Nguy cơ thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu

29/04/2020 15:01
Giá tôm không ổn định, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, thời tiết không thuận lợi, nông dân chậm thả nuôi hoặc thu hẹp diện tích, nên nguồn nguyên liệu có nguy cơ thiếu hụt trong thời gian tới.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dịch COVID-19 bùng phát đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất và thương mại tôm toàn cầu. Cho tới nay, dịch bệnh này đã và đang tiếp tục ảnh hưởng rõ rệt hơn tới hoạt động nuôi trồng, thương mại tôm của một số nguồn cung lớn trên thế giới. Hoạt động nuôi tôm tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và phần còn lại của Đông Nam Á sẽ bị thu hẹp do COVID-19.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu - Ảnh 1.

Nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL. Ảnh: XT

Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những tác động không nhỏ do dịch bệnh COVID-19 gây ra như bị hoãn, thậm chí bị hủy đơn hàng, nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường giảm trong khi vẫn phải duy trì việc làm cho công nhân và thanh toán nhiều khoản thuế, chi phí đầu vào...

Tuy nhiên, DN đang nỗ lực tìm cách vượt khó như đa dạng thị trường XK, đẩy mạnh bán hàng cho các kênh siêu thị, giao hàng tại nhà, chế biến sâu để bán cho phân khúc bán lẻ thay cho phân khúc dịch vụ thực phẩm đang sụt giảm mạnh. Theo ông Hồ Quốc Lực – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, những tháng đầu năm 2020, thị trường tôm thế giới liên tục biến động nhưng giá tôm trong nước vẫn được giữ vững và tăng trở lại, một phần nhờ sự đa dạng sản phẩm chế biến sâu đã chiếm lĩnh phân khúc thị trường cao cấp.

Tại Sóc Trăng (địa phương có diện tích nuôi tôm thâm canh lớn nhất nước với gần 25.000ha), hầu hết các DN chế biến tôm lớn đều đã đầu tư máy móc công nghệ chế biến hiện đại để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng phục vụ các thị trường cao cấp trên thế giới.

Tuy nhiên, theo ông Lực, lợi thế về các sản phẩm chế biến sâu của Việt Nam sẽ không thể kéo dài mãi được khi hiện một số nước cũng đã đầu tư máy móc, công nghệ chế biến. Để đảm bảo tính cạnh tranh cho con tôm Việt, bên cạnh sự nỗ lực của các DN chế biến, ngành chức năng và người nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao tỷ lệ thành công, diện tích nuôi tôm đạt chuẩn quốc tế và giảm giá thành trong nuôi tôm.

Theo VASEP, hiện nay do thiếu nguồn cung nên DN không mua được tôm nguyên liệu với giá mong muốn và tình trạng này có thể trầm trọng hơn sau 2 tháng do diện tích nuôi giảm.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu - Ảnh 2.

Thời gian tới có thể thiếu hụt nguồn tôm nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Ảnh: CK

Các nước sản xuất lớn gặp khó

Dịch COVID-19 đã làm toàn bộ chuỗi sản xuất tôm tại các nước sản xuất lớn như Ấn Độ, Ecuador phải đối mặt với nhiều khó khăn. Người nuôi tôm Ấn Độ gặp khó khăn do Chính phủ nước này áp lệnh phong tỏa. Tại bang Andhra Pradesh (bang sản xuất tôm lớn nhất Ấn Độ), hoạt động nuôi tôm bị đe dọa bởi dịch COVID-19 do hiện là cao điểm của mùa thu hoạch. Nhiều nhà chế biến đang hoạt động trong tình trạng thiếu nhân công.

Thị trường XK cũng co hẹp đáng kể. Mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng các quy định nhập khẩu và được cho là đang dần mở cửa trở lại nền kinh tế, song các nhà XK Ấn Độ vẫn chưa tận dụng được thời cơ này do công suất sản xuất chế biến giảm. Trong tuần đầu tháng 4, mới chỉ có 3.000 tấn tôm Ấn Độ được XK sang Trung Quốc.

Còn tại Ecuador, ngành tôm đang phải hoạt động chỉ với 50% công suất trong bối cảnh COVID-19 vì số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng ở nước này. Sản xuất tôm tại nước này bị ảnh hưởng nặng nề do các công ty chế biến chủ yếu nằm ở Guayaquil, thuộc tỉnh Guayas, là tâm dịch COVID-19 ở Ecuador. Một số công ty có nguy cơ phải đóng cửa nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện. Trong khi ngành tôm nước này không nhận được hỗ trợ gì từ phía Chính phủ.

Tại Việt Nam, nông dân chậm thả nuôi hoặc thu hẹp diện tích, nên nguồn nguyên liệu có nguy cơ thiếu hụt trong thời gian tới. Theo đại diện một DN tôm ở ĐBSCL, có khả năng thiếu tôm cục bộ trong tháng 5 và tháng 6 đối với các DN có hợp đồng đến hết quý II/2020.

Cơ quan chuyên môn khuyến cáo người nuôi tiếp tục thả nuôi, DN và người dân tối ưu hóa chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm; áp dụng quy trình công nghệ nuôi tôm an toàn để có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, truy xuất nguồn gốc phục vụ cho chế biến. Đối với tôm nuôi đến kỳ thu hoạch cần hỗ trợ người dân kết nối với DN chế biến để tiêu thụ sản phẩm. Với các cơ sở đang nuôi với mật độ dày, tôm cỡ nhỏ cần san thưa để chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí sản xuất...

Quý I/2020, XK tôm đạt 628,5 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, XK sang thị trường Trung Quốc, EU và ASEAN bị tác động giảm bởi dịch COVID-19, XK sang Trung Quốc giảm mạnh nhất (giảm 27%), sang ASEAN giảm 10% và sang EU giảm 4%. Còn XK sang Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Canada và Australia vẫn giữ được tăng trưởng dương lần lượt là 8%, 18%, 5%, 25% và 22%.

Khi các nước sản xuất tôm chính như Ấn Độ và Ecuador cũng đang gặp khó khăn về sản lượng do dịch bệnh, thời tiết, Việt Nam cần đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, sản xuất đón đầu khi dịch bệnh được khống chế, các nước nhập khẩu tôm chính đang thực hiện các gói kích cầu… nên nhu cầu tiêu thụ tôm sẽ tăng cao và hy vọng giá sẽ tăng theo.

Tin mới

Sầu riêng Bình Phước chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
9 giờ trước
Hai tháng qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bất ngờ chuyển sang tình trạng rụng lá, khô cành và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Tin vui: "Cục gạch huyền thoại" của Nokia tái xuất sau 25 năm - Một thứ rất được yêu thích cũng trở lại
9 giờ trước
Nokia 3210 phiên bản mới ra đời nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25, làm lại từ thiết bị được ví như chiếc "điện thoại di động" đầu tiên mà hầu như mọi người đều sở hữu.
'Muốn không bị 'đâm sau lưng', đừng vội mua iPhone, Samsung Galaxy và các flagship mới ra mắt'
9 giờ trước
Lý do được Sohu (Trung Quốc) đưa ra thật sự thuyết phục.
Bi hài Starbucks: Giảm doanh số lần đầu tiên kể từ năm 2020, thương hiệu cà phê 100.000 đồng đổ lỗi tại... 'quá đông nên khách bỏ về' còn CEO thì bị người tiền nhiệm ‘đưa vào thế bí’
8 giờ trước
Người kế nghiệp của CEO huyền thoại Howard Schultz tại Starbucks đã có pha biện minh "đi vào lòng đất" trước các cổ đông. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một "nỗi đau không ai biết" khi bị chính người tiền nhiệm đặt vào thế bí.
Bán 800 ly nước mía/ngày, bã mía chất cao như đống rơm: Các hàng nước giải khát ở TP.HCM "hốt bạc" giữa mùa nóng
7 giờ trước
Trước thời tiết nắng nóng như hiện tại ở TP.HCM, rất nhiều hàng nước giải khát như nước mía, nước dừa tắc... phải hoạt động hết công suất để phục vụ khách hàng.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.042.948 VNĐ / tấn

164.70 JPY / kg

2.30 %

+ 3.70

Đường

SUGAR

10.856.811 VNĐ / tấn

19.43 UScents / lb

0.94 %

+ 0.18

Cacao

COCOA

193.649.772 VNĐ / tấn

7,640.50 USD / mt

1.02 %

+ 77.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.943.621 VNĐ / tấn

205.71 UScents / lb

-3.35 %

- -7.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.086.088 VNĐ / tấn

1,190.42 UScents / bu

2.16 %

+ 25.21

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.346.938 VNĐ / tấn

370.35 USD / ust

1.49 %

+ 5.45

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.049.261 VNĐ / tấn

43.04 UScents / lb

-0.46 %

- -0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải thiều mất mùa, doanh nghiệp giảm sản lượng xuất khẩu
5 giờ trước
Trước thực trạng cây vải thiều không ra hoa, đậu quả, doanh nghiệp xuất khẩu chỉ dám ký nhận cung cấp cho đối tác nước ngoài 20% sản lượng dự kiến trước đó.
Bước đầu xác định tác nhân khiến tôm hùm bông chết bất thường ở huyện Vạn Ninh
4 giờ trước
Ngày 3/5, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III cho biết đã có kết quả khảo sát về tình hình tôm hùm nuôi lồng bị chết bất thường ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, sau khi phát hiện tác nhân gây bệnh đen mang trong tơ mang tôm hùm bông tại thôn Khải Lương, xã Vạn Thạnh và thôn Hà Già, xã Vạn Hưng trên địa bàn huyện này.
Vườn bằng lăng trăm tỷ tốn 1,5 triệu/ngày thuê người tưới, chủ tự hào "cây oách nhất Việt Nam đều ở đây"
12 giờ trước
Vườn của chị Hải, anh Hòa có 450 cây bằng lăng, là thành quả hàng chục năm đi khắp trong Nam ngoài Bắc sưu tầm được.
Cà phê 'ngóng trông' tín hiệu mùa vụ
14 giờ trước
Giá cà phê trong nước cũng như giao dịch trên sàn quốc tế liên tục phá đỉnh lịch sử. Điều này khiến cho không chỉ thị trường trong nước mà ngay cả thị trường thế giới đều đang ngóng trông vào các tín hiệu mùa vụ từ các nước có nguồn cung lớn. Mối lo ngại về vụ cà phê không thuận lợi ở Brazil và Việt Nam đang tích cực hỗ trợ giá cà phê lên cao.