Nguy cơ tắc nghẽn nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19

10/05/2021 16:36
Trước những diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19 đang rất căng thẳng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng nông sản sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới...

Dịch Covid-19 đã và lan rộng ra gần 20 địa phương. Một số địa phương đã thực hiện phong tỏa diện hẹp từng khu vực, cách ly xã hội diện rộng để chặn sự lây lan của dịch. Điển hình như Thái Bình đã thực hiện giãn cách xã hội toàn tỉnh từ ngày 7/5; Vĩnh Phúc cách ly xã hội toàn thành phố Vĩnh Yên 15 ngày, từ 7/5; Bắc Ninh đề xuất giãn cách xã hội toàn tỉnh từ ngày 8/5…

 NÔNG SẢN LẠI LÂM NGUY

Các địa phương nói  trên đều chung một đặc điểm là có nhiều đường giao thông huyết mạch chạy qua, án ngữ những con đường vận tải hàng hóa quan trọng về Hà Nội, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại của miền Bắc. Đó là, Quốc lộ 1A nối Hà Nội – Bắc Ninh – Lạng Sơn, đường cao tốc nối sân bay quốc tế Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long; Quốc Lộ 2 và cao tốc Nội Bài Lào Cai; Quốc lộ 10 nối Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình…

Các địa phương có tuyến đường vận chuyển huyết mạch trong diện phong tỏa sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lưu thông hàng hóa như bài học Hải Dương, Hải Phòng ở đợt dịch trước.

Một bài học vừa mới đây vẫn còn nguyên giá trị, ấy là vấn đề giải cứu nông sản cho nông dân Hải Dương và Hà Nội vào tháng 2 và tháng 3/2021. Khi ấy, Hải Dương trở thành tâm dịch, Hải Phòng, địa phương giáp ranh đã dừng tiếp nhận hàng hoá từ tỉnh này trong khi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa thuộc tuyến đường vận chuyển hàng hoá của tỉnh. Tắc nghẽn lưu thông khiến nông sản Hải Dương thời điểm đó ước tính thiệt hại 300-400 tỷ đồng.

Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trong năm 2020, Covid-19 vẫn tác động mạnh đến ngành nông nghiệp, trong khi đó ngành vẫn vướng nút thắt về tín dụng khi không tiếp cận được các gói tín dụng lãi suất thấp, nhất là với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp cũng phản ánh về áp lực về chi phí sản xuất, thuế, phí do thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh đứt đoạn, lợi nhuận suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại gián đoạn.

Ngoài ra, hệ thống logistics kho lạnh chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu. Nguồn cung về nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bị thiếu hụt vì hạn chế vận chuyển; một số dự án đầu tư dây chuyền sản xuất bị đình trệ do phải chờ thiết bị ngoại nhập, tư vấn nước ngoài hỗ trợ kỹ thuật...

GIẢI PHÁP NÀO HỮU HIỆU?

Để tháo gỡ những khó khăn, phòng ngừa tình trạng tồn kho nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có đề xuất với các Bộ, các địa phương về một số giải pháp hỗ trợ nông dân trong tình hình mới.

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị chức năng tại địa phương phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội ngành hàng theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến cung cầu thị trường nông sản, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt đang vào vụ thu hoạch.

Các địa phương cần triển khai tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản bằng các hình thức phù hợp (trực tuyến), đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan Thương vụ, Ngoại giao, Ban quản lý các cửa khẩu kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong xuất khẩu nông sản trước diễn biến mới của dịch bệnh Covid-19.

Bộ Công Thương cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện thương mại điện tử, tiêu thụ nông sản qua kênh online giữa bối cảnh dịch bệnh người tiêu dùng hạn chế tới các cửa hàng mua bán trực tiếp.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho sản phẩm nông nghiệp đảm bảo an toàn ở những địa bàn bị phong tỏa, được lưu thông, tiêu thụ bình thường. Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các chuỗi siêu thị tăng cường thu mua hàng hóa nông sản cho bà con nông dân; tiếp tục tổ chức thực hiện Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn các thành phố lớn và triển khai các phương án đảm bảo cung cầu hàng hóa ứng phó với dịch Covid-19.

Đối với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị triển khai mạnh mẽ chính sách hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch như: miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp nông nghiệp; trợ giá điện, nước đối với các nhà máy chế biến nông sản, kho lạnh trữ hàng và cho phép hoãn thời gian thanh toán tiền điện.

Kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam nghiên cứu và xây dựng chính sách gia hạn nợ, không chuyển thành nợ xấu, phạt nợ quá hạn đối với các khoản vay đến hạn thanh toán, giảm chi phí giao dịch để tạo điều kiện doanh nghiệp tập trung vốn sản xuất. Nên kích hoạt các gói tín dụng trả chậm và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã, bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn này để duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Các hiệp hội ngành hàng cần phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hỗ trợ kết nối các đơn vị sản xuất với các doanh nghiệp thu mua, phân phối nông sản lớn trong và ngoài nước, đặc biệt là các đơn vị thu mua lớn và có hệ thống phân phối bán lẻ rộng để thúc đẩy tiêu thụ nông sản qua kênh siêu thị và hệ thống cửa hàng tiện lợi khắp cả nước.

Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
2 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
3 giờ trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Chiếc xe có "bộ não thông minh" đầu tiên 100% made by Vietnam có gì đặc biệt?
4 giờ trước
Theo CEO của Pega, chiếc xe điện này là sản phẩm đột phá trong ngành xe năm 2024.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
4 giờ trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
4 giờ trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.101.936 VNĐ / tấn

160.40 JPY / kg

-0.19 %

- -0.30

Đường

SUGAR

10.883.138 VNĐ / tấn

19.42 UScents / lb

-2.90 %

- -0.58

Cacao

COCOA

274.990.461 VNĐ / tấn

10,818.00 USD / mt

-1.81 %

- -199.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

129.874.729 VNĐ / tấn

231.75 UScents / lb

0.90 %

+ 2.07

Đậu nành

SOYBEANS

10.859.504 VNĐ / tấn

1,162.67 UScents / bu

0.23 %

+ 2.62

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.697.874 VNĐ / tấn

346.10 USD / ust

-0.37 %

- -1.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.588.264 VNĐ / tấn

45.66 UScents / lb

0.40 %

+ 0.18

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Kho báu dưới nước đưa Việt Nam trở thành ‘ông trùm’ đứng thứ 2 thế giới: Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều mạnh tay săn lùng, bỏ túi gần 700 triệu USD trong quý 1
11 giờ trước
Đây là một trong những mặt hàng đang được các cường quốc của thế giới ra sức ‘chốt đơn’.
Cây giống cà phê “cháy” chợ chưa từng có
1 ngày trước
Giá cà phê nhân cao nhất trong lịch sử đang khiến cây cà phê giống cháy hàng chưa từng có.
Việt Nam nuôi vịt, heo nhiều thứ 2 và thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Nhiều lĩnh vực chăn nuôi của Việt Nam có vị thế cao trên thế giới như: đàn thủy cầm (chủ lực là vịt) xếp thứ 2 với 103 triệu con, đàn heo xếp thứ 5 với hơn 30 triệu con
Trung Quốc, Nga là 'ông trùm' xuất khẩu phân bón sang Việt Nam nhưng đây mới là 'mỏ vàng mới nổi': giá siêu rẻ, Việt Nam tăng nhập hơn 81.000%
1 ngày trước
Giá nhập khẩu từ Canada vào Việt Nam đã giảm mạnh hơn 81% so với cùng kỳ.