Một mặt hàng từ "đại gia" Trung Đông liên tục đổ bộ Việt Nam, là nhiên liệu quan trọng không kém dầu mỏ

03/11/2024 01:10
Việt Nam nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ 3 thị trường Trung Đông là Qatar, UAE và Saudi Arabia.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan , tháng 9/2024, Việt Nam nhập khẩu 208.338 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương gần 136,06 triệu USD, giảm 36,19% về lượng, giảm 25,26% về kim ngạch so với tháng 8/2024.

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024, cả nước nhập khẩu gần 2,39 triệu tấn khí đốt hóa lỏng, trị giá trên 1,54 tỷ USD,  tăng 24,73% về lượng, tăng 33,79% về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023. Giá trung bình đạt 645,1 USD/tấn, tăng 7,26%.

Một mặt hàng từ "đại gia" Trung Đông liên tục đổ bộ Việt Nam, là nhiên liệu quan trọng không kém dầu mỏ - Ảnh 1

Việt Nam vẫn nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ 3 thị trường Trung Đông là Qatar , U.A.E và Saudi Arabia.

Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Qatar đạt 506.499, tương đương trên 309,93 triệu USD, tăng mạnh 186% về lượng, tăng 173,19% về kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023; chiếm 21,2% trong tổng lượng và chiếm 20,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu khí đốt hóa lỏng của cả nước. 

Riêng tháng 9, thị trường này cung cấp cho Việt Nam 115.799 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương hơn 72 triệu USD. Đây cũng là mức sản lượng cao nhất kể từ đầu năm.

Qatar là quốc gia xuất khẩu khí hóa lỏng lớn nhất thế giới, với tài nguyên chính là khí đốt trữ lượng hơn 25.000 tỉ m3, đứng thứ 3 thế giới; dầu mỏ với trữ lượng 25,24 tỉ thùng (đứng thứ 14 thế giới), sản lượng 1,53 triệu thùng/ngày. Qatar Energy là công ty dầu khí nhà nước của Qatar , chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động dầu khí trong nước. 

Trong chuyến thăm chính thức tới Qatar mởi đây, Thủ tướng cũng đã tới thăm quan khu liên hợp hóa dầu Ras Laffan được quản lý bởi Qatar Energy. Chuyến thăm thể hiện sự quan tâm của Việt Nam tới chủ đề năng lượng mới. Năng lượng là lĩnh vực thế mạnh của Qatar và Việt Nam có nhu cầu hợp tác.

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị sớm đàm phán, ký kết văn kiện hợp tác về lĩnh vực năng lượng, dầu khí, phía Qatar và Công ty Qatar Energy tăng cường và duy trì đều đặn cung ứng cho Việt Nam các sản phẩm năng lượng như dầu thô, khí đốt , hóa chất, nhất là khí tự nhiên hóa lỏng để phục vụ bảo đảm cung ứng điện, đặc biệt là hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để nâng cao khả năng tự chủ của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất điện khí; hợp tác triển khai các dự án thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, điện gió ngoài khơi, năng lượng mặt trời , hydrogen…

Một mặt hàng từ "đại gia" Trung Đông liên tục đổ bộ Việt Nam, là nhiên liệu quan trọng không kém dầu mỏ - Ảnh 2

Saudi Arabia là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2, đạt 297.447 tấn, tương đương trên 194,21 triệu USD, giá 652,9 USD/tấn, giảm 45,8% về lượng, giảm 38,97% về kim ngạch nhưng tăng 12,6% về giá, chiếm 12,5% trong tổng lượng và chiếm 12,6% trong tổng kim ngạch.

Đứng thứ 3 là thị trường U.A.E đạt 294.718 tấn, trị giá trên 187,19 triệu USD, giá 635,2 USD/tấn, giảm mạnh 30,46% về lượng, giảm 24,17% về kim ngạch nhưng tăng 9% về giá, chiếm 12,3% trong tổng lượng và chiếm 12,2% tổng kim ngạch.

LPG ở Việt Nam chủ yếu được dùng để chiết nạp vào bình chứa phục vụ cho nhu cầu dân sinh như sưởi ấm, nấu ăn, công nghiệp, sử dụng trong xe cộ, chất làm lạnh... Bên cạnh đó, các ứng dụng khác từ sản phẩm LPG hiện còn thấp như sử dụng trong công nghệ hóa dầu.

Hiện nguồn cung gas nội địa chỉ chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Do đó, giá bán lẻ gas trong nước bị chi phối và ảnh hưởng bởi giá gas thế giới. Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những năm tới.

Giá nhập khẩu tăng khiến giá gas bán lẻ tại thị trường trong nước tháng 11 tiếp tục tăng theo. Theo đó, giá gas bình Petrolimex bán lẻ (đã bao gồm VAT) tháng 11/2024 tại thị trường Hà Nội là 467.300 đồng/bình dân dụng 12 kg; 1.869.200 đồng/bình công nghiệp 48 kg, lần lượt tăng 11.200 đồng/bình 12 kg và 44.900 đồng/bình 48 kg (đã bao gồm VAT).

Tương tự như vậy, Công ty cổ phần kinh doanh Khí Miền Nam (Gas South) cũng điều chỉnh tăng giá gas bán lẻ tháng 11 cho các nhãn hiệu Gas Dầu Khí, VT-Gas, A Gas, Đăk Gas, JP Gas, Đặng Phước Gas.

Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, giá gas bán lẻ trong nước có 7 lần tăng, 3 lần giảm giá và 1 lần không thay đổi.


Tin mới

Xe tay ga giống hệt Honda Vision xuất hiện: Giá rẻ chỉ 26 triệu đồng, còn tiết kiệm xăng hơn
7 giờ trước
Mẫu xe tay ga này chỉ tiêu thụ khoảng 1,79 lít xăng cho mỗi 100 km di chuyển, ít hơn cả Honda Vision.
Sầu riêng Thái đi luồng xanh vào thẳng Trung Quốc, vì sao ‘vua trái cây’ Việt vẫn mãi loay hoay?
6 giờ trước
Trong khi sầu riêng Thái Lan được Trung Quốc mở cửa "luồng xanh" thông quan 24/7, ngành sầu riêng Việt Nam vẫn đang mắc kẹt giữa những đợt tái kiểm 100% tại cửa khẩu. Câu chuyện "vượt khủng hoảng" của người Thái trở thành tấm gương soi chiếu cho một ngành hàng tỷ USD của Việt Nam đang loay hoay tìm đường phát triển bền vững.
Hyundai Elantra, Sonata thế hệ mới: Có hybrid, thêm bản N mạnh 300 mã lực, dễ khiến khách Việt ngóng đợi
5 giờ trước
Dù đã phần nào thất thế trước những dòng SUV mới nhưng khả năng cao bộ đôi sedan Hyundai là Elantra và Sonata đều sẽ có thế hệ mới ra mắt trước 2027.
Phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy, phụ tùng xe điện hàng trăm tỉ đồng từ Trung Quốc
4 giờ trước
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá 2 đường dây buôn lậu bình ắc quy và phụ tùng xe điện từ Trung Quốc về nước tiêu thụ
Xe ga siêu tiết kiệm xăng của Yamaha về đại lý: Trang bị vượt Honda Vision, động cơ hybrid - giá chỉ 35 triệu đồng
4 giờ trước
Mẫu xe ga này "gây sốt" với những trang bị hiện đại và giá bán hấp dẫn.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.695.525 VNĐ / thùng

65.41 USD / bbl

1.36 %

+ 0.88

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.604.541 VNĐ / thùng

61.90 USD / bbl

1.41 %

+ 0.87

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.341.698 VNĐ / m3

3.33 USD / mmbtu

0.83 %

- 0.03

Than đá

COAL

2.566.229 VNĐ / tấn

99.00 USD / mt

0.00 %

- 0.00

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Một dự án từng bị nhiều ‘cá mập’ nước ngoài từ bỏ, sang nhượng cho PVN với giá 1 USD, giờ mang về hàng tỷ USD mỗi năm
18 giờ trước
Giai đoạn 1993-1999, dự án lần lượt được chuyển giao giữa các nhà điều hành nước ngoài và họ cũng lần lượt rút lui. Chỉ đến năm 2003, khi về tay PVEP, dự án này mới bắt đầu khởi sắc.
Bớt hào hứng với dầu Nga, Trung Quốc khai phá mỏ dầu thô mới: Nhập khẩu tăng gần gấp 30 lần, Mỹ cũng là khách hàng ‘ruột’
19 giờ trước
Ngoài Trung Quốc, dầu thô của quốc gia này đang được lòng các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Brunei và Đài Loan.
Video từ trên cao cho thấy cảnh tượng "không tưởng" tại Trung Quốc: Đây là cách họ thống trị lĩnh vực này
1 ngày trước
Quốc gia này đi sau nhưng lại vượt trước trong đường đua năng lượng.
Mỹ vừa chi gần 3 tỷ USD mua một mặt hàng của Việt Nam: Nước ta xuất khẩu của thế giới đứng thứ 2 thế giới, hơn 150 quốc gia đặt gạch mua hàng
1 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ đã thu về gần 3 tỷ USD trong quý 1 với Mỹ là khách hàng lâu năm của Việt Nam ở mặt hàng này.