Mía đường tăng giá, ngành đường Việt đã đến hồi thái lai?

09/03/2021 12:58
Kể từ ngày 9/2/2021, đường nhập khẩu Thái Lan vào Việt Nam chính thức bị áp thuế chống bán phá giá với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô; cộng với việc giá đường, nhu cầu đường thế giới liên tục tăng mở ra một tương lai triển vọng cho ngành mía đường trong nước.

2021 - Ngành mía đường không còn đắng

Những ngày giáp Tết, gia đình chị Nguyễn Lan Anh ngụ tại xã Yang Trung, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai vô cùng vui mừng, ấm áp để chuẩn bị đón xuân Tân Sửu. Năm nay nhà chị trồng hơn 30ha mía. Nhờ thời tiết thuận lợi, vụ mía này của nhà chị đạt năng suất trung bình khoảng 65 tấn/ha, tăng 23% so với năm trước. Đặc biệt, gần 2.000 tấn mía tươi của nhà chị đều bán được với giá cao, ở mức 900.000 đồng/tấn. Nhờ đó cả nhà chị có điều kiện đón một cái Tết ấm no và kiên định hơn với việc gắn bó lâu dài với nghề trồng mía, sau những năm gặp khó khăn khi ngành mía đường Việt lao đao vì đường ngoại giá rẻ và đường lậu.

Mía đường tăng giá, ngành đường Việt đã đến hồi thái lai? - Ảnh 1.

Giá mía tăng giúp bà con an tâm hơn để gắn bó lâu dài với cây mía

Đặc biệt, ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ký và ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp (CTC) đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô. Quyết định này đã mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho đường Việt ở thị trường nội địa, giúp các nhà sản xuất, nông dân phục hồi năng lực sau thời gian dài "tổn hại" trước "cú đấm kép" đường ngoại phá giá và đường lậu. Chị Lan Anh ở Gia Lai cũng như hàng chục ngàn hộ nông dân trồng mía khác khắp cả nước đều hân hoan khi giá mía nguyên liệu bắt đầu tăng trong niên vụ 2020 - 2021. Đây là kết quả của chuỗi tăng giá đường thế giới trong nhiều phiên liên tiếp hồi tháng 1/2021 và sự tăng trưởng về nhu cầu nhập khẩu đường ở các thị trường lớn như EU, Trung Quốc,… Điều đó đã mở ra triển vọng thúc đẩy tăng trưởng tỷ trọng xuất khẩu cho mía đường Việt Nam.

Anh Đinh Văn Đông, một nông dân trồng mía khác tại xã HBông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, chia sẻ: "Chúng tôi rất phấn khởi và đồng tình với mức thuế CBPG đường Thái Lan, có như vậy bà con làm ăn mới có lợi nhuận, mới quay lại với cây mía".

Thuế chống bán phá giá: chìa khoá "3 trong 1"

Trước nghịch lý sản lượng đường trong nước đang dư thừa, thậm chí một số nhà máy phải bán lỗ một phần đường tinh luyện dưới cả chi phí sản xuất để có nguồn tiền lưu động vận hành doanh nghiệp, nhưng Việt Nam lại thâm hụt và nhập siêu lên đến 884.285 tấn đường. Đây là con số lớn chưa từng có, sau gần một năm Việt Nam gia nhập Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Thâm hụt thương mại ngành đường không chỉ đe doạ đến vị thế kinh tế trên bản đồ thế giới, việc làm và an sinh xã hội cho gần 37 vạn nông dân, công nhân, mà còn đe doạ đến an ninh lương thực quốc gia. Trước vấn đề thâm hụt do nghi ngờ cạnh tranh không lành mạnh, Thủ tướng Chính phủ đã vào cuộc yêu cầu Bộ Công Thương điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế để bảo vệ đúng đắn ngành sản xuất mía đường trong nước. Theo đó, việc Bộ Công Thương áp thuế CBPG, CTC lên đến 48,88% đối với các sản phẩm đường có xuất xứ từ Thái Lan dựa trên kết quả cuộc điều được khởi xướng ngày 21/9/2020 được đánh giá là đúng luật và là chìa khóa "3 trong 1" tháo gỡ tất cả các vấn đề trên.

Khi được áp dụng, thuế phòng vệ sẽ nâng giá đường trong nước lên cao vừa đủ. Thứ nhất, giúp bình ổn giá đường trong nước, giữ người nông dân bám trụ với cây mía, gia tăng diện tích trồng mía và năng suất tạo tiền đề tăng cao năng lực cạnh tranh bền vững trong tương lai, đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho hàng vạn công nhân địa phương có nhà máy đường và các nhà máy phụ trợ ngành đường.

