Lợi nhuận "hồi sinh" về mức trước Covid, các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu hối hả tăng sản lượng

21/10/2021 07:14
Các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu đang tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu đồng loạt tăng trên khắp châu Á, châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, hoạt động bảo trì nhà máy và giá khí đốt tự nhiên cao sẽ vẫn hạn chế nguồn cung dầu trong quý 4/2021.

Việc ngành lọc dầu toàn cầu gia tăng sản lượng diễn ra bởi lợi nhuận từ sản xuất các nhiên liệu dùng trong giao thông trên mặt đất, như dầu diesel và xăng, đã tăng trở lại trên toàn cầu, lần tăng đầu tiên kể từ khi bắt đầu xảy ra đại dịch Covid-19, khi các quốc gia dần dỡ bỏ những hạn chế đi lại – đã từng áp dụng trong giai đoạn Covid-19 cao điểm.

Cuộc khủng hoảng than và khí đốt tự nhiên trên khắp châu Âu và châu Á đã buộc một số nhà máy phát điện phải chuyển sang sử dụng dầu hỏa, dầu diesel hoặc dầu nhiên liệu, và nhu cầu dự trữ chuẩn bị cho mùa sưởi ấm cao điểm – mùa đông – cũng đang hỗ trợ giá dầu trên toàn cầu.

Giá dầu thô và các sản phẩm dầu tinh chế chủ chốt trên toàn cầu đã tăng hơn 60% vào năm 2021 lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Sri Paravaikkarasu, Giám đốc phụ trách thị trường dầu mỏ châu Á của công ty tư vấn năng lượng FGE, cho biết: "Biên lợi nhuận lọc dầu cuối cùng cũng đã tìm lại được những gì đã mất". Bà dự báo lượng dầu thô tiêu thụ (cho ngành lọc dầu) sẽ "tăng mạnh" trong mùa đông này. Theo đó, thị trường dẫn đầu về mức tăng sẽ là "Ấn Độ, tiếp theo là Hàn Quốc, trong khi Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản cũng sẽ tăng khối lượng chế biến, vì các nhà máy lọc dầu cố gắng tận dụng lợi thế biện lợi nhuận cao như hiện tại".

Lợi nhuận hồi sinh về mức trước Covid, các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu hối hả tăng sản lượng - Ảnh 1.

Giá dầu thô và dầu nhiên liệu tăng do tiêu thụ hồi phục.

Theo bà Paravaikkarasu, lượng dầu thô châu Á xử lý sẽ đạt 29,5 triệu thùng/ngày trong quý 4, so với 29,1 triệu thùng/ngày một năm trước đó và 30,3 triệu thùng/ngày trong những tháng 10-12 năm 2019.

Tập đoàn Hóa dầu Formosa của Đài Loan, một trong những nhà xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu châu Á, cho biết họ có kế hoạch xử lý 400.000 thùngngày vào tháng 11, tăng so với 370.000-380.000 thùng/ngày trong tháng 10.

Theo phát ngôn viên KY Lin của Formosa, con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 460.000 thùng/ngày, tương đương 79% công suất của Formosa, vào tháng 12/2021 và tháng 1/2022.

Ông lưu ý: "Việc tăng sản lượng sẽ không diễn ra nhanh chóng vì chúng tôi đã tiến hành bảo trì một đơn vị trong tháng 10".

Tại Hàn Quốc, một công ty lọc dầu lớn có kế hoạch tăng sản lượng trong quý 4 thêm khoảng 5% so với quý 3, một nguồn thạo tin cho biết nhưng từ chối nêu tên công ty.

Giám đốc điều hành của Tập đoàn Dầu khí Hindustan của Ấn Độ cho biết các nhà máy lọc dầu của tập đoàn này đã hoạt động hết công suất.

Hồi sinh lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận từ lọc dầu năm ngoái đã chuyển thành âm, xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 5, khi đại dịch làm giảm mạnh nhu cầu. Tuy nhiên, tình thế đã đổi chiều.

