Kinh Bắc, Đất Xanh, Phát Đạt... gia nhập danh sách các doanh nghiệp bất động sản thua lỗ trong quý 4

06/02/2023 14:23
Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2022 dần khép lại, gam màu trầm bao trùm lên nhóm doanh nghiệp bất động sản. Nhiều doanh nghiệp lớn ghi nhận lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Đứng đầu danh sách doanh nghiệp thua lỗ nặng trong quý cuối cùng của năm 2022 phải nhắc đến Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã: KBC) ghi nhận doanh thu âm 331,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2021 đạt 1.169 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, quý 4/2022 KBC lỗ sau thuế 540 tỷ đồng và cũng là quý thua lỗ lịch sử của Kinh Bắc.

Tiếp đến, CTCP Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG), trong quý 4/2022, doanh thu thuần của Đất Xanh đạt 984 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu tài chính trong quý 4 của DXG chỉ hơn 34 tỷ đồng, bằng 13% so với con số 260 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước, trong khi đó chi phí tài chính lại tăng 25% lên 168 tỷ đồng.

Kết quả, công ty ghi nhận lỗ trước thuế quý 4 hơn 424 tỷ đồng và lỗ sau thuế 460 tỷ đồng, trái ngược với khoản lãi 245 tỷ đồng của quý 4/2021.

Đất Xanh cho biết do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản dẫn đến doanh số bán hàng ở mảng dịch vụ giảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa kịp ghi nhận doanh thu, lợi nhuận từ các dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư và đã triển khai bán hàng thành công.

Kinh Bắc, Đất Xanh, Phát Đạt... gia nhập danh sách các doanh nghiệp bất động sản thua lỗ trong quý 4 - Ảnh 1.

Vị trí thua lỗ thứ ba thuộc về CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) , doanh nghiệp ghi nhận lỗ sau thuế 229 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Phát Đạt báo lỗ kể từ năm 2011. Cụ thể, trong quý 4/2022, Phát Đạt không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản trong quý cuối năm 2022 mà chỉ có nguồn thu gần 15 tỷ đồng từ hoạt động cung cấp dịch vụ, thấp kỷ lục so với con số hàng quý hơn ngàn tỷ, trong khi phí lãi vay tăng gấp đôi.

Theo Phát Đạt, do tình hình khó khăn chung của thị trường nên việc đầu tư kinh doanh vào các dự án không được thuận lợi và doanh nghiệp đã thực hiện tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Quý 4 có thể xem là quý “khủng hoảng” của Phát Đạt khi cổ phiếu bị lao dốc 28 phiên, trong đó có 15 phiên giảm sàn, kéo giá trị vốn hóa công ty giảm mạnh từ 37.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 9.100 tỷ đồng, tức giảm đến 75%. Lãnh đạo Công ty phải liên tục bổ sung tài sản vì cầm cố cổ phiếu để phát hành trái phiếu, đồng thời bán bớt tài sản để xử lý nợ….

Tại Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã SCR) , trong quý 4/2022, doanh thu được ghi nhận hơn 319 tỷ đồng, nhưng doanh thu tài chính giảm mạnh khiến lợi nhuận gộp chỉ đạt 81 tỷ đồng. Dù lợi nhuận gộp dương, nhưng lợi nhuận sau thuế suy giảm do chi phí tài chính tăng khi Công ty thực hiện thu hồi các khoản cho vay ngắn hạn trong năm và trích trước các khoản chi phí tài chính. Kết quả là TTC Land lỗ sau thuế 89 tỷ đồng trong quý 4/2022 - ghi nhận lần đầu báo lỗ từ năm 2020.

CTCP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand, mã: CRE) lỗ hơn 58 tỷ đồng trong quý 4/2022 (cùng kỳ doanh nghiệp lãi sau thuế 122 tỷ đồng). Trong kỳ, doanh thu thuần giảm 84% về 175 tỷ đồng và doanh nghiệp kinh doanh dưới giá vốn nên lỗ gộp gần 5 tỷ đồng.

Theo giải trình của CenLand, tình hình thị trường bất động sản trong quý cuối năm vừa qua vô cùng khó khăn và tiếp tục có nhiều biến động không thuận lợi, hầu hết các ngân hàng đều siết chặt hơn các điều kiện cho vay mua bất động sản như bổ sung các điều kiện cho vay, kiểm soát chặt về hạn mức cho vay đối với mua bất động sản và chính sách tăng cường kiểm soát thị trường trái phiếu, bất động sản.

Điều này dẫn tới nhu cầu đầu tư bất động sản giảm mạnh, cùng với việc một số dự án đầu tư thứ cấp không kịp ra hàng trong quý 4/2022 dẫn đến doanh thu đầu tư thứ cấp giảm, kéo theo lợi nhuận giảm.

Cũng nằm trong nhóm doanh nghiệp thua lỗ, Công ty cổ phần Đầu tư LDG (mã LDG) chỉ đạt doanh thu gần 47 tỷ đồng trong quý 4/2022. Tuy nhiên, do chi phí bán hàng, chi phí quản lý tăng nên doanh nghiệp này ghi nhận khoản lỗ sau thuế gần 39 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên LDG kinh doanh thua lỗ kể từ quý 3/2016.

