Mỹ tìm thấy “bùa hộ mệnh” khi cả thế giới bị đe doạ bởi rủi ro mất an ninh năng lượng

16/05/2022 19:24
Việc nguồn cung năng lượng trên thế giới không được đảm bảo buộc Mỹ phải đưa ra các chiến lược mới để “cứu vãn tình thế”.
An ninh năng lượng toàn cầu gặp đe doạ, Mỹ tìm thấy một “lá bùa hộ mệnh” - Ảnh 1.

Nhờ sự biến động trên thị trường dầu khí, Mỹ đã đạt được mục tiêu mong muốn từ lâu là tự cung cấp năng lượng: Giờ đây, chúng tôi sản xuất nhiều dầu mỏ và các sản phẩm tinh chế, khí đốt tự nhiên và than hơn mức chúng tôi tiêu thụ. Đặc biệt, kỹ thuật thủy lực cắt phá đã biến Mỹ từ nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới thành nước xuất khẩu ròng cả dầu và khí đốt. Sự đảm bảo an ninh năng lượng này là một "lá bùa hộ mệnh" khi căng thẳng địa chính trị làm gián đoạn nguồn cung toàn cầu, nhất là khi châu Âu cấm vận năng lượng của Nga.

Dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên là những mặt hàng được giao dịch ngày càng nhiều trên toàn cầu, điều này khiến nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với biến động của giá năng lượng. Mỗi lần dầu tăng giá 10 USD/thùng là các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ phải chịu một khoản thuế gần 200 triệu USD mỗi ngày. Chi phí năng lượng tăng cao là nguyên nhân chính gây ra lạm phát, đe dọa đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.

An ninh năng lượng toàn cầu gặp đe doạ, Mỹ tìm thấy một “lá bùa hộ mệnh” - Ảnh 2.

 Những mối đe dọa đối với nền kinh tế Mỹ sẽ còn tồn tại nếu các hộ gia đình, doanh nghiệp và ngành công nghiệp của họ vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Mỹ chỉ có thể tránh khỏi những cú sốc về giá nhiên liệu hóa thạch nếu giảm thiểu sử dụng dầu và khí đốt .

Giá năng lượng đang ở mức cao nhất kể từ năm 2008. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời rất đắt, chỉ cung cấp chưa đến 2% điện năng của cả nước và dường như không thể đáp ứng được quy mô vào thời điểm này. Bên cạnh đó, chỉ có 100 chiếc Roadster của Tesla có thể rời dây chuyền sản xuất.

An ninh năng lượng toàn cầu gặp đe doạ, Mỹ tìm thấy một “lá bùa hộ mệnh” - Ảnh 3.

Trong bối cảnh đó, tăng cường khai thác là con đường duy nhất để Mỹ đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, bối cảnh năng lượng có thể thay đổi. Ngay cả khi sản xuất dầu và khí đốt bùng nổ, các chính sách trong nước và trên toàn thế giới ưu tiên hỗ trợ mở rộng quy mô năng lượng xanh, giảm 72% chi phí cho năng lượng gió và 90% cho năng lượng mặt trời kể từ năm 2009. Những công nghệ năng lượng tái tạo tốn kém một thời này là nguồn điện rẻ nhất và phát triển nhanh nhất hiện nay.

Chi phí pin Lithium-ion cũng giảm nhanh như năng lượng mặt trời. Tất cả các nhà sản xuất ô tô lớn hiện đang chạy đua để đưa các loại xe điện phổ thông, giá cả phải chăng đến mọi phân khúc người tiêu dùng, bao gồm cả xe bán tải và SUV.

An ninh năng lượng toàn cầu gặp đe doạ, Mỹ tìm thấy một “lá bùa hộ mệnh” - Ảnh 4.

