Lối đi nào cho ngành đường trước “sóng” ATIGA?

28/08/2018 07:33
Chi phí nguyên liệu cao, giá điện bã mía thấp… là những yếu tố khiến ngành mía đường phải tìm cách đi mới trước sức ép từ ATIGA.

Lấy điện bù đường

Mỗi năm Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) thu về hàng chục tỉ đồng từ bán điện sinh khối từ bã mía lên lưới quốc gia. Riêng vụ mía năm 2018, doanh thu bán điện của Lasuco đạt 43 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền này dùng để bù vào chi phí sản xuất để đường Lam Sơn có thể cạnh tranh được.

Lối đi nào cho ngành đường trước “sóng” ATIGA? - Ảnh 1.

Mức giá 5,8 cent/kWh khiến đầu tư điện bã mía kém hấp dẫn. (Ảnh: Hồng Quang)


Ông Lê Văn Phương, Tổng giám đốc Lasuco cho rằng: “Sản xuất đường phải kết hợp với phát điện thì mới hiệu quả. Nhưng với giá 5,8 cent/kWh thì không ai dám đầu tư vào điện từ bã mía, mà tối thiểu phải là 7,4 cent/kWh. Tại Thái Lan, mức giá này là 10,8 cent/kWh.” Lasuco hiện có công suất phát điện 33,5MW. Hàng năm vào vụ ép mía (khoảng 150 ngày), Lasuco bán khoảng 150 triệu kWh lên lưới. Với giá bán điện 5,8 cent/kWh (1.350 đồng), Lasuco lỗ bình quân 500-600 đồng/kWh do chi phí sản xuất điện lên đến 1.900 đồng/kWh.

Lối đi nào cho ngành đường trước “sóng” ATIGA? - Ảnh 2.

Ông Lê Văn Phương, Tổng giám đốc Lasuco: Mức giá điện 5,8 cent/kWh thì không ai dám đầu tư vào điện từ bã mía. (Ảnh: Hồng Quang)


Đại diện Lasuco khẳng định, nếu giá điện bã mía hấp dẫn như điện gió hay điện mặt trời (9,35 cent/kWh), Lasuco sẽ nhân đôi thời gian sản xuất điện từ 150 ngày lên 300 ngày/năm.

Không thể phủ nhận vai trò của điện bã mía đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh mía đường cũng như việc phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, tuy nhiên không nhiều nhà đầu tư mặn mà với mức giá 5,8 cent/kWh của điện bã mía.

Theo ông Vũ Ngọc Đức, PGĐ Trung tâm Năng lượng tái tạo của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), cả nước chỉ có 9/40 nhà máy đường đầu tư vào sản xuất điện bã mía, với tổng công suất lắp đặt là 400MW. Tuy nhiên, chỉ 100MW được bán cho lưới điện.

Cửa thoát hiểm?

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được các nước thành viên ký kết vào tháng 2/2009. Đường thuộc mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm và đang được áp mức thuế quan 5%. Tuy nhiên, theo lộ trình cắt giảm thuế theo ATIGA, ngành mía đường sẽ gặp khó khi thuế nhập khẩu đường về 0%.

Thực tế, chưa cần đợi đến khi thuế nhập khẩu về 0%, ngành mía đường đang phải đối mặt với một loại sức ép cạnh tranh. Chẳng hạn, đường Thái Lan hiện chiếm đến 80% lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam. Giá đường Thái Lan luôn thấp hơn giá đường nội địa nhờ chi phí sản xuất mía đường của Thái Lan rẻ hơn và được trợ giá từ Chính phủ nước này.

Đại diện Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng - đơn vị chuyên cung cấp mía nguyên liệu cho biết, vụ mía vừa rồi các nhà máy đường trong nước thu mua ở mức bình quân 900.000 đồng/tấn mía (10 CCS). Mức giá này cao hơn giá mía của các nước trong khu vực.

"Nếu muốn cạnh tranh về giá thành, các nhà máy trong nước buộc hạ giá mua mía xuống còn 600.000 - 700.000 đồng/tấn."

Ngoài cứu cánh là điện bã mía, nhiều doanh nghiệp như Thành Thành Công - Tây Ninh hay Lasuco đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật mới vào chọn giống, phân tích đất, bón phân… giúp tăng năng suất mía lên 80-90 tấn/ha, thậm chí là 100 tấn/ha.

Theo ông Lê Văn Phương, Tổng giám đốc Lasuco, để cạnh tranh với nước ngoài, các nhà máy đường đang vận hành theo phương thức “gia công hộ người trồng mía”. Tức là toàn bộ giá trị đường sản xuất ra được trả lại cho người trồng mía, còn nhà máy chỉ hưởng lợi từ phụ phẩm như bã mía, mật rỉ và bùn lọc.

Không chỉ chịu sức ép chi phí sản xuất, nhiều nhà máy đường còn lao đao bởi đường nhập lậu. Thống kê cho thấy thời gian qua, lượng đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam đã lên tới 500.000 tấn/năm, bằng 1/3 sản lượng đường sản xuất trong nước.

Lối đi nào cho ngành đường trước “sóng” ATIGA? - Ảnh 3.
Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA: Điện từ bã mía cần được đối xử công bằng như điện sinh khối. (Ảnh: Hồng Quang)


Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), các sản phẩm sau đường như cồn Ethanol hay điện sinh khối là dư địa để ngành mía đường nâng cao sức cạnh tranh.

Sản xuất điện bã mía vừa giúp xử lý vấn đề môi trường, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất mía đường. Tiềm năng đầu tư điện từ bã mía rất lớn, nhưng cơ chế hiện nay lại phản tác dụng, ông Doanh nhận định.

“Việc ấn định điện từ bã mía là điện đồng phát (phát điện để sản xuất đường và bán điện dư lên lưới) với mức giá 5,8 cent/kWh là chưa công bằng. Chưa cần đến mức giá hấp dẫn như điện mặt trời hay điện gió hay ưu đãi về thuế và đất đai, điện từ bã mía cần được ‘đối xử’ như điện sinh khối từ rơm rạ và mùn cưa, với mức giá 7,4 cent/kWh”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Adam Ward, Đại diện Quốc gia của Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu tại Việt Nam (GGGI) kiến nghị: “Việt Nam cần từng bước tăng giá bán điện từ bã mía lên 7,4 cent/kWh, điều này sẽ có lợi cho thị trường.”

Đại diện GGGI đánh giá, việc mở rộng sản xuất điện sinh khối quy mô lớn là cần thiết để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao ở Việt Nam, đồng thời giúp ngành đường tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

Theo ông Phạm Quốc Doanh, mô hình hiệu quả cho ngành đường thời gian tới phải là sự hợp lực của 3 chân kiềng sản xuất, gồm đường, Ethanol và điện bã mía. Ưu điểm của sản xuất Ethanol (dùng cho xăng sinh học) là đầu ra rộng mở, không độc quyền như điện. Hiện, Việt Nam có ít nhất 7 đầu mối nhập khẩu xăng dầu và việc sản xuất Ethanol đang được khuyến khích./.

Tin mới

Loạt xe máy giảm giá trong tháng 5/2024: Honda Vision chỉ còn 30 triệu đồng, SH, Winner X, Yamaha Janus… cùng dưới mức đề xuất
20 phút trước
Nhiều mẫu xe máy hot tại thị trường Việt tiếp tục được đại lý giảm giá sâu nhằm nâng cao doanh số.
Tim Cook: Trung Quốc là thị trường khốc liệt nhất thế giới
2 giờ trước
CEO Apple, Tim Cook gọi Trung Quốc là thị trường cạnh tranh nhất thế giới trong bối cảnh iPhone bị cạnh tranh khốc liệt bởi những đối thủ nội địa ở đất nước tỷ dân.
Cà phê đang “rớt giá khủng khiếp”
2 giờ trước
Cà phê đang có đợt “rớt giá khủng khiếp” khi nhiều ngày mất giá đến ba con số, tức giảm hơn 100 USD/tấn
Kinh doanh xe điện tụt dốc, Elon Musk đề xuất hướng đi mới cho Tesla: biến mỗi xe thành một máy chủ, chuyển cả triệu xe Tesla thành một nền tảng đám mây cho AI
2 giờ trước
Theo ông Elon Musk, ý tưởng này sẽ là một thỏa thuận win-win cho cả người dùng và Tesla.
iPhone 16 sẽ có một thay đổi bất thường: Apple lại ép người dùng "cháy túi"?
3 giờ trước
Với iPhone 16, có khả năng người dùng sẽ phải cập nhật lại một bộ phụ kiện mới, có giá ước tính khoảng gần 2 triệu đồng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.080.052 VNĐ / tấn

160.30 JPY / kg

-2.67 %

- -4.40

Đường

SUGAR

10.819.742 VNĐ / tấn

19.31 UScents / lb

0.31 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

204.036.438 VNĐ / tấn

8,028.00 USD / mt

6.15 %

+ 465.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.444.966 VNĐ / tấn

204.25 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

11.221.954 VNĐ / tấn

1,201.67 UScents / bu

3.13 %

+ 36.46

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.455.536 VNĐ / tấn

373.20 USD / ust

2.27 %

+ 8.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.116.090 VNĐ / tấn

43.04 UScents / lb

-0.46 %

- -0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Hai 'khách sộp' tăng mạnh nhập nông sản Việt Nam
4 giờ trước
Việc Mỹ và Trung Quốc đều tăng mạnh nhu cầu nhập khẩu đã giúp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Đáng chú ý, vị trí "khách hàng" nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam lớn nhất liên tục có sự thay đổi giữa 2 thị trường này.
Một loạt mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều top đầu thế giới đang tăng giá mạnh, chuyện gì xảy ra?
5 giờ trước
3 loại nông sản quan trọng đều đồng loạt tăng giá mạnh trong thời gian gần đây.
Dưa hấu được mùa được giá, nông dân Quảng Nam "trúng lớn"
10 giờ trước
Thời tiết thuận lợi, người trồng dưa hấu ở tỉnh Quảng Nam có vụ mùa bội thu, bán được giá tốt, thu lãi lớn.
Hốt bạc từ 'cây ong mật' kỳ lạ ở Điện Biên cho hàng tấn mật ong thượng hạng
1 ngày trước
Hàng trăm tổ ong mật cùng làm tổ trên một cây đa cổ thụ ở Điện Biên, cho thu hoạch hàng tấn mật ong rừng mỗi vụ.