Theo giải trình từ phía LDG, nguyên nhân thua lỗ là chi phí tài chính tăng cao khi Công ty phải chi hơn 15 tỷ đồng cho chi phí lãi vay, hơn 31 tỷ đồng phân chia lợi ích hợp tác đầu tư và 20 tỷ đồng chi phí tài chính khác.

Bức tranh kinh doanh của một số doanh nghiệp địa ốc phần nào phản ánh những khó khăn mà các doanh nghiệp phải trải qua trong năm vừa qua. Khi mà, kể từ đầu quý III/2022, mức độ quan tâm đến bất động sản giảm mạnh, các doanh nghiệp bất động sản mở bán dự án với tỷ lệ hấp thụ ở mức rất thấp so với giai đoạn trước đó. Tuy nhiên, khó khăn chưa kịp phản ánh vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý III, nhiều doanh nghiệp vẫn ghi nhận lãi tăng trưởng dù phần lớn không đến từ hoạt động kinh doanh chính.

Sự suy yếu của thị trường và sức khỏe tài chính doanh nghiệp bất động sản đã được phản ánh rõ nét trên báo cáo tài chính quý IV, khi nhiều doanh nghiệp lỗ hàng trăm tỷ đồng.

Báo cáo của Bộ Xây dựng công bố mới đây đưa ra con số giật mình, khi số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản, giải thể tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ cũng đánh giá, năm 2022 là năm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản gặp nhiều thách thức và phải thay đổi phương án kinh doanh, quản lý như tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất - kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động. Nhiều doanh nghiệp dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; dừng triển khai các dự án mới; dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; dừng IPO...

Theo Bộ Xây dựng, nguyên nhân là doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng, huy động vốn của khách hàng dẫn đến thiếu vốn phải giãn hoặc tạm dừng tiến độ thực hiện dự án... Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong phát hành trái phiếu và huy động vốn dẫn đến nguy cơ không có khả năng thanh toán, trả nợ đúng hạn. Thời gian tới, một số doanh nghiệp còn phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư.

Tin mới

Quyền Leo Daily tự phá kỷ lục livestream của chính mình, 11 tiếng đã đạt 75 tỷ đồng, chỉ còn hơn 2 tiếng để đạt 100 tỷ!
35 phút trước
Phiên live kéo dài 14 tiếng với mục đích đạt doanh thu 100 tỷ của TikToker Quyền Leo Daily đang nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.
Ảnh thực tế Toyota Corolla Cross 2024 giá từ 820 triệu tại đại lý: Đúng vua công nghệ phân khúc, có điểm khác bản Thái
55 phút trước
Mặc dù có những thay đổi ở mặt trước và sau nhưng Toyota Corolla Cross 2024 dành cho thị trường Việt Nam vẫn giữ lại một số chi tiết như bản cũ chứ không nâng cấp đồng bộ như tại Thái Lan.
Hạn hán, nắng nóng 40 độ 'tấn công' các vườn sầu riêng Thái Lan - nông dân lo sợ 'tương lai của sầu riêng sẽ kết thúc'
2 giờ trước
Nắng nóng không chỉ làm trái sầu riêng chín sớm, không phát triển tối đa mà còn gia tăng chi phí nuôi trồng vì thiếu nước.
Mua Galaxy S24 Ultra hay đợi iPhone 16 Pro Max: Siêu phẩm đối đầu siêu phẩm, kết quả ra sao?
2 giờ trước
Đặt lên bàn cân so sánh 2 chiếc điện thoại cao cấp nhất iPhone 16 Pro Max và Galaxy S24 Ultra - đại diện cho 2 gã khổng lồ Apple và Samsung. Ai sẽ là người chiến thắng?
Giá USD hôm nay 6/5: USD Index trở lại mốc 105, "tịnh tiến" trong nước
2 giờ trước
Giá USD hôm nay 6/5: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 6/5 hiện đang ở mức 24.245 đồng, tăng 4 đồng so với ngày hôm qua.

Tin cùng chuyên mục

Hyundai Palisade đời mới lộ diện: Dáng khối hộp như Santa Fe, thiết kế lột xác từ ngoài vào trong, sẽ làm khó Teramont, Explorer
5 giờ trước
Hyundai Palisade thế hệ mới hứa hẹn sẽ có rất nhiều thay đổi cùng thiết kế bám sát "đàn em" Santa Fe.
"Kẻ thách thức" Hyundai Tucson chính thức trình làng, giá bán chỉ ngang ngửa Wuling Mini EV
9 giờ trước
Mẫu SUV cỡ C có giá bán chỉ từ 163 triệu đồng, đe dọa Mazda CX-5, Hyundai Tucson.
Bình Định: Giảm nghèo không chỉ "trao cần câu hay trao con cá" mà phải "dạy cách câu, tạo con cá"
15 giờ trước
Nói về giải pháp giảm nghèo, ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu, không chỉ “trao cần câu hay trao con cá” mà phải “dạy cách câu, tạo con cá”. Như vậy, mới giúp cho các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững, đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.
Công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
19 giờ trước
Quy hoạch tỉnh Tây Ninh xác định 7 đột phá, 3 vùng phát triển, 4 trục động lực, 1 vành đai an sinh xã hội để trở thành địa phương phát triển năng động, văn minh, là nơi đáng đến và đáng sống.