KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến

05/05/2020 16:10
Nhiều doanh nghiệp ngành dược, vật tư y tế báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.

Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp đều đã công bố kết quả kinh doanh quý 1 – quý có nhiều biến động do ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19. Dịch bệnh lan rộng, giãn cách xã hội... đã ảnh hưởng đến hầu hết các ngành nghề kinh doanh.

Trên thực tế, tâm lý mọi người đều nghĩ ngành dược là ngành mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong lúc dịch bệnh. Tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1 vừa qua của các doanh nghiệp ngành dược, vật tư y tế lại không phản ánh rõ được điều đó, dù có khá nhiều doanh nghiệp ngành dược vẫn báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 1/2019

Dược Hậu Giang (DHG) đạt 859 tỷ đồng doanh thu quý 1, tăng 12% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế tăng gần 31% lên mức 177 tỷ đồng. Trong số đó, doanh thu tài chính trong quý cũng tăng 41% lên 36,6 tỷ đồng.

Dược Hậu Giang cho biết doanh thu và lợi nhuận quý 1 tăng cao chủ yếu do công ty đã tập trung bán các sản phẩm chiến lược và chủ lực của công ty, triển khai tốt dự án tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giúp tiết kiệm chi phí, nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao trong tình hình dịch bệnh Covid 19 đặc biệt là các sản phẩm tăng sức đề kháng.

Tuy vậy, nếu so với quý 4/2019 ngay trước đó, lợi nhuận quý 1/2020 của Dược Hậu Giang giảm khoảng 13%. Và có xu hướng đi ngang so với lợi nhuận đạt được trong quý 2 và quý 3 năm 2019.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 1.


Thậm chí 2 doanh nghiệp lớn thuộc ngành dược khác là Tổng công ty Dược Việt Nam (DVN), và Traphaco (TRA) còn có lợi nhuận giảm sút trong quý 1 với mức giảm 54% đối với DVN và 9% đối với Traphaco. Cả Dược phẩm Agimexpharm (AGP), Dược Bến Tre (DBT) đều báo cáo lợi nhuận giảm sút so với cùng kỳ.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 2.

Tuy vậy không thể phủ nhận, vẫn có nhiều doanh nghiệp ngành dược có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ như Dược phẩm OPC báo lãi quý 1 hơn 32,4 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với quý 1 năm ngoái. Còn Dược Hà Tây (DHT) báo lãi sau thuế 32,2 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 3.

Dược phẩm Cửu Long (DCL) có lẽ lại là doanh nghiệp ngành dược có mức tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất quý 1 vừa qua khi báo lãi 7,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 2,6 tỷ đồng. Tuy vậy nếu so với quý 4/2019 số lãi quý 1 vừa qua chỉ chưa bằng 1/10. Quý 4/2019 Dược phẩm Cửu Long lãi sau thuế 86,7 tỷ đồng – song có đến 76,1 tỷ đồng là lãi thoái vốn.

Các doanh nghiệp liên quan vật tư y tế

Các doanh nghiệp thuộc ngành vật tư y tế đang được quan tâm hơn cả các doanh nghiệp dược đơn thuần. Việc sản xuất, cung cấp các trang thiết bị y tế, các dụng cụ bảo hộ trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn ra mang lại khoản doanh thu không hề nhỏ cho doanh nghiệp.

Trước đó CTCP SXKD Dược và Trang thiết bị y tế Việt Mỹ (AMV) báo cáo đạt gần 105 tỷ đồng doanh thu, tăng 13,7% so với quý 1 năm ngoái. Trong khi đó chi phí giá vốn ngược lại giảm 20,7% nên lợi nhuận gộp thu về gần gấp đôi cùng kỳ, đạt 55 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 52,4%. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 52 tỷ đồng, tăng trưởng 86% so với cùng kỳ năm ngoái.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 4.

Trước đó, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2020, Y tế Việt Mỹ dự kiến đẩy mạnh triển khai bán hàng, liên kết thiết bị y tế và đầu tư trung tâm xét nghiệp. AMV cũng đã xây dựng kế hoạch kinh doanh với mục tiêu tổng doanh thu 750 tỷ đồng, tăng 45% so với doanh thu đạt được năm 2019 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 10%. Như vậy kết thúc quý 1 AMV đã hoàn thành trên 21% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.

Trong khi CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (DBD) cũng báo lãi sau thuế 41 tỷ đồng – tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

Dè dặt trong kế hoạch kinh doanh năm 2020

Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của các doanh nghiệp trong ngành cũng tăng trưởng so với năm trước đó, tuy vậy các doanh nghiệp cũng đều dè dặt với mức tăng trưởng không phải đột biến.

Traphaco (TRA) đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu năm 2020 đạt 17%, và lãi tăng 5% lên 180 tỷ đồng. Công ty sẽ tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm tân dược trong giai đoạn 2020-2025. Năm 2020, Công ty tiếp nhận chuyển giao công nghệ đối với 10-15 sản phẩm mới từ đối tác Daewoong, đồng thời tiếp tục tìm kiếm, mở rộng các đối tác chiến lược để nhận chuyển giao, đa dạng hóa sản phẩm, phục vụ chiến lược phát triển sản phẩm tân dược.

AMV cho biết sẽ đẩy mạnh triển khai các dự án bán hàng, liên kết thiết bị y tế và đầu tư trung tâm xét nghiệm. Mục tiêu cụ thể là tổng doanh thu 750 tỷ đồng, tăng 45% so với doanh thu đạt được năm 2019 và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 245 tỷ đồng, tăng trưởng 10%.

Còn Dược Hậu Giang (DHG) tỏ ra thận trọng khi đặt kế hoạch lãi 720 tỷ đồng gần như đi ngang trong năm 2020.

KQKD ngành dược, vật tư y tế quý 1: Không có lãi đột biến - Ảnh 5.

Tin mới

Cuộc dịch chuyển âm thầm của ngành logistic trong giai đoạn TMĐT chuyển đổi
9 giờ trước
Trong khi người dùng đang "nghỉ tay" mua sắm sau loạt chiến dịch siêu sale đầu năm thì các doanh nghiệp logistic đang bước vào một cuộc điều chỉnh âm thầm: từ giao hàng đúng giờ đến gia tăng giá trị cảm xúc cho khách hàng. Không còn là câu chuyện về tốc độ, ngành giao nhận đang chuyển mình theo hướng lấy trải nghiệm người dùng làm trung tâm – đặc biệt khi phục vụ nhóm khách hàng chủ lực là người bán online.
Người Việt chuộng ô tô nhập khẩu, hàng loạt xe giảm giá kỷ lục trong tháng 5
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 5/2025 chứng kiến hàng loạt chương trình giảm giá sâu từ các hãng xe và đại lý, trải rộng trên nhiều phân khúc.
Đơn hàng container từ Trung Quốc đến một quốc gia tăng 300%
7 giờ trước
Cú "bắt tay" tạm dừng áp thuế quan giữa 2 quốc gia là nguyên nhân chính cho sự gia tăng này.
BMW X7 giảm giá mạnh tại đại lý, cạnh tranh GLS bằng giá chỉ từ hơn 5 tỷ đồng, riêng tiền khuyến mãi đủ mua một chiếc Ranger
7 giờ trước
Nhiều đại lý giảm giá 550-800 triệu đồng đối với BMW X7.
Piaggio tung bộ đôi Vespa Primavera và Sprint 2025 tại Việt Nam, lấy cảm hứng từ Vespa cổ
7 giờ trước
Vespa Primavera tiêu chuẩn có giá bán từ 80 triệu đồng trong khi bản Sprint là từ 82,4 triệu đồng.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.