 Để hỗ trợ các đồng minh châu Âu cắt đứt nguồn ngoại tệ lớn nhất của Nga, Mỹ phải xuất khẩu càng nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng, dầu và than đá. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước khởi đầu của một cách tiếp cận mới đối với an ninh năng lượng. Quốc hội phải ban hành một gói đầu tư táo bạo để phát triển điện tái tạo, duy trì các nhà máy hạt nhân hiện có, tạo ra chất xúc tác nhiên liệu hydro mới và thu giữ carbon. Bên cạnh đó, họ cũng cần giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ trong việc sử dụng xe điện và hệ thống sưởi điện hiệu quả, cũng như tăng năng suất năng lượng trong các ngành công nghiệp của Mỹ.

Hạ viện đã thông qua chương trình đầu tư năng lượng như một phần của Đạo luật Xây dựng lại Tốt hơn, nhưng đang bị đình trệ tại Thượng viện. Jesse Jenkins, trợ lý giáo sư về kỹ thuật và chính sách hệ thống năng lượng tại Đại học Princeton, đã dẫn đầu dự án REPEAT, mô hình hóa các quy định về năng lượng trong dự luật đó. Nếu được ban hành, ông ước tính rằng vào năm 2028, Mỹ có thể giảm gần 500 triệu thùng dầu và hai nghìn tỷ feet khối khí đốt tiêu thụ mỗi năm.

Với giá năng lượng hiện tại, việc này có thể tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD cho cho nền kinh tế Mỹ. Ông Jenkins cũng nhận thấy những khoản đầu tư vào an ninh năng lượng sẽ giúp Mỹ dễ dàng đạt được cam kết của quốc gia về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 50% mức cao nhất vào năm 2030.

An ninh năng lượng toàn cầu gặp đe doạ, Mỹ tìm thấy một “lá bùa hộ mệnh” - Ảnh 5.

Thượng nghị sĩ Joe Manchin của Tây Virginia là người nắm giữ vai trò quan trọng đối với chương trình năng lượng trong Đạo luật Xây dựng lại Tốt hơn đã được Hạ viện thông qua, ông đã nhận ra rằng căng thẳng Nga-Ukraine làm thay đổi bối cảnh của luật năng lượng. "Theo nhiều cách, đây là một cuộc chiến năng lượng", ông Manchin tuyên bố. Ông đã triệu tập các cuộc đàm phán để cố gắng đạt được một thỏa thuận nhằm giải quyết "các nhu cầu về khí hậu và an ninh năng lượng của quốc gia", theo một phát ngôn viên.

Nhưng với kỳ nghỉ hè và các cuộc vận động tranh cử giữa nhiệm kỳ sắp tới, Quốc hội sắp hết thời gian để hành động. Chiến lược khả thi duy nhất là tăng sản lượng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng dầu và khí đốt trong nước thông qua đầu tư vào năng lượng sạch, hiệu quả và điện khí hóa. Chiến lược này sẽ giúp Mỹ tăng cường xuất khẩu cho các đồng minh ở nước ngoài nhanh hơn.

Trên thực tế, dự án REPEAT ước tính rằng vào năm 2028, chiến lược này có thể tăng mức xuất khẩu của Mỹ so với năm 2021, đủ để thay thế hoàn toàn dầu và khí đốt tự nhiên mà Nga cung cấp cho châu Âu. Việc thúc đẩy sản xuất và giảm nhu cầu cũng sẽ mở ra mặt trận thứ hai để giảm giá năng lượng toàn cầu, hiệu quả hơn việc chỉ tập trung vào nguồn cung.

Ông Manchin bày tỏ sự ủng hộ đối với các khoản tín dụng thuế để thu giữ và lưu trữ carbon, cùng những nỗ lực mới nhằm loại bỏ sự rò rỉ khí mê-tan gây ô nhiễm trong chuỗi cung ứng dầu khí. Hai biện pháp này có thể giúp Mỹ đảm bảo năng lượng xuất khẩu của họ là sạch nhất trên thế giới, một bước quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu trong một thế giới quan tâm đến carbon.

Cuối cùng, các khoản tín dụng thuế và cho vay để sản xuất năng lượng tiên tiến, cũng như các thành phần và vật liệu quan trọng đã chứng minh rằng việc cung cấp các công nghệ sẽ là nền tảng của an ninh năng lượng trong thế kỷ 21.

Tham khảo New York Times

https://cafef.vn/my-tim-thay-bua-ho-menh-khi-ca-the-gioi-bi-de-doa-boi-rui-ro-mat-an-ninh-nang-luong-20220516115041757.chn

Tin mới

Cây vải cổ thụ 1.500 tuổi ở Trung Quốc ra quả hiếm
1 ngày trước
Cây vải 1.500 năm tuổi ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) vẫn tràn đầy sức sống với quả non mọc sai trĩu cành. Cây cổ thụ này hiếm cho trái đến nỗi lần đậu quả gần nhất là từ 11 năm trước.
Tăng cường cấp mã số cho trái sầu riêng để xuất khẩu
1 ngày trước
VOV.VN - Hiện nay, các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang tăng cường xét duyệt hồ sơ, hướng dẫn nhà vườn, các hợp tác xã và doanh nghiệp để được cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói cho trái cây.
Suất cơm 120 nghìn chỉ có 1 miếng sườn: Lãnh đạo huyện nói 'ai bắt phải mua đâu'
1 ngày trước
Theo Phó Chủ tịch huyện Hoài Đức (Hà Nội), suất cơm sườn 120 nghìn được công viên Thiên đường Bảo Sơn niêm yết công khai, nếu thấy đắt khách hàng có quyền không mua.
Wake-up 247 'chơi lớn', tặng ngay 7 xe máy mỗi 24 giờ
1 ngày trước
Hè 2023 này, Wake-up 247 hứa hẹn đập tan lờ đờ uể oải với 420 chiếc xe máy cùng hàng trăm ngàn thẻ điện thoại – Tổng giá trị giải thưởng tới hơn 11 tỉ đồng.
Côn Đảo thiếu xăng dầu
1 ngày trước
Nhiều ngày qua, người dân ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp khó khăn về việc đổ xăng đi lại do nguồn hàng này khan hiếm. Cụ thể, người dân ở Côn Đảo đến cây xăng nhưng không được đổ xăng đầy bình, xe máy chỉ đổ được 20.000 - 50.000 đồng và ô tô cũng không được đổ nửa bình xăng.

Tin cùng chuyên mục

​Cuộc thi viết về ngôi nhà mơ ước với giải thưởng 30 triệu đồng
2 ngày trước
Độc giả tham gia cuộc thi "Mở khóa ngôi nhà ước mơ" diễn ra từ 2/6 đến hết 31/7 có cơ hội nhận 30 triệu đồng từ OCB.
Một tháng sau 'cuộc chiến' sập giá, chuỗi bán lẻ nào đang bán điện thoại iPhone 14 Pro Max, iPhone 13... rẻ nhất?
2 ngày trước
Sau khoảng một tháng chiến giá khốc liệt chưa từng có với những màn đáp trả không khoan nhượng từ các chuỗi bán lẻ công nghệ, giá hàng loạt mẫu điện thoại 'hot' như iPhone 14 Pro max, Samsung S23... giờ ra sao?
Lạm phát châu Âu thấp nhất kể từ đầu chiến sự Ukraine
2 ngày trước
Giá cả tại châu Âu tăng chậm lại trong tháng 5, làm tăng khả năng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sớm dừng nâng lãi suất.
'Suy giảm tiêu dùng toàn cầu không ảnh hưởng tăng trưởng logistics Việt'
2 ngày trước
Suy giảm nhu cầu tiêu dùng toàn cầu là mối lo ngắn hạn, tuy nhiên, không ảnh hưởng đến tăng trưởng logistics Việt trong dài hạn, theo ông Andy Ho.