Người dân tại “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” đã trải qua đại dịch như thế nào?

27/03/2020 14:34
Khi một đại dịch như Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe và thu nhập của người dân, người dân của "một xã hội tin cậy cao, theo bản năng sẽ tìm kiếm và tìm ra phương thức hợp tác để cùng nhau khắc phục thiệt hại và xây dựng lại cuộc sống tốt hơn".

Đối với Samuel Kopperoinen, được sống ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới trong bối cảnh đại dịch không phải là hạnh phúc mang tính ngắn hạn. Điều tuyệt vời nằm ở mạng lưới an toàn xã hội và các hệ thống hỗ trợ khác mà đất nước anh sở hữu trước khi đại dịch xảy ra.

Kopperoinen sống ở Phần Lan, nơi được mệnh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong năm thứ ba liên tiếp theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới mới nhất của Liên Hợp Quốc. Đan Mạch, Thụy Sĩ, Iceland và Na Uy là những nước có thứ hạng ngay sau đó.

Báo cáo được công bố bởi Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững cho Liên hợp quốc vào ngày 20 tháng 3, Ngày Quốc tế Hạnh phúc hàng năm của Liên hợp quốc. Các quốc gia được xếp hạng trên sáu tiêu chí mang lại hạnh phúc như: thu nhập, tự do, tin tưởng, tuổi thọ, hỗ trợ xã hội và sự hào phóng.

"Một phần không thể thiếu trong việc mang lại hạnh phúc là chăm sóc sức khỏe cộng đồng chất lượng cao," Kopperoinen, một nhà thầu Helsinki có ba đứa trẻ nói. Người Phần Lan "có ý thức rằng trong trường hợp mắc bệnh và khuyết tật, họ sẽ đều được điều trị tận tình."

"Chúng tôi tin tưởng vào chất lượng và tính sẵn có của các dịch vụ", ông nói, "và mạng lưới an sinh xã hội của chúng tôi rất quan trọng. Nó giúp chúng tôi nếu chúng tôi mất việc, bị bệnh hoặc con cái của chúng tôi bị bệnh. Chúng tôi sẽ mất thu nhập, nhưng có thể được bồi thường, và điều đó giúp chúng tôi tồn tại và cân đối mức chi tiêu hàng ngày. "

Và không chỉ là chăm sóc sức khỏe, chăm sóc trẻ em, hệ thống giáo dục và trợ cấp thất nghiệp góp phần tạo nên một xã hội tốt đẹp, đặc biệt là trong thời kỳ bất ổn khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn cầu. "Chính quyền và nhà thờ địa phương đang tổ chức giúp đỡ và cứu trợ cho các thành viên của họ," Kopperoinen cho biết. Ngoài ra còn có các dịch vụ giúp đỡ được tổ chức trên các web như Nappi Naapuri, "nơi mọi người có thể trao và nhận sự trợ giúp từ chính hàng xóm của mình."

Hạnh phúc sẽ không bảo đảm cho các quốc gia này miễn nhiễm với virus mới, đồng tác giả báo cáo Jeffrey Sachs, giáo sư kinh tế và giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững của Đại học Columbia cho biết. "Các hệ thống y tế cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn. Giải pháp chính cho những tuần tới sẽ là cách ly xã hội, tự cách ly và các biện pháp khác nhằm phong tỏa một cách cố tình và có hệ thống - và nếu được thực hiện tốt, chúng sẽ đem lại những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế và xã hội", Sachs cho biết

"Đó là một chế độ rất khó khăn, khó thực hiện và tuân theo, và sẽ là một khoản chi phí kinh tế khổng lồ thời gian ngắn. Tất cả đều nhằm phòng tránh một thảm họa chết người", ông nói. "Tôi chắc chắn rằng những chính phủ tốt sẽ mang lại những kết quả tích cực, bởi vì dịch bệnh này đòi hỏi các những hành động mạnh mẽ và hiệu quả từ chính phủ."

