“Lệnh 248” và “Lệnh 249” tác động đến doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?

17/11/2021 08:31
Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực và dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc.

Với những yêu cầu ngày càng cao, Trung Quốc không còn là thị trường xuất khẩu dễ tính với Việt Nam. Họ đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà sản xuất Việt Nam cần phải thay đổi tư duy, cách tiếp cận để có thể giữ vững thị phần xuất khẩu sang thị trường hơn 1,3 tỷ dân này.

“Lệnh 248” và “Lệnh 249” về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc ban hành có hiệu lực từ 1/1/2022  với những điểm mới: Đối với hệ thống quản lý, giám sát an toàn thực phẩm, Trung Quốc sẽ thiết lập chế độ kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý an toàn thực phẩm ở nước ngoài; bổ sung phương thức kiểm tra đánh giá, quản lý đăng ký doanh nghiệp nước ngoài, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và truy hồi sản phẩm theo yêu cầu giám sát, yêu cầu trách nhiệm đôn đốc của các cơ quan có thẩm quyền quản lý của quốc gia xuất khẩu.

Đối với doanh nghiệp, trách nhiệm chính của doanh nghiệp nước ngoài trong chuỗi nhập khẩu thực phẩm có nghĩa vụ tự chủ kiểm soát cho nhà nhập khẩu. Hai Lệnh 248, 249 cũng nhấn mạnh việc gia tăng các quy định kiểm soát gồm nâng cao tỷ lệ lấy mẫu giám sát thực phẩm nhập khẩu tương ứng. Ngoài ra, doanh nghiệp phải đăng ký khi sản xuất và xuất khẩu 18 nhóm thực phẩm vào thị trường Trung Quốc.

Ông Tô Ngọc Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết phía cơ quan Nhà nước cũng đang nỗ lực đàm phàn để giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

“Nhiều nước có trình độ sản xuất cao cũng đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện lệnh 248, 259 vì thời gian ngắn, yêu cầu nhiều vì chưa được hướng dẫn đầy đủ, hiện nay chúng tôi đang cố gắng thông qua thương vụ, đại sứ quán Trung Quốc, chúng tôi làm việc theo nhóm công tác thuận lợi hoá thương mại Việt Nam tại Trung Quốc để thuyết phục nước bạn có thêm thời gian cho doanh nghiệp của Việt Nam”, ông Sơn nêu rõ.

Ông Trần Quốc Khánh, thứ trưởng Bộ Công thương cho hay, việc hướng dẫn các quy định của Trung Quốc trong lĩnh vực nhập khẩu nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn các doanh nghiệp, những mảng do Bộ Công Thương phụ trách, đồng thời khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch.

“Chúng ta thấy là những quy định này chủ yếu sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân biên giới (xuất khẩu tiểu ngạch). Từ trước đến nay thì chúng ta có thực tiễn là khu vực biên giới phía Bắc là chủ yếu xuất khẩu không theo hình thức chính ngạch mà xuất khẩu theo hình thức trao đổi cư dân, những hợp đồng bằng miệng, không có hợp đồng chính thức và cũng không tuân theo một quy chuẩn, quy tắc nào cả. Còn những doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức chính ngạch thì dễ đáp ứng các điều kiện mới này của Trung Quốc hơn, bởi vì về cơ bản thì cũng chỉ là đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu thôi”, ông Khánh chia sẻ.

Tính đến tháng 10/2021, xuất khẩu nông sản, thủy sản sang Trung Quốc ước đạt 7,5 tỉ USD, chiếm 19,3% thị phần, là thị trường lớn thứ 2 về giá trị của Việt Nam, chỉ sau Mỹ. Những năm trước đây, việc xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Trung Quốc khá dễ dàng, chủ yếu theo nhu cầu thị trường, thuận mua vừa bán, ngoài hoạt động xuất khẩu chính ngạch còn phổ biến buôn bán tiểu ngạch. Thế nhưng, vài năm gần đây, phía Trung Quốc ngày càng nâng cao tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và siết chặt buôn bán tiểu ngạch.

Những thay đổi của Trung Quốc trong việc kiểm soát thực phẩm nhập khẩu ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đầu ra cho nông sản, thủy sản Việt Nam vốn lựa chọn xuất khẩu theo đường tiểu ngạch. Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng cảnh báo những vi phạm khác mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường hay mắc phải khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo ông Lai, vi phạm chủ yếu khi xuất khẩu sang Trung Quốc là về chứng nhận các giấy tờ thủ tục không đạt tiêu chuẩn nhập khẩu thực phẩm, tem nhãn, bao bì hàng hoá, tiếp đến là chỉ tiêu về chất lượng. Việt Nam đứng trong top 10 Quốc gia vi phạm quy định xuất nhập khẩu của Trung Quốc, có xu hướng tăng lên. Có những doanh nghiệp vi phạm nhiều lỗi khác nhau, vi phạm nhiều lần trong cùng một thời gian.

Cơ quan quản lý và chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp cần tổ chức sản xuất, tăng cường áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm nghiệm kiểm dịch ngày càng cao của phía Trung Quốc. Các vùng nuôi, trồng nông thủy sản, các cơ sở chế biến đóng gói phải đảm bảo các điều kiện sản xuất, tiêu chuẩn an toàn đáp ứng yêu cầu về chất lượng cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, kể cả trường hợp nước nhập khẩu cũng cần kiểm tra. Chú trọng và quan tâm vấn đề về bao bì, không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định của Trung Quốc mà còn nâng cao giá trị của sản phẩm.

Tin mới

Quý I/2024, Việt Nam xuất siêu 8,08 tỷ USD
8 giờ trước
Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.
Nguy cơ gạo Việt Nam bị cạnh tranh tại thị trường truyền thống
7 giờ trước
Theo Thương vụ Việt Nam tại Philipines, trong bối cảnh phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung gạo từ Việt Nam nên Chính phủ Philipines đang tìm cách giảm sự phụ thuộc này thông qua việc đa dạng hóa nguồn cung, tìm đến những nhà cung ứng gạo tiềm năng khác Việt Nam mà trước đây họ cho rằng không có lợi thế. Điều này đã được Thương vụ Việt Nam tại Philipines nắm bắt thông tin, nhận định và cảnh báo tới các cơ quan bộ, ngành quản lý, xây dựng chính sách và doanh nghiệp trong nước.
Giảm được hơn 30% chi phí vận hành taxi, "khách sộp" của GSM chốt đơn thêm 2.500 ô tô điện VinFast, đặt mục tiêu thay thế 90% xe xăng
7 giờ trước
Đối tác đặt mua và thuê xe taxi điện của VinFast là công ty TNHH Đồng Thúy – đơn vị sở hữu thương hiệu Lado Taxi ở Lâm Đồng.
76 giây sản xuất ra một chiếc SU7, 27 phút mở bán đạt doanh số 50.000 xe - Đây là sự đáng sợ của một Xiaomi vừa 'chân ướt chân ráo' gia nhập thị trường ô tô điện
6 giờ trước
Ra mắt chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ, chiếc SU7 của Xiaomi vẫn tạo được hứng thú với rất nhiều người.
Tình trạng xe Lexus LX 570, Range Rover giảm giá cả tỷ vẫn ế
5 giờ trước
Dù đã giảm 1 tỷ đồng để tìm khách hàng nhưng sau 3 lần đấu giá lô xe hạng sang như ô tô Lexus LX 570, Range Rover... vẫn chưa có người mua. Công an Hà Tĩnh dự kiến thẩm định lại và có thể giảm thêm 10% giá khởi điểm cho lần đấu giá tiếp theo.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

67.092.637 VNĐ / tấn

16.24 BRL / kg

-0.31 %

- -0.05

Thịt gà

CHICKEN

30.199.949 VNĐ / tấn

7.31 BRL / kg

4.58 %

+ 0.32

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Xe bánh tiêu "chảnh" nhất Việt Nam: Mở bán nhưng 15 phút sau báo... hết bánh, bà chủ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào!
9 giờ trước
Khách ở xa đến ngay khi quán vừa mở cửa cũng không thể mua được dù chỉ 1 cái bánh nếu không đặt trước đó 1-2 ngày.
Vụ kho hàng "hot girl" Mailystyle: Giá trị hàng hóa vi phạm hơn 20 tỷ đồng, chuyển hồ sơ sang Công an điều tra
11 giờ trước
Cục QLTT Hà Nội cho biết, vụ việc vi phạm ở kho hàng Mailystyle có tính chất phức tạp, số lượng hàng hóa vi phạm giá trị lớn.
Một loại hải sản của Việt Nam "bơi" sang Trung Quốc đắt hàng không tưởng: xuất khẩu tăng đột biến hơn 4 lần, mang về hàng chục triệu USD
13 giờ trước
Người Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng mặt hàng này của Việt Nam vì chất lượng vượt trội.
Bình Định mời gọi các nhà đầu tư Canada: Ưu tiên thu hút dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
1 ngày trước
Tỉnh Bình Định mời gọi các nhà đầu tư Canada đầu tư vào 5 trụ cột chính, gồm: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.