Biên lợi nhuận lọc dầu của Singapore, đại diện cho lợi nhuận của nhà máy lọc dầu ở khu vực tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới - châu Á, tháng này đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2019, là trên 8 USD/thùng.

Ở Tây Bắc Âu, biên lợi nhuận lọc dầu tuần trước đạt 9 USD, cao nhất kể từ tháng 4 năm 2020, trong khi biên lợi nhuận lọc dầu ở Bờ Vịnh Mỹ hiện vào khoảng 14 USD, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, Dữ liệu Refinitiv Eikon cho thấy.

Lợi nhuận hồi sinh về mức trước Covid, các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu hối hả tăng sản lượng - Ảnh 2.

Lợi nhuận lọc dầu tăng trên toàn cầu do nhu cầu nhiên liệu hồi phục.

Tỷ suất lợi nhuận tăng đột biến trong bối cảnh lượng dự trữ giảm đồng loạt trên các thị trường chủ chốt.

Dự trữ xăng dầu ở các nơi, như Mỹ, Tây Bắc Âu, Fujairah, Singapore và Nhật Bản trong tuần tới 14/10 đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Cơn bão Ida đã làm gián đoạn hoạt động của nhà lọc dầu hàng đầu thế giới – Mỹ - trong hai tháng qua, trong khi nhà máy lọc dầu số 2 của Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu, một phần của kế hoạch cải cách.

Công ty Consultancy Energy Aspects đã cắt giảm dự báo sản lượng khai thác dầu thô của Trung Quốc khoảng 400.000 thùng/ngày xuống 15,18 triệu thùng/ngày trong quý 4, do nhà máy lọc dầu mới, Shenghong Petrochemical, trì hoãn việc khởi động và thiếu hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu - giới hạn sản lượng của các nhà máy lọc dầu quốc doanh.

Nhà phân tích Liu Yuntao của Energy Aspects cho biết: "Ngày càng có nhiều khả năng chính phủ sẽ không đưa ra thêm hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu, điều đó làm tăng nguy cơ thêm rủi ro giảm hoạt động của các doanh nghiệp quốc doanh từ nay đến cuối năm".

Mặc dù vậy, sản lượng dầu thô của Trung Quốc vẫn đang cao hơn so với mức 14,63 triệu thùng/ngày của quý 3.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định sản lượng dầu thô toàn cầu đạt 79,6 triệu thùng/ngày trong quý 4, tăng so với 77,9 triệu thùng/ngày của quý 3, dẫn đầu là Mỹ và Châu Á.

Giá khí thiên nhiên cao

Giống như việc các nhà máy lọc dầu phải bảo trì, giá khí đốt tự nhiên cao dự kiến ​​cũng sẽ làm chậm đà tăng công suất lọc dầu.

Tại châu Âu, giá khí đốt tự nhiên kỷ lục đang buộc các nhà máy lọc dầu phải điều chỉnh hoạt động để hạn chế tiếp xúc với các nguyên liệu đầu vào đắt đỏ, chẳng hạn như hydro cần khí tự nhiên làm nguyên liệu và được các nhà máy lọc dầu sử dụng để loại bỏ lưu huỳnh khỏi các sản phẩm dầu.

Người phát ngôn của công ty lọc dầu Varo Energy cho biết: "Chúng tôi bị ảnh hưởng bởi giá năng lượng cao hiện nay giống như bất kỳ người tiêu dùng khí đốt tự nhiên và năng lượng điện nào khác", và "Để đảm bảo có thể tiếp tục cung cấp cho khách hàng, chúng tôi đã điều chỉnh hoạt động của mình để giảm thiểu lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ trong khi vẫn duy trì khả năng cung cấp sản phẩm."

Tại Mỹ, lượng dầu thô bán ra trong tháng 10 dự kiến ​​sẽ giảm tháng thứ hai liên tiếp xuống còn 15 triệu thùng/ngày, khi khu vực này bắt đầu bảo trì vào mùa thu, Energy Aspects cho biết trong một thông báo.

Tuy nhiên, theo Energy Aspects: "Với tỷ suất lợi nhuận của nhà máy lọc dầu tăng gần 9 USD/năm và dự trữ sản phẩm dầu ở mức thấp, hoạt động của nhà máy lọc dầu có thể gây bất ngờ với đà tăng trong tháng 10.".

Tham khảo: Refinitiv

Tin mới

Bộ trưởng Giao thông chỉ đạo 'nóng' về giá vé máy bay
10 giờ trước
Trước phản ánh giá vé máy bay tăng cao trong dịp lễ 30/4-1/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai, minh bạch thông tin về giá vé máy bay của các hãng hàng không.
Bà Rịa - Vũng Tàu bất ngờ vọt lên đầu bảng thu hút FDI
51 phút trước
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hút hơn 1,52 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới trong 4 tháng đầu năm nay, vượt qua cả Hà Nội để vươn lên vị trí số 1 cả nước.
Chung góc nhìn với VinFast, các 'chiến thần' Trung Quốc đang đổ tiền tấn vào thị trường ‘hàng xóm’ của Việt Nam này
2 giờ trước
Các nhà sản xuất kể trên lên kế hoạch sản xuất xe tại địa phương để phá vỡ thế thống trị của ô tô Nhật Bản tại thị trường này.
Đại lý nhận cọc MG7, báo về Việt Nam tháng 7: Giá dự kiến hơn 700 triệu, cạnh tranh BYD Seal cũng sắp ra mắt
2 giờ trước
MG7 với dáng coupe lạ mắt có thể sắp gia nhập phân khúc sedan hạng D tại Việt Nam trong thời gian tới đây sau nhiều lần bị trì hoãn.
Giá vé máy bay tăng cao, Bộ GTVT vào cuộc kiểm tra những gì?
2 giờ trước
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé máy bay của các hãng hàng không.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.761.821 VNĐ / tấn

19.26 UScents / lb

0.21 %

+ 0.04

Cacao

COCOA

187.022.010 VNĐ / tấn

7,379.00 USD / mt

-10.92 %

- -905.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

118.927.618 VNĐ / tấn

212.84 UScents / lb

-1.71 %

- -3.69

Đậu nành

SOYBEANS

10.851.313 VNĐ / tấn

1,165.21 UScents / bu

0.86 %

+ 9.97

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.400.021 VNĐ / tấn

372.25 USD / ust

1.71 %

+ 6.25

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.015.735 VNĐ / tấn

42.98 UScents / lb

-0.44 %

- -0.19

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vườn bằng lăng trăm tỷ tốn 1,5 triệu/ngày thuê người tưới, chủ tự hào "cây oách nhất Việt Nam đều ở đây"
3 giờ trước
Vườn của chị Hải, anh Hòa có 450 cây bằng lăng, là thành quả hàng chục năm đi khắp trong Nam ngoài Bắc sưu tầm được.
Cà phê 'ngóng trông' tín hiệu mùa vụ
5 giờ trước
Giá cà phê trong nước cũng như giao dịch trên sàn quốc tế liên tục phá đỉnh lịch sử. Điều này khiến cho không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới đều đang ngóng trông vào các tín hiệu mùa vụ từ các nước có nguồn cung lớn. Mối lo ngại về vụ cà phê không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam đang tích cực hỗ trợ giá cà phê lên cao.
Thị trường ngày 03/5: Giá cà phê giảm hơn 7%, vàng, đồng, cao su tiếp tục giảm
7 giờ trước
Phiên giao dịch 02/5, giá dầu giảm nhẹ bởi nhu cầu toàn cầu yếu, vàng cũng giảm với khả năng lãi suát ở mức cao trong thời gian dài hơn, cà phê robusta giảm hơn 7%.
Giá cà phê thế giới lao dốc, vì sao?
7 giờ trước
Giá cà phê Robusta trên thế giới đã có phiên giảm giá hơn 100 USD/tấn. So với mức đỉnh thiết lập cuối tháng 4-2024, giá cà phê đã giảm khoảng 500 USD/tấn