Ngành bán dẫn là "huyết mạch" của nền kinh tế số: Bài toán lượng kỹ sư thiết kế chip Việt Nam

17/04/2024 17:18
Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực châu Á hạ quyết tâm làm chủ công nghệ cốt lõi này, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới.

Sáng nay 17/4, tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã diễn ra hội thảo về định hướng nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam. Nội dung được quan tâm nhất chính là thực trạng nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp chip bán dẫn hiện nay.

Ngày nay, tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế đều được vận hành dựa trên những con chip nhỏ - từ điện toán, viễn thông, ngân hàng, bảo mật, chăm sóc sức khỏe, thiết bị gia dụng đến vận tải (đặc biệt là xe điện), sản xuất, giải trí và nhiều lĩnh vực khác. Các tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (BigData), viễn thông 5G, siêu máy tính và xe tự lái… đều dựa vào sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành công nghiệp bán dẫn.

Là "huyết mạch" của nền kinh tế số, ngành bán dẫn có vai trò chủ chốt, quan trọng và là tiêu điểm, thu hút nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, được dự báo có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD vào năm 2024 và tăng mạnh lên 1.000 tỷ USD vào năm 2030 (theo Gartner). Ngành này cũng được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.

Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghệ bán dẫn, từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào và cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển.

Ông Nguyễn Cương Hoàng, Trưởng ban công nghệ bán dẫn Tập đoàn Viettel nói: "Dự báo quy mô ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 ước đạt 20-30 tỷ USD (Theo thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông), nhưng chỉ mới có hai doanh nghiệp nội là FPT và Viettel tham gia thị trường này ở công đoạn đầu tiên, trên tổng số hơn 50 công ty trong ngành. Về sản xuất, Việt Nam đã có nhà máy đóng gói và kiểm thử của một số tập đoàn lớn như Intel hay Amkor, nhưng chưa có bất kỳ cơ sở chế tạo nào.

Trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực châu Á hạ quyết tâm làm chủ công nghệ cốt lõi này, theo tính toán của Bộ TT&TT, Việt Nam cần ít nhất 50.000 kỹ sư vào năm 2030, gấp 10 lần con số hiện nay, để có chỗ đứng trên bản đồ bán dẫn thế giới. Gần đây, khi ngành chip thiếu hụt nhân lực trên toàn cầu, nhiều doanh nghiệp đang quay trở lại Việt Nam. Muốn đạt kế hoạch 50.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn, các trường đại học phải tăng gấp 10 lần quy mô nhân sự so với toàn bộ thành quả gần 20 năm qua (hơn 5.000 người)".

Người Việt có lợi thế lớn về nguồn nhân lực, với năng khiếu trong các ngành toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học (STEAM) - đều là yếu tố căn bản trong việc làm chip, từ lợi thế nhân lực sẽ tạo ra lợi thế khác, từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Tính riêng lĩnh vực thiết kế chip, để đáp ứng mục tiêu phát triển, Viettel có nhu cầu nguồn nhân lực đến năm 2030 là hơn 500 kỹ sư và năm 2035 là hơn 1000 kỹ sư. Trong đó có hơn 20% nhân sự có trình độ từ Thạc sĩ trở lên. Về cơ cấu chuyên môn, khoảng 10% kỹ sư tham gia thiết kế kiến trúc hệ thống chip, 30% kỹ sư tham gia vào công đoạn thiết kế nguyên lý (front-end design), 30% kỹ sư tham gia vào công đoạn kiểm định thiết kế (verification) và 30% kỹ sư tham gia vào công đoạn thiết kế vật lý (back-end design).

Về định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực công nghệ bán dẫn tại Việt Nam, ông Nguyễn Cương Hoàng đưa ra các kiến nghị:

Đầu tiên về các cơ chế, chính sách cho việc hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà trường trong hoạt động đào tạo cần có tính đột phá hơn. Xem xét bổ sung các chính sách về việc cho phép doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào quá trình đào tạo, tạo nguồn, công nhận các chứng chỉ nghề do doanh nghiệp cung cấp, học kỳ trong doanh nghiệp…Ngoài ra cần Sớm hoàn thiện cơ chế hợp tác một cách thực chất giữa Doanh nghiệp – Viện nghiên cứu – Trường Đại học để triển khai nhanh việc hợp tác giữa Doanh nghiệp – viện nghiên cứu – trường đại học từ năm 2025.

Thứ hai, cần có cơ chế chính sách đột phá như chính sách ưu đãi về thuế, các cơ chế về hỗ trợ học phí, các ưu đãi về đất đai để xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất và đào tạo…Viettel mong muốn các cơ chế đó cần được sớm cụ thể hóa trong hệ thống văn bản pháp luật để đưa vào thực thi trong giai đoạn 2024-2026. Đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân sẽ tạo ra đột phá để thu hút nhân tài và các chuyên gia nước ngoài về làm việc.

