Kinh tế Trung Quốc lao đao vì COVID-19

16/05/2022 12:11
Cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết, môi trường quốc tế ngày càng khắc nghiệt cùng với cú sốc lớn hơn từ COVID-19 đang khiến áp lực ngày càng tăng với kinh tế nước này.

CNBC dẫn số liệu từ cơ quan thống kê Trung Quốc cho biết, doanh số bán lẻ tháng 4 tại nước này đã giảm đến 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này bỏ xa dự báo thăm dò của Reuters là 6,1%. Sản xuất công nghiệp giảm 2,9%, trái ngược với kỳ vọng tăng nhẹ 0,4%.

Tháng 4, Trung Quốc đối diện với sự bùng phát mạnh của COVID-19, đặc biệt là tại Thượng Hải (trung tâm tài chính cũng như là thành phố đông dân nhất cả nước). Việc Thượng Hải bị phong tỏa trong nhiều ngày, đã làm nhiều nhà máy gián đoạn sản xuất hoặc sản xuất với công suất hạn chế.

"Môi trường quốc tế ngày càng khắc nghiệt và phức tạp cùng với cú sốc lớn hơn từ đại dịch COVID-19 vượt quá dự đoán đang tạo áp lực ngày càng gia tăng với nền kinh tế", CNBC trích dẫn tuyên bố của cơ quan thống kê Trung Quốc.

Tuy nhiên cơ quan thống kê Trung Quốc cho rằng tác động của COVID-19 chỉ là tạm thời và nền kinh tế dự kiến sẽ "ổn định và phục hồi".

Kinh tế Trung Quốc lao đao vì COVID-19 - Ảnh 1.

COVID-19 khiến nhiều nhà máy tại Trung Quốc phải tạm dừng sản xuất hoặc sản xuất với công suất hạn chế (Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)

Cũng theo thống kê, đầu tư vào tài sản cố định 4 tháng đầu năm tại Trung Quốc đã tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm nhẹ so với mức kỳ vọng 7%. Đầu tư vào bất động sản giảm 2,7%, trong khi đầu tư vào sản xuất tăng 12,2% và đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng 6,5%.

Theo Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, sản lượng ô tô chở khách của Trung Quốc đã giảm 41,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu chính thức của Bộ Thương mại cho năm 2018, lĩnh vực ô tô ở Trung Quốc chiếm khoảng 1/6 việc làm và khoảng 10% doanh số bán lẻ.

Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp ở 31 thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã tăng lên mức cao mới là 6,7% vào tháng 4, theo dữ liệu từ ít nhất đến năm 2018. Tỷ lệ thất nghiệp ở các thành phố đã tăng 0,3 điểm % so với tháng 3 lên 6,1% vào tháng 4. Tỷ lệ thất nghiệp ở những người từ 16 đến 24 tuổi đã lên mức 18,2%.

Kinh tế Trung Quốc lao đao vì COVID-19 - Ảnh 2.

Nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình và doanh nghiệp tại Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4

Các dữ liệu khác cũng cho thấy sự sụt giảm nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình và doanh nghiệp. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết tổng tài trợ vốn trong toàn xã hội (một thước đo rộng rãi về tín dụng và thanh khoản) trong tháng 4 đã giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 910,2 tỷ USD (134,07 tỷ USD).

Tuy nhiên, Larry Hu, Trưởng nhóm Kinh tế Trung Quốc của Macquarie cho rằng ​​nhu cầu tín dụng tại Trung Quốc sẽ chỉ giảm trong ngắn hạn. Vào Chủ Nhật, Larry Hu cho biết chính quyền trung ương đã thực hiện "hành động đầu tiên... để cứu bất động sản" bằng cách cắt giảm lãi suất thế chấp cho những người mua nhà lần đầu tiên.

"Việc cắt giảm ngày hôm nay vẫn chưa đủ để xoay chuyển lĩnh vực bất động sản, nhưng sẽ có nhiều sự nới lỏng hơn về bất động sản", Hu nói trong một ghi chú vào Chủ nhật.

Theo Moody’s, bất động sản và các ngành liên quan chiếm khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc.

Tin mới

Hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chốt "cứ điểm" xây nhà máy tại Việt Nam: Quy mô bằng 1/3 nhưng có khiến VinFast lo lắng?
4 giờ trước
Thời gian chính thức khởi công hiện vẫn đang bỏ ngỏ.
Các hãng bảo hiểm đang phân biệt đối xử với chủ xe điện?
5 giờ trước
Trên thị trường hiện nay có rất ít công ty tham gia bảo hiểm vật chất cho xe điện nên khách hàng không có nhiều lựa chọn, thậm chí bị phân biệt đối xử.
VinFast mở bán VF e34 tại Indonesia: Vẫn thuê pin, giá rẻ bèo so với Việt Nam
6 giờ trước
Theo công bố của VinFast, giá của VF e34 chưa gồm pin tại thị trường Indonesia chỉ tương đương gần 500 triệu đồng, so với mức niêm yết là 721 triệu cho thị trường Việt Nam.
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm
6 giờ trước
Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm. Cụ thể:
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 3,0%/năm
6 giờ trước
Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phát triển kinh tế, Agribank dành khoảng 50.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất chỉ từ 3,0% /năm.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 28/3: Tăng phiên thứ hai liên tiếp
8 giờ trước
Giá USD hôm nay 28/3: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước tăng 5 đồng, lên mức 24.003VND/USD. Thị trường tự do đã "hạ nhiệt".
LPBank tài trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp siêu nhỏ
8 giờ trước
Với ưu điểm là hạn mức cho vay lớn, lãi suất cạnh tranh, thủ tục đơn giản, chương trình “Cho vay siêu tốc – bứt tốc kinh doanh” của LPBank trở thành điểm tựa cho doanh nghiệp siêu nhỏ phát triển trong năm 2024.
Hợp tác Cake - VieON: Nhân đôi trải nghiệm thanh toán và giải trí
9 giờ trước
Thông qua việc ra mắt thẻ tín dụng đồng thương hiệu VieON - Cake, ngân hàng số Cake và ứng dụng giải trí VieON đã tìm thấy nhau ở nhiều điểm tương đồng, khi đều là các thương hiệu công nghệ số hàng đầu, đặt trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm phát triển nhằm nâng chất lượng dịch vụ số cho người Việt.
Từ 15/5 điều chỉnh giá bán lẻ điện 3 tháng một lần, người dân cần nắm rõ nguyên tắc này
9 giờ trước
Theo quy định mới, thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 3 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất