Nghề đang hot ở Trung Quốc: ‘Lao công’ online căng mắt xem livestream để dọn dẹp nội dung xấu, từ hút thuốc, xăm trổ đến ăn mặc mát mẻ

10/04/2019 10:16
Tuy là một việc đang có xu hướng bùng nổ nhưng trên thực tế, bản thân công việc này khá phiền phức và lương không cao.

Inke là một trong những công ty cung cấp ứng dụng phát trực tiếp lớn nhất Trung Quốc với 25 triệu người dùng. Nhóm của Zhi Heng là đội ngũ đông nhất công ty với 1.200 thành viên, trong đó đa số là sinh viên mới ra trường. Và họ chỉ có vài giây ngắn ngủi để quyết định liệu bộ đồ bơi hai mảnh vừa xuất hiện trên màn hình có vi phạm quy định của nền tảng hay không.

Đây được coi là "tiền tuyến" của mặt trận kiểm duyệt Internet tại Trung Quốc, nơi sản sinh ra lượng nội dung khổng lồ mỗi ngày bởi lực lượng cư dân mạng lớn nhất thế giới.

Nghề đang hot ở Trung Quốc: ‘Lao công’ online căng mắt xem livestream để dọn dẹp nội dung xấu, từ hút thuốc, xăm trổ đến ăn mặc mát mẻ - Ảnh 1.

Trung Quốc là nơi sản sinh ra nhiều nội dung online bậc nhất thế giới.

Tính đến cuối năm ngoái, gần 400 triệu người Trung Quốc đã livestream hoạt động của mình trên internet. Đa số đều vô thưởng vô phạt như cho gia đình và bạn bè ở quê nhà chiêm ngưỡng khung cảnh Paris hay đơn giản chỉ là hình ảnh bữa ăn của họ. Ngoài ra còn có những người livestream chuyên nghiệp để kiếm tiền, giống như các YouTuber. Và lượng nội dung được sản xuất mỗi ngày sẽ không thể kiểm duyệt được nếu không có sự trợ giúp của công nghệ.

Zhi Heng, người đứng đầu nhóm đảm bảo an toàn nội dung của Inke cho biết: "Cần phải thực sự tập trung vào việc kiểm duyệt. Chúng tôi không thể để lọt bất cứ thứ gì trái pháp luật, trái với các giá trị của xã hội nói chung và công ty nói riêng".

Nghề đang hot ở Trung Quốc: ‘Lao công’ online căng mắt xem livestream để dọn dẹp nội dung xấu, từ hút thuốc, xăm trổ đến ăn mặc mát mẻ - Ảnh 2.

Zhi Heng - Người đứng đầu nhóm kiểm duyệt nội dung tại Inke.

Inke là một trong số ít những công ty đồng ý chia sẻ về hoạt động kiểm duyệt nội dung vốn được coi là nhạy cảm. Họ sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo và phần mềm nhận biết nội dung để giúp các nhân viên thực hiện công việc của mình.

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thực hiện công đoạn gắn nhãn, cho điểm và phân loại nội dung thành nhiều hạng mục khác nhau. Hệ thống trên giúp Inke nhận biết nội dung nào nên kiểm duyệt kỹ càng hơn.

Sau đó mới đến sự can thiệp của con người. Người kiểm duyệt sẽ xem trực tiếp nội dung có độ nguy hiểm thấp (video dạy nấu ăn) trong khi nội dung nhạy cảm hơn sẽ được gắn cờ và đánh giá kỹ lưỡng hơn.

Quay trở lại với câu hỏi về bikini: Hệ thống làm thế nào để nhận biết liệu một người mặc bikini có đang vi phạm hay không? Đây là một câu hỏi khó vì ngay cả AI cũng chưa thực sự giỏi trong việc đánh giá bối cảnh.

Đối với một thuật toán, bikini đơn thuần là bikini nhưng đối với con người, một bộ bikini ở những địa điểm và hoàn cảnh khác nhau có thể mang ý nghĩa rất khác nhau. Ví dụ một người mặc bikini ở bể bơi công cộng, xung quanh là trẻ con chơi đùa thì không có vấn đề gì nhưng vẫn người đó ở trong phòng ngủ bật nhạc du dương thì nhiều khả năng sẽ không được thông qua.

Hoạt động bị kiểm duyệt nhiều nhất trên Inke là hút thuốc vì chính quyền coi đây là việc khuyến khích lối sống không lành mạnh. Khoe hình xăm quá mức trong khi livestream cũng bị cấm.

Tại văn phòng của Inke, nhóm kiểm duyệt nội dung làm việc trong im lặng. Hầu hết mọi người đều đeo tai nghe và chăm chú nhìn vào màn hình máy tính.

Đây là đội ngũ đông đảo nhất ở Inke, chiếm khoảng 60% tổng số lao động của công ty. Người kiểm duyệt làm việc theo các quy định chi tiết về những gì được xuất hiện và những gì phải gỡ bỏ. Theo Cục nghệ thuật biểu diễn Trung Quốc, các quy định này được cập nhật mỗi tuần để lưu ý về những vụ việc mới nhất.

Zhi Heng cho biết nội dung có mức độ nguy hiểm cao nhất là nội dung liên quan đến chính trị, hành vi tình dục, bạo lực, khủng bố và tự hủy hoại bản thân. Tùy vào độ nghiêm trọng, người kiểm duyệt có thể cảnh cáo, chặn hoặc đưa tài khoản vi phạm vào danh sách đen.

Nhờ độ trễ khoảng 10 – 15 giây do giới hạn về đường truyền của những video trực tiếp mà nhóm kiểm duyệt có thể đưa ra quyết định liệu nội dung này có được phát sóng hay không.

Trước đây, Zhi Heng từng làm quản lý chất lượng tại một nhà máy trước khi tham gia vào Inke. Nếu người dân địa phương tụ tập lại để phản đối kế hoạch xây dựng nhà mát đốt rác thì Inke có thể xác định ngay địa điểm tập hợp và sử dụng phần mềm định vị để chặn tất cả các video trực tiếp trong bán kính 10 km.

Năm ngoái, CEO của Bytedance đã phải viết một bức thư xin lỗi công khai sau khi để lọt nội dung thô tục trên ứng dụng đọc truyện cười Neihan Duanzi. Ngoài ra, ứng dụng tin tức Jinri Toutiao của họ cũng bị yêu cầu gỡ khỏi nhiều chợ ứng dụng trong vòng 3 tuần. Bytedance hứa sẽ nâng số lượng nhân viên kiểm duyệt nội dung từ 6.000 người lên 10.000 người và cấm vĩnh viễn những người tạo ra nội dung "vi phạm giá trị cộng đồng".

Tuy là một việc đang có xu hướng bùng nổ nhưng trên thực tế, bản thân công việc này khá phiền phức và lương không cao. Người kiểm duyệt phải dành nhiều tiếng đồng hồ để xem người khác hát hò, kể chuyện cười và độc thoại nhàm chán.

Trong 1.200 nhân viên của Zhi Heng, có khoảng 200 người là nhân viên toàn thời gian và số còn lại là nhân viên hợp đồng. Mức lương khởi điểm của họ từ 3.000 tệ/tháng (tương đương hơn 10 triệu đồng).

Nghề đang hot ở Trung Quốc: ‘Lao công’ online căng mắt xem livestream để dọn dẹp nội dung xấu, từ hút thuốc, xăm trổ đến ăn mặc mát mẻ - Ảnh 3.

Một góc văn phòng Inke.

Không ít nhân viên mới đã nhanh chóng bỏ việc khi chưa kịp hoàn thành khóa đào tạo trong tháng đầu làm việc ở Inke. Một số khác trụ được lâu hơn nhưng cũng chỉ được 6 tháng là nghỉ. Mặc dù vậy, Zhi Heng cho biết số nhân viên này chỉ chiếm khoảng 10%, thấp hơn một nửa so với con số trung bình 20% của thị trường lao động Trung Quốc.

