Làm gì để GDP 5 năm tới đạt 6,5-7%/năm?

15/01/2022 10:38
Để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7%/năm giai đoạn 2021-2025 như Quốc Hội đề ra, năm 2022 được xem như bản lề quan trọng của quá trình này. Quốc hội đã ra nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Nếu thực hiện có hiệu quả, đây là một trong những yếu tố giúp kinh tế Việt Nam bật mạnh trong năm 2022.

Năm 2021, bức tranh kinh tế bao phủ nhiều gam trầm, thậm chí tăng trưởng GDP quý 3 âm 6,17%. Giãn cách xã hội kéo dài ở tỉnh phía Nam, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, chỉ tới khi Nghị quyết 128 quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ra đời, nhiều bất cập mới phần nào được tháo gỡ.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần May 10 cho biết, sau Nghị quyết 128 , doanh nghiệp đã tập trung ngay vào sản xuất kinh doanh, người lao động động viên nhau làm thêm giờ. “Quý 4/2021, công ty giải quyết được những đơn hàng tồn đọng do ảnh hưởng COVID-19. Ba tháng cuối năm đã bù đắp được khó khăn của 3 quý trước”, ông Việt nói và cho biết, doanh nghiệp đã trụ được và tin tưởng 2022 là năm tươi sáng, hồi phục. May 10 đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 30% so với 2021 nhất là khi đơn hàng doanh nghiệp này đã nhận tới hết quý 1/2022.

Ông Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC cho biết, ảnh hưởng dịch bệnh, hoạt động của doanh nghiệp thời gian qua như 1 cái lò xo bị nén lại. Trong thời gian đó, công ty đã xây dựng định hướng phát triển, đội ngũ, chuẩn bị kế hoạch hành động bù đắp cho khoảng thời gian giãn cách. “Chúng tôi nhìn thấy rất nhiều cơ hội trong tương lai, và mong Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp về tài chính, hệ sinh thái, chuỗi cung ứng và đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để đẩy nhanh tiến độ các dự án, bù đắp thời gian giãn cách”, ông Hồng Anh đề xuất.

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự kiến khi Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội được triển khai sẽ tác động làm tăng trưởng kinh tế thêm khoảng 2,9% trong năm 2022, và 0,2% trong năm 2023, tạo điều kiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5-7%/năm.

Những đầu kéo tăng trưởng

Tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội đã thông qua gói kích thích kinh tế, đặt mục tiêu tăng trưởng GDP. Chính phủ cũng vừa thông qua Nghị quyết số 01 và 02, về điều hành kinh tế vĩ mô và về các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022.

Chính phủ xác định 3 trọng tâm trong năm nay gồm: Khôi phục, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh xuất khẩu, giải ngân vốn đầu tư công và huy động nguồn lực hợp tác công tư để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội kỳ vọng, trong tháng 1 này, Chính phủ sẽ ban hành các biện pháp cụ thể. Ông Hiếu nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là chương trình có thời hạn, các chính sách này bổ sung chứ không thay thế bất kỳ một chương trình hay nghị quyết nào khác, không thay thế các nhiệm vụ mà Chính phủ phải thực hiện trong nhiệm vụ thường xuyên của mình. Thời gian thực hiện trong 2 năm. Mục tiêu tăng trưởng trung bình 6,5-7,0% giai đoạn 2021 - 2025”.

Trong đó, nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp rất quan trọng. Ngoài tác động trực tiếp của chính sách tài khoá tiền tệ thì giá trị lớn hơn của gói hỗ trợ là tạo ra cơ hội kinh doanh cho toàn bộ doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, theo ông Hiếu, quan trọng nhất là khả năng hấp thụ. Doanh nghiệp khi vay vốn buộc phải đổi mới mô hình, thay đổi phương thức kinh doanh mới phù hợp hơn. Cơ hội về vốn Nhà nước đã tạo ra, có tiền rồi mà doanh nghiệp không thay đổi phương thức, lập kế hoạch cụ thể, hiệu quả chương trình sẽ giảm đi.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển châu Á (ADB) nhận định, kiểm soát dịch bệnh và độ phủ vắc xin vẫn là các yếu tố quyết định cho phục hồi kinh tế. Ông Cường cho rằng, 2 yếu tố giúp Việt Nam bật mạnh trong năm 2022 là kinh tế số và chương trình phục hồi kinh tế.

Tuy nhiên, giải ngân chương trình phục hồi kinh tế sẽ phức tạp hơn do có nhiều hạng mục, nhiều nguồn vốn, nhiều cơ chế điều kiện khác nhau; nhiều chính sách biện pháp khác nhau và chưa có sự phân biệt rõ giữa đầu tư công trong khuôn khổ kế hoạch phục hồi kinh tế với đầu tư công trong kế hoạch đã được duyệt. Do vậy, việc thực hiện và giải ngân kịp thời chương trình phục hồi kinh tế là tối quan trọng trong năm 2022 - 2023.

Năm 2022, các tổ chức quốc tế đều có chung dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam là 5,5% so với 2,6% năm 2021. Mức dự báo của WB thấp hơn con số dự kiến của một số tổ chức như Ngân hàng HSBC (6,5%), Ngân hàng Standard Chartered (6,7%).

Tin mới

Nên mua xe ô tô nào với 600 triệu đồng?
25 phút trước
Với 600 triệu đồng, người mua ô tô hiện có nhiều lựa chọn hấp dẫn từ xe hatchback, sedan đến SUV/CUV 5 chỗ và MPV 7 chỗ.
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu Đông Nam Á, làm thế nào để khai thác và chế biến hiệu quả?
58 phút trước
Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng khai thác khoáng sản lớn nhất Đông Nam Á.
Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
4 phút trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Mercedes-Benz G-Class thuần điện chính thức ra mắt: Thiết kế gần như bê nguyên bản thường, mạnh tới 579 mã lực, nhưng đây mới là con số ấn tượng nhất
5 phút trước
Mẫu SUV biểu tượng của Mercedes-Benz là G-Class đã chính thức có phiên bản thuần điện với tên gọi khá lạ tai: Mercedes-Benz G580 EQ Technology.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
2 giờ trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Cuộc cách mạng tương lai
13 giờ trước
Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.
VNPT - lá chắn trong kỷ nguyên số
15 giờ trước
VNPT VinaPhone Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo "Giải pháp an toàn thông tin toàn diện – Lá chắn trong kỷ nguyên số" nhằm đưa ra các giải pháp an toàn thông tin toàn diện trước sự phát triển thần tốc của công nghệ thông tin hiện nay.
Lợi nhuận tăng vọt, VPBank lãi trước thuế gần 4.200 tỷ đồng trong quý I/2024
17 giờ trước
VPBank khởi động quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ.
VIB: Chiến lược cá nhân hóa chi tiêu qua thẻ theo từng phân khúc khách hàng
18 giờ trước
Theo sát hành trình chi tiêu không tiền mặt của khách hàng từ những ngày đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng đến cột mốc tái cấu trúc thẻ cách đây nhiều năm, dấu ấn của VIB không chỉ là những con số biết nói, vị thế dẫn đầu về công nghệ, ưu đãi và trải nghiệm người dùng, còn là sự tin tưởng, gắn bó của chủ thẻ.