Nắng nóng lịch sử tại châu Âu, nguy cơ khủng hoảng khí đốt đang hiện hữu hơn bao giờ hết

19/07/2022 12:24
Châu Âu đang bước vào đợt nắng nóng kỉ lục trong những ngày gần đây, điều này đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ khí đốt của người dân lên cao khiến khối này có khả năng đối mặt với nguy cơ khủng hoảng khí đốt vốn đang bị đe dọa về nguồn cung.

Nắng nóng khắc nghiệt

Nhà chức trách ở khắp miền nam châu Âu đã rất căng thẳng để kiểm soát các vụ cháy rừng lớn tại nhiều quốc gia bao gồm Tây Ban Nha, Hy Lạp và Pháp, khiến hàng trăm người chết do nhiệt độ tăng cao.

Ở Tây Ban Nha, máy bay trực thăng đã thả nước trên ngọn lửa khi nhiệt độ trên 40 độ C (104 độ F). Người dân bàng hoàng khi chứng kiến ​​những làn khói dày đặc bốc lên trên thung lũng Jerte phía tây trung tâm cho thấy sức nóng đang biến ngôi nhà trước đây vốn xanh mát và mát mẻ nay trở nên khô cằn. Đây chính là khung cảnh đang diễn ra tại châu Âu khi khối này bước vào giai đoạn nắng nóng kỉ lục mà nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu.

Nắng nóng lịch sử đã đẩy nhu cầu sử dụng năng lượng để làm mát của người dân tăng cao đưa châu Âu đến gần hơn với khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng khí đốt.

Trước đó vào ngày 11/7, đường ống Nord Stream 1 - đường ống huyết mạch quan trọng có vai trò vận chuyển 55 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm từ Nga đến châu Âu (chiếm khoảng 40% tổng lượng nhập khẩu từ đường ống của Nga) đã bắt đầu bảo trì hằng năm và dự kiến ngừng hoạt động trong 10 ngày.

Nhiều lo ngại cho rằng Nga sẽ cắt đường ống này để trả đũa khối này trước các lệnh trừng phạt mà Liên minh châu Âu đã áp đặt Nga kể từ khi xung đột giữa Nga - Ukraine, và điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

Việc cắt đứt hoàn toàn đối với khí đốt của Nga là điều đáng lo ngại. Nước này đã cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang một số nước châu Âu. Vào tháng trước, nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức đã tuyên bố về việc "khủng hoảng" khí đốt sau khi Gazprom - tập đoàn dầu khí Nga cắt giảm 60% sản lượng xuất khẩu thông qua đường ống do vấn đề kỹ thuật bắt nguồn từ các lệnh trừng phạt Nga.

Nhà phân phối khí đốt Uniper của Đức đã xác nhận rằng họ đã nhận được thư từ Gazprom về sự cố bất khả kháng gây ra tình trạng thiếu hụt khí đốt. Tuy nhiên, thực tế lí do bất khả kháng là một điều khoản hợp đồng để bào chữa cho việc công ty không thực hiện các nghĩa vụ của mình, lí do này vốn dĩ thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp khắc nghiệt như thiên tai.

Theo một nguồn tin khác, nhà phân phối này đã bác bỏ tuyên bố và công ty bị can thiệp đã rút khoản tín dụng trị giá 2 tỷ euro với ngân hàng tái thiết Đức (KfW) do ảnh hưởng của việc gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga.

Nắng nóng lịch sử tại châu Âu, nguy cơ khủng hoảng khí đốt đang hiện hữu hơn bao giờ hết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giai đoạn tồi tệ

Một cuộc khủng hoảng khí đốt trong tuần này sẽ đến vào thời điểm tồi tệ nhất khi nhiệt độ tại châu Âu đang oi bức hơn bao giờ hết dưới cái nóng kỉ lục. Một số vùng của Pháp và Tây Ban Nha đang phải chống chọi với cháy rừng khi nhiệt độ dự kiến sẽ tăng trên 40 độ C trong những ngày tới đây.

Nguyên nhân nhiệt độ tăng cao đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điều hòa nhiệt độ của người dân. Enagas, nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt của Tây Ban Nha đã cho biết vào tuần trước rằng nhu cầu về khí đốt tự nhiên để sản xuất điện đã đạt mức kỉ lục mới là 800 GWh.

Enagas đã cho biết vào thứ Năm tuần trước: "Nhu cầu về khí đốt tự nhiên để sản xuất điện tăng mạnh chủ yếu là do nhiệt độ cao được ghi nhận do kết quả của đợt nắng nóng trên diện rộng".

Một số nhà phân tích tỏ ra lạc quan hơn với nguồn điện thay thế của châu Âu và thực tế là đợt nắng nóng sẽ kết thúc vào giữa tuần. Ông Henning Gloystein, Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên tại công ty tư vấn Eurasia Group đã chia sẻ quan điểm.

Song song với những gì đang diễn ra, các nước châu Âu đang bước vào cuộc chạy đua để lấp đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt của mình để tránh rơi vào một mùa đông lạnh lẽo do thiếu hụt năng lượng. Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cho biết rằng vài tháng tới sẽ là gia đoạn gấp rút rất quan trọng để tăng nguồn cung của khối này.

Ông nói thêm: "Nếu Nga quyết định cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt trước khi châu Âu có thể nâng mức dự trữ lên đến 90%, tình hình sẽ còn nghiêm trọng và thách thức hơn".

Theo Cơ quan Hạ tầng Khí đốt Châu Âu, mức dự trữ khí đốt trên toàn Liên minh châu Âu hiện là khoảng 64%. Họ đang gấp rút đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt từ các quốc gia khác khi khối này giảm nhập khẩu khí đốt của Nga. Hôm thứ Hai, Ủy ban châu Âu đã ký một biên bản ghi nhớ với Azerbaijan để tăng gấp đôi công suất của tuyến đường vận chuyển khí đốt quan trọng trong vài năm tới.

Theo dữ liệu từ Intercontinental Exchange, giá khí đốt tự nhiên của Hà Lan, tiêu chuẩn châu Âu, đã tăng 3% lên 165 euro (tương đương khoảng 167 USD) mỗi MWh giờ vào thứ Hai.

Cũng từ đầu tháng này, lo ngại về việc một lượng khí đốt lớn bị cắt đã đẩy giá lên mức cao nhất kể từ những ngày đầu Nga xung đột với Ukraine, dao động quanh mức 183 euro (186 USD) mỗi MWh. Tính đến nay giá đã tăng 129% kể từ đầu năm.

Theo Reuters, CNN

https://cafef.vn/nang-nong-lich-su-tai-chau-au-nguy-co-khung-hoang-khi-dot-dang-hien-huu-hon-bao-gio-het-20220719103829868.chn

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
7 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
7 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.840.362 VNĐ / tấn

17.17 UScents / lb

0.46 %

- 0.08

Cacao

COCOA

228.036.912 VNĐ / tấn

8,772.00 USD / mt

1.29 %

- 115.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.583.282 VNĐ / tấn

393.61 UScents / lb

3.25 %

- 13.22

Gạo

RICE

15.083 VNĐ / tấn

12.75 USD / CWT

1.49 %

- 0.19

Đậu nành

SOYBEANS

9.933.968 VNĐ / tấn

1,040.00 UScents / bu

0.51 %

+ 5.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.436.234 VNĐ / tấn

294.40 USD / ust

1.21 %

- 3.60

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
1 ngày trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.