Tháng 7/2018, Inke đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong và cũng trong năm ngoái, công ty đã kiếm được lợi nhuận trị giá 164 triệu USD.

Một số ứng viên xin việc tự tin rằng mình có thể đảm nhiệm được ca làm việc từ nửa đêm đến 8 giờ sáng vì đã quen thức khuya chơi game. Tuy nhiên ngay sau đó họ phát hiện công việc này không hề đơn giản. Theo Zhi Heng, chỉ có một phần nhỏ nội dung thực sự tốt, còn lại đều rất tệ. Xem những nội dung như vậy quá lâu sẽ khiến bạn đặt ra câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống của mình.

Khi được hỏi việc kiểm duyệt có ý nghĩa như thế nào với cá nhân Zhi Heng, anh suy nghĩ một lúc lâu rồi nói rằng bản thân anh cũng tự hỏi câu này rất nhiều lần. "Chúng tôi giống như những lao công trên mạng. Điểm khác biệt duy nhất là chúng tôi không dọn dẹp trên phố hay cộng đồng dân cư mà là không gian mạng".

Tin mới

Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
10 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
10 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.
Quốc gia đông dân thứ 4 thế giới nuôi tham vọng vượt mặt Việt Nam ở một 'mỏ vàng' tỷ USD, sản lượng 700.000 tấn mỗi năm có đủ sức?
8 giờ trước
Indonesia đang hướng tới mục tiêu chiếm vị trí thứ 2 thế giới của Việt Nam về sản lượng cà phê.
Top 10 ô tô 'đắt khách' nhất tháng 4/2025: VinFast áp đảo ngoạn mục, Xpander suýt 'bay màu'
8 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục được dẫn dắt bởi bộ 3 xe điện nhà VinFast gồm VF 5, VF 3 và VF 6. Trong khi đó, nhóm xe động cơ đốt trong lại có nhiều sự xáo trộn.
Phân khúc SUV cỡ C đua giảm giá giành thị phần
7 giờ trước
Trong khi Honda CR-V hay Ford Territory ngày càng giảm giá mạnh, Mazda CX-5 vẫn đang là mẫu xe bán chạy nhất phân khúc SUV cỡ C tính từ đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Doanh số bán xe Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, hơn 118.000 ô tô được mua nhờ kinh tế thuận lợi, tiêu dùng nội địa cải thiện
7 giờ trước
Nếu cộng số liệu thống kê chung của ngành, doanh số bán xe của Việt Nam là 118.813 ô tô đã vượt qua Philippines, nơi chỉ bán được 117.074 xe trong 3 tháng đầu năm 2025.
Tài chính Toyota tung gói vay ưu đãi, thu hút nhiều khách hàng "lên đời"
1 ngày trước
Tháng 05/2025, Công ty Tài chính Toyota Việt Nam (TFSVN) phối hợp với Toyota Việt Nam và hệ thống đại lý toàn quốc triển khai chương trình trả góp với chính sách ưu đãi hấp dẫn, giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng sở hữu xe hơi.
Khủng hoảng niềm tin bủa vây Xiaomi sau sự cố xe điện SU7
1 ngày trước
Xiaomi đối mặt với giai đoạn thử thách sau khi mẫu xe điện SU7 vướng sự cố gây chết người, kéo theo một cuộc khủng hoảng lòng tin sâu sắc từ người tiêu dùng.
Kia chào hè với ưu đãi lớn nhất trong năm
2 ngày trước
Từ ngày 10/5, THACO AUTO và Kia Việt Nam triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất trong năm, với mức ưu đãi lên đến 80 triệu đồng (áp dụng tùy theo phiên bản), cùng nhiều quà tặng hấp dẫn.