Thứ ba, về phía các Trường đại học, Đại học, tổ chức đào tạo: đẩy mạnh xây dựng mạng lưới liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và giáo dục, cũng như các cơ quan chính phủ để tạo ra một môi trường hợp tác phát triển bền vững trong ngành công nghệ bán dẫn. Tăng cường nghiên cứu về xu hướng ngành công nghệ bán dẫn, nắm bắt nhu cầu từ các doanh nghiệp trong ngành để thiết lập các ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế từ thị trường lao động của ngành công nghệ bán dẫn. Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp trong nước, xây dựng các chương trình hợp tác đào tạo, hợp tác thử nghiệm và hợp tác phát triển sản phẩm để tạo ra các môi trường thực tế cho sinh viên tiếp cận nhanh chóng với thực tiễn về nghiên cứu phát triển các sản phẩm thương mại hóa.

Tự chủ sản xuất chip sẽ cần sự đầu tư vô cùng lớn, nên xác định hướng đi phù hợp nhất với tình hình hiện nay là: tăng trưởng số lượng kỹ sư thiết kế chip Việt Nam với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hàng đầu thế giới về số lượng kỹ sư thiết kế chip; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, khuyến khích các tập đoàn công nghệ lớn đầu tư nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam.

Tin mới

Sầu riêng rớt giá, nhà vườn lên mạng tìm người mua
10 giờ trước
Dù giá sầu riêng tại ĐBSCL đang trong đà giảm mạnh so với đầu tháng 3, song nông dân vẫn đạt được mức lợi nhuận khá cao.
Không gánh nổi nguyên liệu ngày càng đắt đỏ, nhà hàng rục rịch tăng giá cà phê
9 giờ trước
Giá cà phê nguyên liệu liên tục tăng cao, phá vỡ các kỷ lục lịch sử đã khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội phải điều chỉnh giá bán lẻ để cầm cự.
Năm 2024 rồi mà iPhone vẫn có quá nhiều nút bấm, nhìn rối cả mắt: Vì sao không chuyển hết thành cảm ứng?
8 giờ trước
Việc loại bỏ nút bấm trên iPhone tưởng chừng như sẽ mang lại một thiết kế liền mạch, đậm chất thẩm mỹ. Thế nhưng, những rắc rối liên quan sau đó mới là điều đáng nói.
Người Hà Nội đi siêu thị tăng đến 20%
7 giờ trước
Tại các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn đang được các nhà bán lẻ triển khai, nhằm kích cầu tiêu dùng, tăng doanh thu. Không khí mua sắm khá nhộn nhịp, với lượng khách mua hàng tăng từ 10-20% dịp nghỉ lễ 30/4-1/5.
Giá gas bán lẻ trong nước giảm tháng thứ hai liên tiếp
7 giờ trước
Giá gas bán lẻ trong nước tháng Năm tiếp tục giảm kể từ ngày mai 1/5. Như vậy, giá gas bán lẻ trong nước đã giảm tháng thứ hai liên tiếp kể từ đầu năm đến nay.

Tin cùng chuyên mục

Xe mới ồ ạt lên lịch về Việt Nam và đây là những mẫu vừa tiết kiệm xăng, vừa không lo trạm sạc
6 giờ trước
Cơ sở hạ tầng cho xe điện còn hạn chế nên xe hybrid hiện là giải pháp tiết kiệm xăng phù hợp nhất. Dưới đây là 4 mẫu xe hybrid sắp ra mắt thị trường Việt Nam trong năm nay.
Nghịch lý thu gom, xử lý rác thải: Long An chi ngân sách lớn để đảm bảo hoạt động cho đơn vị dịch vụ
8 giờ trước
Chỉ trong 3 năm, UBND tỉnh Long An phải chi ngân sách hơn 300 tỉ đồng để hỗ trợ các đơn vị dịch vụ thu gom rác trên địa bàn. Trong khi đó thu từ cá nhân gia đình, doanh nghiệp chỉ đạt 363 tỉ đồng...
Hãng xe điện khổng lồ BYD dường như đang cố gắng sản xuất một mẫu siêu xe điện 'đến từ tương lai'
8 giờ trước
Hãng xe điện khổng lồ BYD của Trung Quốc vừa cho ra mắt một mẫu siêu xe concept thông qua thương hiệu cao cấp Fang Cheng Bao – Super 9 không có mui, chỉ có kính chắn gió và cửa cắt kéo quyến rũ – và dường như nó đang được đưa vào sản xuất.
Bộ Công Thương nói gì về điện mặt trời mái nhà giá 0 đồng khi bán lên lưới?
9 giờ trước
Điện mặt trời mái nhà 0 đồng và không được thanh toán là bởi nhà nước muốn khuyến khích cá nhân, tổ chức phát triển điện mặt trời mái nhà để đáp ứng nhu cầu tự dùng, góp phần làm giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia.