Loay hoay tranh cãi áp giá trần khí đốt, châu Âu một lần nữa tự "mua dây buộc mình”

18/12/2022 14:02
Nguồn cung khí tự nhiên hoá lỏng sẽ trở nên khan hiếm hơn trong năm tới. Các kế hoạch áp giá trần của châu Âu sẽ trở nên rủi ro hơn - đặc biệt khi Trung Quốc bắt đầu dỡ bỏ các lệnh hạn chế dịch bệnh.
Loay hoay tranh cãi áp giá trần khí đốt, châu Âu một lần nữa tự mua dây buộc mình” - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Các quốc gia châu Âu đang tranh cãi về kế hoạch áp giá trần đối với khí đốt. Hiện tại, hoá đơn năng lượng tâng cao đang gây đau đớn cho các quốc gia EU, tuy nhiên tốt hơn cả là họ không nên đạt được thoả thuận.

Vào thứ 2 tới đây, các Bộ trưởng năng lượng của các quốc gia châu Âu sẽ họp lại sau khi thất bại về mức trần giá bán mà EU sẽ trả cho khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG). Một số quốc gia bao gồm Đức và Hà Lan hoàn toàn không muốn có giới hạn giá. Họ lo ngại rằng điều đó sẽ khiến châu Âu khó có được nguồn cung cấp khi họ thật sự cần trong khi các quốc gia khác muốn bảo vệ người tiêu dùng và ngành công nghiệp khỏi mức giá cao ngất trời kể từ khi Nga xảy ra xung đột với Ukraine.

Vào tháng 11, Brussels đã đưa ra kế hoạch giới hạn giá tiêu chuẩn của châu Âu ở mức 275 euro/MWh, tương đương 294 USD/MWh. Giới hạn sẽ bắt đầu nếu giá duy trì trên mức này trong 10 ngày. Tuy nhiên mức giá này được đánh giá là quá cao đối với một số quốc gia, vì vậy mức trần đang được thảo luận lại là 200 euro/mWh. Sau khi giảm vào tháng 9 và tháng 10, giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu TTF gần đây đã tăng lên trên €130 khi thời tiết trở nên lạnh hơn.

Áp giá trần đi kèm rủi ro lớn

Việc giới hạn số tiền mà khối sẽ trả có vẻ rủi ro khi nguồn cung đang ngày càng trở nên quá eo hẹp. EU đang chạy đua để tăng cường khả năng tiếp nhận khí đốt bằng đường biển nhằm thay thế các đường ống dẫn của Nga đã bị cắt vào mùa hè. Nước này có thể nhập khẩu thêm 40 tỷ mét khối LNG vào năm 2023 bằng cách mở rộng các kho cảng khí hiện có và cho thuê các tàu tái chế khí nổi. Nhưng trên toàn cầu, chỉ có khoảng 20 tỷ mét khối nguồn cung mới được đưa vào sử dụng vào năm tới, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế.

Điều đó có nghĩa là sự cạnh tranh giữa châu Âu và châu Á đối với hàng hóa LNG có thể rất gay gắt. Vào thứ Tư, giá khí tự nhiên tiêu chuẩn chân Á tiêu chuẩn JKT là khoảng 37 USD/mBtu. Con số này cao hơn so với khí đốt tiêu chuẩn NWE của Châu Âu ở mức gần 36 USD/mBtu. Tuy nhiên, hiện tại, việc gửi hầu hết các lô hàng LNG đến châu Âu vẫn có lợi hơn khi giá cước vận chuyển được tính vào. Ví dụ: chi phí vận chuyển cho chuyến đi từ Mỹ đến châu Âu chỉ mất 2,59 USD/mBtu do quãng đường gần hơn thì mức giá đến châu Á đang có giá cao gấp đôi.

Loay hoay tranh cãi áp giá trần khí đốt, châu Âu một lần nữa tự mua dây buộc mình” - Ảnh 2.

Chênh lệch giá LNG giữa châu Âu và châu Á. Đồ họa: WSJ

Việc nới lỏng chính sách phòng chống dịch của Trung Quốc hay thời tiết trở nên lạnh giá có thể thúc đẩy nhu cầu LNG của Trung Quốc tăng trở lại. Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, năm nay Trung Quốc đã nhập khẩu ít hơn khoảng 21 tỷ mét khối LNG so với năm 2021. Trong một dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang tăng lên, nhà nhập khẩu LNG lớn nhất của Trung Quốc- Cnooc đã đưa ra gói thầu trong tuần này để mua lô hàng lần đầu tiên kể từ khi xung đột diễn ra tại Ukraine.

