chục triệu đồng.
Tim Cook cảnh báo Apple sẽ thiệt hại 900 triệu USD vì thuế quan trong quý này
6 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Tim Cook nói về tác động của thuế quan đến hoạt động của Apple.

Tin cùng chuyên mục

Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
1 ngày trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
1 ngày trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
1 ngày trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
2 ngày trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.