Ngược lại, tình hình ở Mỹ - quốc gia đứng thứ 18 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới - "thật là hỗn loạn", ông nói. "Trong trường hợp này, điều đó phản ánh sự kém tin tưởng vào chính phủ, cũng như hiệu suất và kỳ vọng thấp của chính phủ đối với công chúng. Chúng ta hoàn toàn không chuẩn bị trước."

Mọi người phát triển tốt trong môi trường xã hội có độ tin tưởng cao

Khi một đại dịch như Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe và thu nhập của người dân, người dân của "một xã hội tin cậy cao, theo bản năng sẽ tìm kiếm và tìm ra phương thức hợp tác để cùng nhau khắc phục thiệt hại và xây dựng lại cuộc sống tốt hơn", theo báo cáo. "Điều này đôi khi đã dẫn đến sự gia tăng đáng ngạc nhiên về chỉ số hạnh phúc ngay sau khi những thảm họa kinh khủng qua đi.  

"Sự lý giải thường xuyên nhất dường như là mọi người ngạc nhiên một cách thích thú bởi sự sẵn lòng của hàng xóm và tổ chức xung quanh hết mình hoạt động để tương trợ lẫn nhau", báo cáo tiếp tục. "Điều này mang lại cảm giác gắn kết chặt chẽ, và niềm tự hào về những gì họ có thể đạt được khi cố gắng xoa dịu những mất mát. Những lợi ích này đôi khi đủ lớn để bù đắp cho những tổn thất vật chất."

Giảng viên lịch sử và công dân Phần Lan, Ville Jäättelä, đồng ý với quan điểm trên. Jäättelä không cho rằng chính phủ Phần Lan hoàn hảo, nhưng cư dân vùng Tampere cho biết ông tin tưởng chính quyền hiện tại sẽ làm hết sức mình trong cuộc khủng hoảng này. 

"Có thể khi nhìn lại, người ta có thể tìm thấy một số điều nên được thực hiện sớm hơn hoặc muộn hơn hoặc không nên làm gì cả," ông nói. "Nhưng trong một cuộc khủng hoảng như thế này, họ phải hành động chỉ với những thông tin họ có mà không thể nhìn thấy trước tương lai. Và không phải sự phát triển nào cũng có thể được ước tính với sự chắc chắn 100%. Vì vậy, tôi tin rằng họ sẽ cố gắng hết sức bằng mọi thứ họ có thể . "

Siêu cường quốc thường không phải là nơi hạnh phúc

Ngay cả khi không có tác động của đại dịch covid-19, không một nền kinh tế lớn nhất thế giới nào lọt vào top 10 bảng xếp hạng hạnh phúc. Vương quốc Anh đứng ở vị trí thứ 13, tăng từ vị trí thứ 15 năm ngoái, trong khi Đức ở vị trí thứ 17 trong năm thứ hai liên tiếp. Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 62 (giảm từ vị trí 58); Nga đứng ở vị trí thứ 73 (giảm từ vị trí thứ 68); và Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 94 (giảm từ vị trí thứ 93).

Trái lại, người dân ở Afghanistan kém hài lòng nhất với cuộc sống của họ, theo khảo sát trên 153 quốc gia, tiếp theo là Nam Sudan (vị trí thứ 152), Zimbabwe (vị trí thứ 151), Rwanda (vị trí thứ 150) và Cộng hòa Trung Phi (vị trí thứ 149).

Các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

1. Phần Lan

2. Đan Mạch

3. Thụy Sĩ

4. Iceland

5. Na Uy

6. Hà Lan

7. Thụy Điển

8. New Zealand

9. Áo

10. Luxembourg

Các nước kém hạnh phúc nhất thế giới

1. Afghanistan

2. Nam Sudan

3. Zimbabwe

4. Rwanda

5. Cộng hòa Trung Phi

6. Tanzania

7. Botswana

8. Yemen

9. Ma-rốc

10. Ấn Độ

Tham khảo CNN

    
        
Người dân tại “đất nước hạnh phúc nhất thế giới” đã trải qua đại dịch như thế nào? - Ảnh 3.     
    

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
13 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
13 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
13 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
13 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
14 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.