Ngược lại, châu Âu lại đang sử dụng hết kho dự trữ khí đốt tự nhiên khi nhiệt độ giảm xuống. Kể từ khi khu vực này bắt đầu sử dụng nguồn dự trữ vào giữa tháng trước, mức khí đốt trong kho đã giảm từ 96% xuống 87%. Và thời gian tranh luận về mức giá trần có nghĩa là họ sẽ có ít thảo luận hơn về những thay đổi quan trọng sẽ làm giảm nhu cầu khí đốt - chẳng hạn như sửa đổi quy trình cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo và cải thiện hiệu quả năng lượng trong ngành công nghiệp ở châu Âu.

Phí bảo hiểm mà châu Âu đang trả cho khí đốt đã "đổ thêm dầu vào lửa" vào vấn đề lạm phát của khu vực mặc dù nó đã có khả năng ngăn chặn tình trạng mất điện và ngừng hoạt động công nghiệp. Tìm ra những cách thông minh để hạn chế sử dụng, thay vì giá cả có lẽ sẽ vẫn là một câu chuyện gây tranh cãi đối với châu Âu.

Theo WSJ, Bloomberg

Tin mới

Nissan Almera mới sẽ ra mắt Việt Nam nửa cuối năm 2024, nâng cấp cả thiết kế lẫn trang bị, tăng sức cạnh tranh với Vios, City
9 giờ trước
Nissan Almera mới là phiên bản nâng cấp giữa vòng đời và được nhập khẩu từ Thái Lan.
Ra mắt bộ ba điện thoại "cục gạch" 4G mới: Nokia 215 4G, 225 4G và 235 4G
9 giờ trước
Bộ ba điện thoại phổ thông 4G mới của HMD Global là lựa chọn phù hợp cho những người dùng cần một thiết bị di động đơn giản, giá rẻ để liên lạc và giải trí cơ bản.
PV GAS nhập khẩu 60.000 tấn khí LNG sản xuất điện mùa khô
8 giờ trước
Đây là chuyến tàu LNG thứ 3 được PV GAS mang về Việt Nam và là chuyến tàu thứ 2 trong năm 2024.
Tesla sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc xe điện hứa hẹn là 'mỏ vàng' tương lai, cả làng ô tô 'đứng hình'
8 giờ trước
Tesla vừa thực hiện động thái không một ai ngờ tới là sa thải toàn bộ nhân viên mảng sạc Supercharger đang 'ăn nên làm ra'.
Honda HR-V 2024 ra mắt: Có chi tiết gợi nhớ Porsche, thêm bản 'giả off-road' hầm hố, giá tăng nhẹ
6 giờ trước
Phiên bản cập nhật giữa vòng đời của Honda HR-V (lấy tên Vezel tại Nhật Bản) đã chính thức ra mắt.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.711.460 VNĐ / tấn

19.17 UScents / lb

-1.24 %

- -0.24

Cacao

COCOA

215.242.413 VNĐ / tấn

8,492.50 USD / mt

-8.52 %

- -790.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

122.346.441 VNĐ / tấn

218.96 UScents / lb

0.55 %

+ 1.20

Đậu nành

SOYBEANS

10.719.931 VNĐ / tấn

1,151.11 UScents / bu

0.46 %

+ 5.29

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.683.339 VNĐ / tấn

346.60 USD / ust

-1.51 %

- -5.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.378.769 VNĐ / tấn

43.63 UScents / lb

1.44 %

+ 0.62

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

2 cường quốc của thế giới đua nhau đưa ‘vàng trắng’ đến Việt Nam: Chi hơn 700 triệu USD nhập khẩu, nước ta là ‘cá mập’ đứng thứ 3 thế giới
2 giờ trước
Mỹ và Brazil liên tục đưa báu vật này đến Việt Nam với giá rẻ cực hấp dẫn.
Nông dân phấn khởi vì dưa hấu vụ Đông Xuân được giá
10 giờ trước
Những ngày qua, người dân trồng dưa hấu ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) rất phấn khởi vì dưa hấu vụ Đông Xuân bán được giá, đem lại lợi nhuận cao hơn so với nhiều năm. Trung bình, mỗi ha dưa hấu cho thu nhập gần 60 triệu đồng.
Thị trường ngày 01/5: Giá dầu, vàng, đồng, quặng sắt, ngũ cốc đồng loạt giảm
14 giờ trước
Phiên giao dịch 30/4, giá dầu tiếp tục giảm khi sản lượng dầu thô của Mỹ tăng và hy vọng về ngừng bắn giữa Israel và Hamas, vàng giảm xuống mức thấp nhất một tuần nhưng ghi nhận tháng thứ 3 tăng liên tiếp.
Thị trường gạo thế giới có thể lại nóng lên vào quý 3 vì lý do này
15 giờ trước
Giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất nhiều tháng do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu chậm lại. Tuy nhiên, mối lo ngại lại dấy lên khi thời tiết cực đoan diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.