Thứ hai, không chỉ bảo đảm quyền lợi chính đáng của nông dân, công nhân và các doanh nghiệp sản xuất đường nội địa, trong dài hạn, mức thuế này sẽ góp phần duy trì thế cân bằng giữa đường nội và đường ngoại cả về sản lượng, chất lượng và mức giá, đảm bảo nguồn cung đường ổn định cho người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất trong nước. Chia sẻ với phóng viên, chị Như Quỳnh ở TP. Hồ Chí Minh nói: "So với giá, tôi quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Để có thể sử dụng các sản phẩm đường chất lượng cao, an toàn cho sức khoẻ, có nguồn gốc rõ ràng, tôi chấp nhận mua với giá cao hơn. Hơn nữa, người Việt dùng hàng Việt, tôi ủng hộ việc áp thuế với đường nước ngoài bán phá giá để bảo vệ các doanh nghiệp sản xuất uy tín trong nước".

Mía đường tăng giá, ngành đường Việt đã đến hồi thái lai? - Ảnh 2.

Chị Như Quỳnh tại TP. Hồ Chí Minh ủng hộ việc áp thuế với đường nhập khẩu bán phá giá để bảo vệ các thương hiệu đường Việt uy tín.

Thứ ba, thuế phòng vệ còn mang lại môi trường cạnh tranh công bằng, tạo cơ hội và động lực để ngành mía đường Việt Nam sẵn sàng cạnh tranh thắng lợi theo thông lệ thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tin mới

Một mặt hàng mới nổi nhưng đắt đỏ đang “cháy hàng” ở Hàn Quốc, Việt Nam cũng ồ ạt mua
11 giờ trước
Mặt hàng đang tạo nên “cơn sốt” trên toàn thế giới lại được bán “đắt như tôm tươi” tại các cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc.
Xử phạt 12 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ có sai phạm
9 giờ trước
Thông tin từ Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cho biết, qua kiểm tra đột xuất đã phát hiện 12/12 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh có vi phạm phải xử phạt hành chính.
Toyota Hilux 2024 ra mắt Việt Nam: Giá từ 668 triệu, thêm trang bị đấu Ranger, nhưng có điểm chưa bằng
8 giờ trước
Toyota Hilux đã chính thức trở lại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản và giá từ 668 triệu đến 999 triệu đồng (riêng tùy chọn màu trắng ngọc trai cộng thêm 8 triệu so với các bản tương ứng).
Cụ bà 80 tuổi xếp hàng 2 tiếng chưa đến lượt mua vàng, 'cò mồi' xuất hiện
8 giờ trước
Sáng 14/5, người dân vẫn chờ đợi xếp hàng vài tiếng mới mua được vàng và hạn chế số lượng mua trong ngày. Bên ngoài cửa hàng phát sinh hiện tượng tự mua bán giữa người dân với nhau và cửa hàng phải phát thông báo rủi ro khi mua vàng bên ngoài cửa hàng để tránh bị lừa mua phải vàng giả.
Những ai nói 'doanh số Xforce bị thổi phồng, Stargazer giảm giá sẽ đe doạ Xpander' thì cần nhìn kết quả này!
7 giờ trước
Xpander và Xforce đóng góp 82,4% doanh số cho Mitsubishi trong tháng 4, đồng thời giúp hãng xe Nhật Bản có tháng thứ 2 liên tiếp có 2 mẫu xe góp mặt trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.108.600 VNĐ / tấn

165.00 JPY / kg

1.54 %

+ 2.50

Đường

SUGAR

10.359.040 VNĐ / tấn

18.46 UScents / lb

-0.91 %

- -0.17

Cacao

COCOA

187.594.906 VNĐ / tấn

7,370.00 USD / mt

3.37 %

+ 240.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

109.993.252 VNĐ / tấn

196.01 UScents / lb

-0.72 %

- -1.43

Đậu nành

SOYBEANS

11.349.487 VNĐ / tấn

1,213.50 UScents / bu

1.16 %

+ 14.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.349.220 VNĐ / tấn

368.85 USD / ust

0.64 %

+ 2.35

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.061.469 VNĐ / tấn

44.66 UScents / lb

-1.09 %

- -0.49

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
8 giờ trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
9 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
Lợi thế gạo Việt Nam tại quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới
12 giờ trước
Bộ Nông nghiệp Mỹ đánh giá Philippines sẽ là nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới, với lượng nhập khẩu trong năm nay tăng lên 4,1 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức 3,9 triệu tấn vào năm ngoái. Báo cáo cũng nhận định Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nhà xuất khẩu gạo hàng đầu tới Philippines.
Hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc: Cơ hội, tiềm năng và những điều cần lưu ý
1 ngày trước
Sự kiện chuyên đề về Xuất nhập khẩu năm 2024 do VietinBank tổ chức diễn ra vào ngày 15/5/2024 tại khách sạn Nikko – Sài Gòn sẽ trình bày các cơ hội, tiềm năng và thách thức giữa tương quan xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia.