Liệu quyết định cắt giảm sản lượng có thực sự giúp OPEC+ cứu vớt giá dầu thô?

06/10/2022 14:00
Trong ngắn hạn, việc cắt giảm sản lượng có thể tạo ra yếu tố hỗ trợ giá dầu nhưng dài hạn thì không.

Tháng 9 kết thúc đánh dấu chuỗi giảm kéo dài 4 tháng của giá dầu, và cũng là chuỗi giảm giá dài nhất kể từ thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 10 tới nay, giá dầu đã hồi phục rất tốt và quay trở lại các vùng giá quan trọng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 05/10, giá dầu thô WTI tăng 1,43% lên 87,76 USD/thùng, còn giá dầu thô Brent tăng 1,71% lên 93,37 USD/thùng. Sự khởi sắc của thị trường dầu thô giúp cho chỉ số MXV – Index Năng lượng tăng 2,44% lên 4.651.74 điểm.

Liệu quyết định cắt giảm sản lượng có thực sự giúp OPEC+ cứu vớt giá dầu thô? - Ảnh 1.

Sau khi trải qua giai đoạn gặp sức ép từ các chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu, động lực chính giúp giá dầu tăng trở lại vẫn đến từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+). Mới đây, trong cuộc họp diễn ra tại Vienna, Áo, nhóm + đồng ý phương án cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, tương đương với 2% nguồn cung dầu toàn cầu, trong tháng 11.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ có thể sụt giảm mạnh khi rủi ro suy thoái kinh tế trên toàn cầu tăng lên, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày càng mạnh tay trong công cuộc hạ nhiệt lạm phát. Bên cạnh những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ, các nhà lãnh đạo của OPEC+ cũng cho rằng giá dầu được giao dịch trên các thị trường hàng hóa tương lai không phản ánh sát với tình trạng thắt chặt của nguồn cung.

Hệ lụy tiêu cực từ quyết định cắt giảm

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq, Ihsan Abdul Jabbar cũng kỳ vọng rằng quyết định cắt giảm sản lượng OPEC + sẽ góp phần ổn định thị trường thế giới và hỗ trợ giá dầu thô. Tuy nhiên, trong bối cảnh cán cân cung cầu vẫn đang mất cân bằng và việc các thành viên OPEC+ đã liên tục sản xuất dưới mức hạn ngạch cam kết trong nhiều tháng qua, cắt giảm hơn nữa sẽ chỉ khiến tình trạng thiếu hụt trở nên tồi tệ hơn. Khoảng cách giữa hạn ngạch và sản lượng thực tế tăng lên 2,85 triệu thùng/ngày vào tháng 8.

Các quốc gia phương Tây vốn đang phải chật vật để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng, nhất là khi các lệnh cấm vận với Nga sắp có hiệu lực, thì nay sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong việc tìm nguồn cung cấp.

Ngay cả quốc gia sản xuất đầu hàng đầu là Mỹ cũng khó có thể bù đắp khoảng trống mà OPEC+ (bao gồm cả Nga) để lại. Ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ cũng đang gặp nhiều khó khăn khi mà lạm phát làm tăng chi phí thiết bị, và nhân công. Hiện số giàn khoan dầu khí tại Mỹ vẫn chưa quay lại mức trước thời điểm dịch Covid -19 diễn ra. Vì thế, giá dầu thô và các sản phẩm lọc dầu có thể tăng trở lại trong thời gian tới. Giá xăng trung bình tại Mỹ đã tăng lên 3,83 USD/gallon (3,79 lít), cao hơn so với tuần trước và mức trung bình theo năm.

Liệu quyết định cắt giảm sản lượng có thực sự giúp OPEC+ cứu vớt giá dầu thô? - Ảnh 2.

Rủi ro vĩ mô nối tiếp rủi ro nguồn cung

Việc giá dầu tăng cũng sẽ gia tăng thêm những rủi ro về vĩ mô đối với thị trường tài chính nói riêng và thị trường hàng hoá nói chung. Một mặt, các nước châu Âu sẽ có nguy cơ rơi vào suy thoái trong thời gian ngắn hơn bởi khi mà cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng.

Các nước châu Âu đã lấp đầy các bể chứa đến khoảng 90% công suất sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài việc lấp đầy các kho dự trữ khí đốt cho mùa đông năm nay, rất nhiều quốc giá tại châu Âu đã tung ra các gói trợ cấp để hỗ trợ người dân chi trả chi phí năng lượng.

Tuy nhiên, điều này có thể khiến cho tình trạng lạm phát tại các khu vực này tăng lên, và Ngân hàng Trung ương sẽ phải vào cuộc để đối phó. Hiện Fed đang là cơ quan mạnh tay nhất trong việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, nên việc giá dầu tăng trở lại có thể khiến cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất trong các đợt tăng sắp tới.

Công cụ theo dõi lãi suất của CME cho biết xác suất Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ tư liên tiếp đang lên tới gần 70% và áp đảo so với kịch bản tăng thêm 50 điểm cơ bản.

Liệu quyết định cắt giảm sản lượng có thực sự giúp OPEC+ cứu vớt giá dầu thô? - Ảnh 3.

Điều này sẽ khiến cho các Ngân hàng Trung ương trên toàn cầu phải tiến hành tăng lãi suất để tránh những rủi ro về tỷ giá khi đồng USD tăng mạnh. Chi phí đi vay tăng lên sẽ khiến cho nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái cao hơn và làm cho nhu cầu tiêu thụ sụt giảm.

Có thể thấy, việc OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu chỉ mang yếu tố hỗ trợ trong ngắn hạn, khi mà tình trạng nguồn cung vẫn đang bị thắt chặt. Tuy nhiên, về dài hạn, việc giá dầu tăng trong khi nền kinh tế tăng trưởng kém đi sẽ là một yếu tố tiêu cực với các nhà sản xuất dầu khi nhu cầu tiêu thụ suy yếu.


Tin mới

Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng' về giá vé máy bay
10 giờ trước
Trước phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.
Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ vọt lên đầu bảng thu hút FDI
2 giờ trước
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 1,52 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm nay, vượt qua cả Hà Nội để vươn lên vị trí số 1 cả nước.
Chung góc nhìn với VinFast, các 'chiến thần' Trung Quốc đang đổ tiền tấn vào thị trường ‘hàng xóm’ của Việt Nam này
2 giờ trước
Các nhà sản xuất kể trên lên kế hoạch sản xuất xe tại địa phương để phá vỡ thế thống trị của ô tô Nhật Bản tại thị trường này.
Đại lý nhận cọc MG7, báo về Việt Nam tháng 7: Giá dự kiến hơn 700 triệu, cạnh tranh BYD Seal cũng sắp ra mắt
3 giờ trước
MG7 với dáng coupe lạ mắt có thể sắp gia nhập phân khúc sedan hạng D tại Việt Nam trong thời gian tới đây sau nhiều lần bị trì hoãn.
Giá vé máy bay tăng cao, Bộ GTVT vào cuộc kiểm tra những gì?
3 giờ trước
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé máy bay của các hãng hàng không.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.761.821 VNĐ / tấn

19.26 UScents / lb

0.21 %

+ 0.04

Cacao

COCOA

187.022.010 VNĐ / tấn

7,379.00 USD / mt

-10.92 %

- -905.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

118.927.618 VNĐ / tấn

212.84 UScents / lb

-1.71 %

- -3.69

Đậu nành

SOYBEANS

10.851.313 VNĐ / tấn

1,165.21 UScents / bu

0.86 %

+ 9.97

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.400.021 VNĐ / tấn

372.25 USD / ust

1.71 %

+ 6.25

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

23.987.797 VNĐ / tấn

42.93 UScents / lb

-0.72 %

- -0.31

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vườn bằng lăng trăm tỷ tốn 1,5 triệu/ngày thuê người tưới, chủ tự hào "cây oách nhất Việt Nam đều ở đây"
4 giờ trước
Vườn của chị Hải, anh Hòa có 450 cây bằng lăng, là thành quả hàng chục năm đi khắp trong Nam ngoài Bắc sưu tầm được.
Cà phê 'ngóng trông' tín hiệu mùa vụ
6 giờ trước
Giá cà phê trong nước cũng như giao dịch trên sàn quốc tế liên tục phá đỉnh lịch sử. Điều này khiến cho không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới đều đang ngóng trông vào các tín hiệu mùa vụ từ các nước có nguồn cung lớn. Mối lo ngại về vụ cà phê không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam đang tích cực hỗ trợ giá cà phê lên cao.
Thị trường ngày 03/5: Giá cà phê giảm hơn 7%, vàng, đồng, cao su tiếp tục giảm
8 giờ trước
Phiên giao dịch 02/5, giá dầu giảm nhẹ bởi nhu cầu toàn cầu yếu, vàng cũng giảm với khả năng lãi suát ở mức cao trong thời gian dài hơn, cà phê robusta giảm hơn 7%.
Giá cà phê thế giới lao dốc, vì sao?
8 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên thế giới đã có phiên giảm giá hơn 100 USD/tấn. So với mức đỉnh thiết lập cuối tháng 4-2024, giá cà phê đã giảm khoảng 500 USD/tấn